Hiệu trưởng trường ĐH FPT Lê Trường Tùng: Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề
nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo
dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ đi cấp Trung học phổ thông (THPT).
Khi đó thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học CĐ hoặc học dự bị ĐH trước khi vào ĐH.
Khi học trung học, học sinh có thể chọn 6-7 môn, chứ không phải học tất
cả các môn như hiện nay. Các nước theo mô hình giáo dục Anh quốc –
chẳng hạn như Singapore – đang triển khai giáo dục phổ thông theo dạng
này.
1. "LÃN ÔNG" LÊN TIẾNG GỬI NGƯỜI LỚN
Phạm Toàn
Lịch sử có nhiều hiện tượng lặp lại, song khó có
thể tin rằng con người bao giờ cũng có ý thức đúng về những diễn biến
giống nhau.
Chẳng hạn như chuyện bạn học sinh lớp 12 tự làm clip phát biểu về nền
Giáo dục nước nhà năm 2013. Liệu bạn đó có ý thức mình đang là kẻ nổi
loạn hay không? Liệu trong một mức độ nào đó, bạn có thấy là mình đang
làm lại hành vi của nhiều học sinh trường Bưởi đầu thế kỷ trước như Đặng
Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khắc Viện ... nay nhắc lại thấy như một
thời nào đó đã lùi xa ... quá xa khỏi ký ức người đương thời hôm nay
vào năm 2013 này?
Còn xa hơn sâu hơn nữa vào Lịch sử, em học sinh lớp 12 đã tự gọi mình
là "kẻ lười biếng". Song sự so sánh đó chắc chắn chỉ là tình cờ. Người
học trò Việt Nam của năm 2013 ấy làm sao đủ trình độ, đủ ý thức, đủ can
đảm và đủ cả liều lĩnh so sánh mình với "kẻ lười biếng quê vùng biển" là
Hải Thượng Lãn ông!
Đơn giản thế này thôi: chàng trai lớp 12 trong clip tự quay chỉ mới
có nổi một ý thức phản kháng đủ để anh lên tiếng gửi người lớn, gửi tất
cả những người lớn có trách nhiệm trước sự nghiệp giáo dục của đất nước
một lời dõng dạc này thôi: "Này, người lớn, các vị hãy nhìn vào chúng
tôi đây, hãy nhìn kỹ những sản phẩm ra lò của các vị đây: thế hệ học trò
chúng tôi đây, một lũ ngu và lười".
Câu nói ấy gợi cho tất cả chúng ta một liên tưởng: chỉ là "thế hệ
chúng tôi" thôi ư? Còn thế hệ các vị, thế hệ đã đúc khuôn thành chúng
tôi thì sao? Đã gọi là liên tưởng, thì liên tưởng này nhất thiết sẽ dắt
dây sang một liên tưởng khác cho đến một liên tưởng gần như kiệt cùng:
các vị đã tổ chức nền giáo dục ra sao, theo hình ảnh nào để chúng tôi
đến nông nỗi này - để chúng tôi thành một lũ ngu và lười, liệu các vị có
thoát khỏi trách nhiệm trước tình trạng ấy không?
Chàng trai trong clip ấy không nói thẳng hết ý nghĩ "nổi loạn" của
thế hệ mình. Chàng trai ấy chỉ tập trung nêu câu hỏi: học biết bao nhiêu
những "thứ đó" nhưng học để làm gì? Đây là câu hỏi khó trả lời ngay cả
đối với khá nhiều người lớn. Bởi suy cho cùng thì mục đích học của họ
cũng chỉ là để có một mảnh bằng "chính chủ" cộng thêm văn bằng hai văn
bằng ba văn bằng bốn, cuối cùng cũng chỉ để nhăm nhe một chức quan to
nhỏ, và chỉ đến thế thôi.
Và trong suốt quá trình học, thì việc tự tìm đến tri thức bị coi là
phụ, mà cả cuộc đời học đường hầu như chỉ là chuyện thi cử, suốt đời thi
cử, mươi hai năm đằng đẵng thi cử... để làm gì? Chàng trai trong clip
đã nói toạc ra: nếu không có chuyện thi, liệu còn có ai chịu học bài?
Rõ ràng, trong câu hỏi ấy, người học trò "ngu và lười" bộc lộ nguyện
vọng của mình rằng anh ta muốn học, học, và học, học khổ đến bao nhiêu
cũng được, nhưng không chấp nhận cái khổ của thi cử, không bằng lòng coi
thi cử như một kích thích cho việc học.
"Kẻ lười biếng" đang gây xôn xao thế giới mạng |
Nguyện vọng ấy nếu được thực thi sẽ bẻ gãy cái roi của những nhà giáo
dục các cỡ. Roi từ gia đình, từ họ tộc, từ truyền thống trường, từ
những khu phố văn hóa đầy ma túy và bạo lực, và từ những cuộc ganh đua
"chăm phần chăm" - áp lực của thói quen tư duy trong một nền văn hóa của
số lượng và của sự thô kệch, nơi các "nhà văn hóa" chỉ nhìn thấy sức
mạnh giả định trong đám đông, nơi đó tất cả những Einstein những Gandhi
và những Charles Chaplin chụm lại cũng chỉ có thể chiếm 1 phần trăm sau
nhiều số không đứng sau dấu phẩy!
Dường như ta có nghe thấy em học sinh lớp 12 trong clip đó nói thế này: chúng con kính trọng các thày, nhưng xin thày hãy thoát ra khỏi cách diễn giải vẫn còn thiếu thẳng băng, đòi thế tục hóa nền Giáo dục khỏi mọi chủ thuyết.
Dường như em học sinh lớp 12 vô danh đó đang nói thay các thế hệ tương lai, rằng các thày hãy Tự do trong giảng dạy và trong hành động. Tự do là cái Quyền thiêng liêng nhất mà Tự Nhiên phú cho con người. Có ai cấm các thày tạo ra những bộ sách mới theo chương trình học mới làm hả hê thỏa thuê nguyện vọng chấn hưng đất nước của các thày? Ngay cả ở bậc đại học là bậc phải dành lấy quyền tự chủ mà các thày cũng cứ bó tay cho sự Tự do trôi tuột đi mất, thế thì lũ trẻ con "ngu và lười" chúng em còn biết trông cậy vào đâu nữa?
Các thầy hãy hành động tự do như trí tuệ tự do của các thày thôi thúc. Còn về phía xã hội, những nhà lãnh đạo phải có sứ mệnh dân chủ hóa cuộc chạy đua tự do vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa và giáo dục của dân tộc. (Dân chủ hóa nói ở đây nghĩa là đối xử không phân biệt với mọi khuynh hướng sáng tạo văn hóa và giáo dục khác nhau).
Nhưng giữa hai khuynh hướng Tự do và Dân chủ ấy, thì cần coi trọng khuynh hướng thứ nhất hơn. Dân chủ thì trước sau gì rồi cũng sẽ tới với cuộc sống xã hội. Nhưng Tự do là cái có sẵn trong từng con người sáng tạo. Sản phẩm của Tự do cách tân nền Giáo dục cho cả một Dân tộc sẽ xóa sổ những thứ tự do vờ vịt cốt nuốt trôi lợi nhuận một trường tư thục là cùng.
Trong Tự do có sự thi đua lành mạnh của những tài năng đích thực vì nước vì dân. Hình như chàng trai lớp 12 chân thành hùng biện trong clip tự quay đòi hỏi cuộc sống hành xử Tự do và Dân chủ trong Giáo dục như vậy.
(Theo Tiasang.com )Dường như ta có nghe thấy em học sinh lớp 12 trong clip đó nói thế này: chúng con kính trọng các thày, nhưng xin thày hãy thoát ra khỏi cách diễn giải vẫn còn thiếu thẳng băng, đòi thế tục hóa nền Giáo dục khỏi mọi chủ thuyết.
Dường như em học sinh lớp 12 vô danh đó đang nói thay các thế hệ tương lai, rằng các thày hãy Tự do trong giảng dạy và trong hành động. Tự do là cái Quyền thiêng liêng nhất mà Tự Nhiên phú cho con người. Có ai cấm các thày tạo ra những bộ sách mới theo chương trình học mới làm hả hê thỏa thuê nguyện vọng chấn hưng đất nước của các thày? Ngay cả ở bậc đại học là bậc phải dành lấy quyền tự chủ mà các thày cũng cứ bó tay cho sự Tự do trôi tuột đi mất, thế thì lũ trẻ con "ngu và lười" chúng em còn biết trông cậy vào đâu nữa?
Các thầy hãy hành động tự do như trí tuệ tự do của các thày thôi thúc. Còn về phía xã hội, những nhà lãnh đạo phải có sứ mệnh dân chủ hóa cuộc chạy đua tự do vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa và giáo dục của dân tộc. (Dân chủ hóa nói ở đây nghĩa là đối xử không phân biệt với mọi khuynh hướng sáng tạo văn hóa và giáo dục khác nhau).
Nhưng giữa hai khuynh hướng Tự do và Dân chủ ấy, thì cần coi trọng khuynh hướng thứ nhất hơn. Dân chủ thì trước sau gì rồi cũng sẽ tới với cuộc sống xã hội. Nhưng Tự do là cái có sẵn trong từng con người sáng tạo. Sản phẩm của Tự do cách tân nền Giáo dục cho cả một Dân tộc sẽ xóa sổ những thứ tự do vờ vịt cốt nuốt trôi lợi nhuận một trường tư thục là cùng.
Trong Tự do có sự thi đua lành mạnh của những tài năng đích thực vì nước vì dân. Hình như chàng trai lớp 12 chân thành hùng biện trong clip tự quay đòi hỏi cuộc sống hành xử Tự do và Dân chủ trong Giáo dục như vậy.
2. THƯ GỬI "KẺ LƯỜI BIẾNG"
Nguyễn Huy Cường
Thân gửi em,
Bài nói chuyện của em trên YouTube suýt làm tôi
rơi nước mắt. Tôi xúc động vì nhiều lẽ. Trước hết, em làm tôi nhớ lại
thời học sinh của mình. Tôi cũng từng có nhiều suy nghĩ rất giống em,
nhưng khi ấy suy nghĩ của tôi còn vụn vặt và tôi không có khả năng diễn
đạt thành lời như em bây giờ. Ai đến tuổi thì cũng phải đi học. Và tôi
cũng vậy. Nhưng chỉ trừ những năm cấp một, những năm còn lại đối với tôi
là những chuỗi dài mệt mỏi của thi cử và điểm số.
Tôi cần điểm
số để đạt danh hiệu này danh hiệu nọ và để cuối cùng vào được đại học,
vì tôi tin rằng chỉ khi vào đại học tôi mới có một tương lai tươi sáng
để tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Rồi rốt cục tôi cũng vào
được đại học, có nghề nghiệp ổn định, và cũng đã có khả năng tự lo cho
bản thân và phụ giúp gia đình như tôi từng mong muốn. Vậy thì tại sao
tôi quá xúc động khi nghe em nói ra những suy nghĩ của mình?
Không
phải những gì em nói bị nhiều người xem là vớ vẩn sao? Không phải em
nên ngoan ngoãn vâng lời và tiếp tục học hành bình thường sao? Không. Em
đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ thật lòng mình mà ít người dám nói,
là em không chấp nhận hệ thống giáo dục cứng nhắc, quá chú trọng thành
tích mà thiếu quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc, và đam mê của học sinh, và
của cả giáo viên. Những gì em nói cần được nhiều người lắng nghe — và
nghe cho thật rõ.
Em làm tôi nhớ lại lúc tôi học thuộc lòng bài
văn mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, hay những lúc học mẹo
môn sử để chuẩn bị thi tú tài. Hình như lúc ấy tôi xem những chuyện này
là bình thường, nhưng giờ nghĩ lại không hiểu sao tôi cảm thấy rùng
mình. Hệ thống giáo dục chạy theo thành tích đã đẩy tôi, em, và cả thầy
cô giáo của chúng ta vào thói quen thiếu trung thực và vô cảm.
Tôi
xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông
minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết
phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.
Tôi cũng bắt gặp hình ảnh của
Dewey và Foucault trong những gì em nói. Em giúp tôi hiểu triết lý giáo
dục mà Dewey và Foucault đề xướng một cách sinh động và cụ thể hơn. Khi
nghe em nói, tôi dễ dàng hình dung ra một học sinh trung học đang thiếu
vắng nụ cười của sự say mê trên môi vì mải chạy theo thi cử.
Người
học sinh đó có thể vẫn cười nói vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tuyệt
nhiên không phải vì say mê môn học. Người học sinh đó có thể là em, mà
cũng có thể là tôi của mười mấy năm trước, và cũng có thể là biết bao
sinh viên, học sinh khác hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Cũng giống
như tôi, các em rồi cũng sẽ ra trường, cũng có việc làm, rồi cũng nhớ ơn
những thầy cô đã từng dạy dỗ mình suốt những năm phổ thông và đại học.
Nhưng chắc chắn các em cũng sẽ không quên những phút giây căng thẳng,
buồn chán, thậm chí phẫn uất vì bị nhồi nhét trên ghế nhà trường mà lẽ
ra các em không phải chịu đựng.
Nhưng chắc rồi nhiều người trong
các em cũng sẽ dần dần xem đó là chuyện đã qua, như là một trải nghiệm
mà ai cũng phải có, để rồi các em lại bắt buộc con cái của mình tiếp tục
đi trên con đường đó. Tôi xúc động vì cậu học sinh lớp 12 là em dám
sống thật lòng mình và lên tiếng chống lại lối giáo dục mà em và tôi đều
nghĩ là thiếu nhân bản.
Tôi đồng ý với em là một người có thể
trở thành kỹ sư, bác sĩ, hay tiến sĩ, nhưng trong tâm hồn có khi cũng
chỉ là nô lệ của bằng cấp, của thi cử, của cách suy nghĩ giáo điều mang
tính áp đặt mà nhà trường hiện đang tạo ra. Và chính những người này lại
tiếp tục tạo ra những tâm hồn nô lệ mới, cũng bằng cách nhồi nhét và áp
đặt ý tưởng của mình lên những người khác.
Em cũng làm tôi xúc
động khi nói về đam mê của em và bạn bè em, vì nói thật tôi cũng đang
vật lộn với đam mê của chính mình. Tôi và em không phải là ngoại lệ.
Biết bao nhiêu người chọn nghề vì nghề đó hái ra tiền chứ không phải vì
đam mê. Hái ra tiền không phải là điều sai, nhưng không được làm những
gì mình đam mê thì cũng thật đáng buồn. Và nhiều người không biết đam mê
thật sự của mình là gì — vì họ đã quen chạy theo những trào lưu và định
chế xã hội đến nỗi quên đi cái tư lương trong sáng của mình, cái tư
lương vốn có khả năng cho mình biết mình là ai và mình thích điều gì.
Không
phải chỉ một học sinh lớp 12 như em không biết mình thích gì, mà một
người 30 tuổi như tôi có khi vẫn vật lộn với câu hỏi đó. Tôi đồng ý với
em là nhà trường cần có khả năng phát hiện và nuôi dưỡng lòng đam mê của
học sinh, không phải làm ngược lại. Điều này tôi đã nghe người ta nói
quá nhiều ở trường sư phạm, nhưng mấy ai đã thực sự làm được trong môi
trường giáo dục Việt Nam hiện nay?
Tôi cũng xúc động vì em làm tôi
nghĩ đến con đường tương lai của mình. Tôi đang học về ngành giáo dục
với những con người đầy tâm huyết, đạo đức, và nhân văn. Nhưng tôi sẽ đi
theo con đường nào đây? Liệu tôi có dám dấn thân để đi theo con đường
đạo đức và nhân văn đó, hay tôi sẽ đặt nặng hơn phần cơm áo gạo tiền?
Trong
mấy chục năm qua, nhiều thế hệ thầy cô giáo Việt Nam đã bị đặt trong
một hoàn cảnh hết sức khó khăn của cơm áo gạo tiền rồi. Họ cũng muốn hết
lòng dạy dỗ học sinh, nhưng họ cũng không thể quên chuyện cơm áo gạo
tiền, quên trách nhiệm nuôi sống gia đình và con cái của mình. Dù nhiều
thầy cô giáo giờ đây đã có thể sắm xe hơi nhà lầu nhờ vào dạy thêm và
những công việc bên ngoài, nhưng tận sâu trong tâm hồn, tôi vẫn nghĩ họ
là những người thiệt thòi nhất. Thiệt thòi vì họ có cảm giác không làm
tròn phận sự của người thầy mặc dù họ có những lý do chính đáng nhất.
Ở
một xã hội mà người giáo viên được trả mức lương thấp hơn mức sống tối
thiểu, thấp hơn cả lương của một công nhân nhà máy, thì chúng ta cũng
không thể mong chờ gì nhiều hơn ở người thầy. Một xã hội mà trong đó
người lao động không kiếm đủ cái để ăn đã là một xã hội tệ. Một xã hội
mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật
vật lo cho cuộc sống của mình là một xã hội còn tệ hơn nhiều. Một xã hội
như thế không thể tiến bộ được. Những tiến bộ thấy được, nếu có chăng,
cũng chỉ là tiến bộ nhất thời, hay chỉ là phồn vinh giả tạo mà thôi.
Bài
nói chuyện của “kẻ lười biếng” thật hay vì nó gợi lên trong tôi rất
nhiều suy nghĩ về bản thân, về đồng nghiệp, về học trò, và về tương lai
của đất nước Việt Nam. Và nó rất thật. Không, em không lười biếng chút
nào hết. Đúng như em nói, không có học sinh nào lười biếng cả. Tôi mong
em sẽ thành công theo cách em muốn và trong tương lai em sẽ làm được
nhiều việc lớn lao cho đất nước. Nói nhỏ cho em biết, thi cử và bằng cấp
đang là một căn bệnh đang lây lan khắp toàn cầu, chứ không chỉ ở Việt
Nam đâu em.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Tác giả đang nghiên cứu sinh ở Mỹ về giáo dục Mỹ.
Tác giả đang nghiên cứu sinh ở Mỹ về giáo dục Mỹ.
Hãy xem toàn bộ clip
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét