Trang

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ

HG: Gần hết tháng ngâu mới nhớ ra chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Nhớ thở nhỏ được ba mình dạy một bài hát kể về chuyện này. Chép lại đây theo trí nhớ (tìm trên mạng chẳng thấy tung tích gì): "Những ngày theo lẽ tàn phai/ Những mùa thu gợi nhớ người- Ngưu Lang/ Chăn trâu ấy gã ngang tàng/ Bén duyên khung cửi nên mang ngậm ngùi/ Vì thương lỗi cả lệnh trời/ Cho nên mới phải mỗi người một phương.../ Chàng Ngưu buông tiếng thở dài/ Hận này mang đến kiếp ngàn đời sau/ Cách sông mờ mịt một màu/ Hàng năm chỉ có gặp nhau một lần."

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Một sứ thần nước Nam: Giang Văn Minh

Bùi Văn Bồng: Nên hiểu kỷ niệm 27/7 không chỉ tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các liệt sĩ, thương binh từ thời chống Pháp trở lại đây. Phải hiểu rằng chúng ta tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, thương binh, những người đã đổ xương máu vì độc lập tự do của tổ quôc trong suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân tra cứu các nguồn thông tin tư liệu lịch sử, xin kể câu chuyện về một liệt sĩ, anh hùng đã hy sinh cách đây hơn 400 năm, đó là Giang Văn Minh.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Sắp đến ngày 27 tháng 7, tìm đọc...


XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SĨ VÔ DANH
                                    Văn Hiền

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh lớn lên cùng lưỡi cày lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Một vụ xử án...

HG: Cảm giác kính phục và ngưỡng mộ về những lời trước tòa của bị cáo- một người thầy không chỉ giàu kiến thức, giàu tâm hồn mà còn can đảm biết bao!
Thầy là ai? Sao mình chưa tìm thấy ai nói rõ hơn tên tuổi của Thầy?
--------------------------------------

Vụ xử án một giáo viên dạy văn

Nhà văn Phạm Thị Hoài (trích): Trong đoạn trích sau đây, luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) thuật lại lời đối đáp giữa chánh án và bị cáo ở một vụ xử án mà ông cho là “quái lạ duy nhất được biết trong lịch sử ngành tư pháp văn minh ngày nay“. Theo lời kể của ông, “sau khi tiếp quản Hà Nội, các lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh để tòa kết án một giáo sư dạy văn đã đầu độc tâm hồn sinh viên vì đã giảng dạy tác phẩm có tên là "Nỗi cô đơn" [*] (L’Isolement) của nhà văn người Pháp Lamartine“. Vị quan tòa này đồng thời là Tổng Thư kí Đảng Xã hội, phân bộ Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bị cáo là một giảng viên đại học tại Hà Nội, không đi theo kháng chiến. Ông bị tuyên án 4 năm tù. Đó là năm 1954.
(...) 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Không đề 4

Đọc tin bài, nhìn những bức ảnh nhà báo chụp mà đau thắt cả ruột, đến nỗi đã định đăng lên mà lại gỡ xuống... Tự nhủ đọc thế là nhiều rồi, còn mang về làm gì- để cứ phải nhìn thấy mãi?!
 ... Nhưng nếu không viết ra câu nào, cũng không chịu được...

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Mùa hè rớt



MÙA HÈ RỚT
                                                                   Olga Berggoltz
                                                           Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ
                                                           Cái nắng êm ru, màu trời không chói
                                                           Mùa hè rớt - cho những người yếu đuối
                                                           Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu  xuân.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Chuyện Bá Nha- Tử Kỳ

                                                                                             Truyện ngắn
                                                                                                                       (Khuyết danh)

http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2012/12/04/0d1bb711aba848888ee45448a7e791ff.jpg

                                Tử Kỳ di hận thân tiên khứ
Bá Nha suất cầm tạ tri âm
     

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Giao trứng cho ác

                                                                                            Tản văn
                                                                                                                         Thảo Hảo (*)

      Hãy làm bài tập nhỏ này:

Tìm từ trái nghĩa của các từ sau:
1. Nàng dâu
2. Chị dâu
3. Con rể
4. Chú
5. Dì

*

       Bạn chịu khó làm một tí, rồi hẵng đọc tiếp…

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Bỏ ưu tiên cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng

HG: Mình chỉ trích đoạn tin mới tinh thôi, vì mấy hôm đọc nhiều về cái chuyện này đến bội thực...

BỎ ƯU TIÊN CỘNG ĐIỂM CHO MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
                                                                                                                                         Hoàng Thùy

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Nhà tiên tri


1. Tiểu sử

      Nguyễn Bỉnh Khiêm  sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, thân phụ ông là cụ Văn Ðình người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh, sau được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, thân mẫu ông là Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ có học vấn cao... Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương của gia tộc. Ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Thơ senryu

                                                                                                            Khảo luận (trích)
                                                                                                                                  Lê Thị Bình
          Thơ senryu là một loại thơ “chị em” với haiku. Vậy thơ senryu khác với thơ haiku như thế nào?
Giống nhau:
- Haiku và senryu đều bắt nguồn từ thể thơ renga (liên ca) - một thể thơ thịnh hành vào thời Muromachi ở Nhật Bản - của haikai (bài hài).
- Về hình thức cả hai đều là dạng thơ ngắn, định hình,có cấu trúc truyền thống là 5-7-5 âm tiết.
- Về tính chất thì cả hai thể thơ này có nét tương tự khi biểu hiện những nét tinh tế của đời sống con người và mang tính hài hước.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Mùa thi đại học, nhớ một bài văn...

                                                                                                                         Hà Minh Ngọc (*)
Đề bài: "Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em.” 

Bài làm
                                      
Bản chất của thành công

       Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Những điều ít biết về Puskin vĩ đại

HG: "Vớ" phải những bài viết thế này vài lần, mình có ý nghĩ: Với những tác giả mà có tác phẩm mình yêu thích, tốt nhất đừng có đọc về những ngõ sâu ngóc ngách trong đời thực của họ (nghĩ thế chứ mình khó mà thực hiện được!). Đấy, hồi mới biết thơ Xuân Diệu, mình thích lắm, thế rồi va phải ít tư liệu... Sau này đọc những vần thơ yêu thích cũ cứ bị ám ảnh, thấy ghê ghê- 10 phần may lắm còn 7 ... :(( . Về Puskin,  những bản dịch thơ của Thúy Toàn vốn thấy tuyệt, vậy mà bài này- một bài chả đặc sắc: cái không mới thì viết nghèo, cái làm mình "sốc" thì chỉ trong một đoạn ngắn cũn- mà đủ làm mình ghê ghê nốt, chán thế! Biết thời đại ông đã xa lắc; biết những thi sĩ đắm mình trong những dòng thơ tình lãng mạn thì đời sao sao là chuyện thường... thế mà ngó lại những bài thơ vẫn thấy lòng lạnh tanh, tiếc quá! Phải tự khuyên nhủ mình "hâm" vừa thôi! người lớn đàng hoàng rồi- tiếp xúc mọi sự thật được rồi còn gì! Vả lại đây văn chương- kia đời thực, đừng nghĩ lẫn lộn...  
Khá hơn rồi, tự cho phép mình đưa bài vào blog như lưu lại một khoảnh khắc. :)