Trang

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Tám tính cách của người có giáo dục dưới góc nhìn của Chekhov

HG: Xung quanh đã, đang có nhiều điều dối trá, có lúc mình phải thoả hiệp để yên thân, nhưng mình không yên thân, bởi mình vẫn đau đớn...

"Họ thật thà và sợ điều dối trá như sợ bỏng. Đến các việc vặt họ cũng chả dám nói sai sự thật. Sự dối trá sẽ xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe..."

Mình đau đớn vì mình chưa xứng đáng là người có giáo dục.

(ST)

Anton Chekhov (1860-1904) – nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga – đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình. Ông có người anh ruột Nicolai (1858-1889) là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người anh coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích…

 “Matxcơva, 1886

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Buồn tàn thu

Nghe ca khúc Buồn tàn thu- ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện:


Phạm Kim

  "Buồn tàn thu" là một tuyệt tác của nhạc sĩ Văn Cao. Xin nhắc lại Văn Cao sinh năm 1923 tại Hải Phòng, học tại trường Pháp rồi trường nhà dòng. Năm 15 tuổi, gia đình sa sút, Văn Cao phải bỏ học đi làm. Rối sau đó dọn lên Hà Nội.

  Tại Hà Nội, ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Ca khúc này được xem là bước đầu cho sự nghiệp văn nghệ nhạc-họa-thơ đầy phong phú của ông về sau.

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

LẮNG NGHE NƯỚC MẮT

 Nguyễn Duy

1.
Về
về
về
về quê!
từng đoàn người lao đi
mưu sinh
từng đoàn người lao về
tị nạn
tị nạn nơi quê hương mình.