Trang

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Khi còn bé tôi đọc sách

 Nguyễn Đức Tùng

HG: Một tùy bút khá dài- của một nhà văn người Việt hiện đang định cư nước ngoài, vốn sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh không gian và thời gian đã lùi xa-  nhưng đem lại cho mình cảm giác gần gũi, với nhiều suy tư hoài niệm và mối đồng cảm về sự đọc. Con biết ơn ba mẹ đã cho con một thời niên thiếu ham đọc, cái "ham" đó theo con đến bây giờ, góp phần lớn làm nên con ngày nay. Con cũng vui vui vì mình đã và đang góp những việc nhỏ cho sự đọc hiện tại của những người trẻ mà con có thể tác động... Nếu hiệu suất thấp, con cũng vẫn vui với cái mong muốn đó ở mình thôi!

"...Một đứa trẻ lớn lên không đọc sách văn chương, nhất là sách thiếu nhi, sẽ đánh mất nhiều khả năng: khả năng suy nghĩ, khả năng giao tiếp, đức tính hy sinh, sự mơ mộng, trí tưởng tượng. Văn học thiếu nhi giúp cho trẻ con tưởng tượng; không có trí tưởng tượng chúng không lớn lên được."

"...Khi đọc xong một cuốn sách tôi đi ra đường với cảm xúc dị thường, như thể tôi sở hữu một viên ngọc trong túi áo, niềm hi vọng mà không người nào có được, sự thấu hiểu các bí mật, một sức mạnh ngấm ngầm chỉ tôi mới biết. Tôi mang điều ấy đi giữa những người khác, im lặng, khiêm tốn, không chia sẻ với ai, lòng kiêu hãnh ngấm ngầm."

"...Đối với nhiều người, đọc là hành động riêng tư: người ta đọc trong im lặng, một chỗ ngồi kín đáo. Nhưng trẻ em cũng cần được dạy rằng đọc là hành động tập thể. Học sinh cần tập đọc trước lớp, tập diễn thuyết, thanh niên cần tập đọc trước thính giả và khán giả, và lắng nghe đối thoại của người đến nghe. Truyền thống đọc sách công cộng tiếc thay không phổ biến ở người Việt Nam, và hình như ngày càng lụi tàn. Đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nhận ra người Việt không có thói quen trò chuyện trước đám đông, đọc tác phẩm cho người khác nghe. Người Việt nói chung có tính nhút nhát khi ra ngoài, không quen đối đáp với người ngoài, và những người như thế về mặt tâm lý học sẽ chuyển dịch năng lượng của họ vào việc khác: lắng nghe lời đồn, thích đả kích nhau trong nội bộ, không quen tỏ ra khâm phục, không sẵn sàng đối thoại."

"...Một đứa trẻ không hề nghĩ đến tác dụng giáo dục của tác phẩm. Vả lại một câu thơ hay, một truyện ngắn hay cũng chưa chắc đã mang lại cho tôi bài học luân lý nào. Tuy vậy, dù tác giả có ý định hay không, một tác động văn hóa thế nào cũng xảy ra nơi người đọc. "

"...Tiểu thuyết là những câu chuyện không có thực, nhưng chúng lại thực hơn cả ngoài đời. Đó sự thực bên trong. Các nhà văn đừng dạy cho trẻ con lòng căm thù, dù đôi khi trong đời sự căm thù là chính đáng và cần thiết. Cuộc đời sẽ dạy cho chúng điều ấy mau lẹ hơn chúng ta, cũng như thói chửi tục, bạn không cần phải vội. Hãy dạy cho chúng cái khác, cái đẹp thơ mộng có vẻ không có thực chẳng hạn. Nếu một người có một trăm cuốn sách quan trọng trong đời, năm mươi cuốn sẽ được đọc trong thời thơ ấu. Những cuốn ấy nếu bạn không đọc trước năm mười bảy tuổi, thì bạn sẽ mất chúng. "

...

(Trích)

----------------------------------------------------

Nhật ký Yale: Ngày nịnh học sinh

HG: Đọc cái này hài hài, nhưng cũng góp phần nào để hiểu sao SV  VN nếu có cơ hội là cứ muốn bươn sang "Tây" để học (mình không tính trường hợp ngộ nhận bản thân hoặc đi để lấy "màu"). Mong GD ĐH ở VN tiến bộ hơn nữa!  Mà muốn thế, cần đồng bộ... (Nói cái này lại động  "húy", nên tạm nghẹn lời).
GS Toán học Vũ Hà Văn thường có những bài viết dí dỏm, kể các câu chuyện xảy ra nơi ông giảng dạy - Trường ĐH Yale (Mỹ). Các bài viết này được GS gọi là "Nhật ký Yale". Dưới đây là một câu chuyện như vậy.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

VỤ NHÂN VĂN GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN CỦA ĐẠI TÁ CÔNG AN

 HG: Dài, hay. Mình đọc mấy ngày mới hết, nhưng không thể bỏ qua...  

Khi bạn biết một chút, và bạn không bằng lòng với một nửa sự thật, bạn sẽ muốn biết thêm một ít nữa, một ít nữa, và nữa... Nói một cách ưu ái, thì gọi là ham hiểu biết; còn phũ phàng một chút, có thể cho là tò mò, tọc mạch... Gì cũng được! Vì bản chất của mình không vì thế mà thay đổi=)))

Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo (đề từ cho bài đăng trên blog NTT.ORG): Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Điều ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethoven

 HG: Mình xin hứa sẽ tập chơi lại bản này một cách tử tế...

Thanh Nhã

 

Sonata Ánh trăng có thể nói là một bản nhạc đánh dấu sự thay đổi trong phong cách sáng tác âm nhạc của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven. Nó vừa có một cái gì đó như là tiếc thương, mất mát, vừa có những lời nguyện cầu, vừa có sự dữ dội như bão tố. Đằng sau bản sonata nổi tiếng này là rất nhiều câu chuyện…

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Thông điệp từ một đêm trăng

 Nguyễn Quang Thiều.

Đêm qua tôi chợt tỉnh giấc. Ngay lúc đó tôi nhận ra căn phòng tôi tràn ngập ánh trăng. Tôi ngồi dậy, đến bên của sổ. Đêm nay có lẽ sắp rằm. Trăng tròn quá và trong quá. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn trăng trên bầu trời từ một xứ sở xa lạ. Vầng trăng có gì khác khi tôi nhìn từ nơi này? Không có gì khác cả. Chỉ có nỗi nhớ cố hương từ nơi này trong một đêm trăng im ắng. Và lúc đó, tôi chợt nhớ đến câu thơ của nhà thơ Việt Phương: "Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ" (*).

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

XIN CHO TÔI (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly

HG:  Cho những ngày đau thương... Lòng tôi là một vườn của những cảm xúc hỗn độn- đau xót, kinh ngạc, giận dữ và...bất lực .



Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Có phải em mùa thu Hà Nội

CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI

Sáng tác: Trần Quang Lộc.
Thơ: Tô Như Châu
********************************


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Thủ bút của Trần Trọng Kim- Thư gửi Hoàng Xuân Hãn

HG: Sắp hết tháng Tám rồi, thời gian sao mà trôi nhanh quá! "Tháng Tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?..."

 Nguyễn Đức Toàn (Viện nghiên cứu Hán Nôm)

Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng giấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư việnĐối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ Thần – Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Ngày 27 tháng 7

    
Làm Dâu

                                                Trần Mạnh Hảo

Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi
Hứa hôn với lính lâu rồi
Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Nguồn gốc ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6

1. Từ tiểu sử của một nhân vật cao cấp của Đức Quốc xã.
Sinh năm 1904 ở gần thành phố Leipzig, Reinhard Tristan Eugen Heydrich là con trai của một nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ opera hạng hai của Đức. Hồi còn trẻ, Heydrich là một nghệ sĩ violon tài năng đồng thời là một vận động viên điền kinh đã từng tham gia nhiều cuộc thi bơi lội và chạy vượt rào. Năm 1922, Heydrich gia nhập lực lượng hải quân Đức và leo được đến quân hàm thiếu úy trước khi bị đuổi khỏi quân đội do vướng vào một vụ scandal tình ái. Năm 1931, Heinrich Himmler, lúc đó là Trưởng phòng phản gián của lực lượng SS, đã quyết định chiêu nạp Heydrich. Bởi tổ chức SS đang trở nên ngày một quan trọng nên vai trò của Heydrich trong đảng phát xít cũng ngày một tăng. Ông ta trở thành cánh tay phải của Himmler, giúp Himmler và đảng này trong cuộc tranh giành quyền lực. Năm 1934, Heydrich được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Gestapo, lực lượng cảnh sát mật đáng sợ nhất của SS.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Thẩm phán Phùng Lê Trân - Người đã tuyên Tạ Đình Đề vô tội

HG: Niềm tự hào nho nhỏ vì quê ngoại Bát Tràng của mình sinh ra người liệt nữ là bà Phùng Lê Trân, nhà ông bà ngoại lại có chút dây mơ rễ má... 
Tính cách và học vấn của nhiều nữ nhân Bát Tràng mà mình biết, thật không tầm thường.
Từ năm 1960, nước VN dân chủ cộng hòa xóa bỏ Bộ Tư pháp. Năm 1975 sau khi thống nhất 2 miền Nam- Bắc, Bộ Tư pháp được thành lập trở lại. Phiên tòa xử Tạ Đình Đề  diễn ra vào tháng 6 năm 1976. Có những phiên tòa đi vào lịch sử như một hình mẫu thế, có những phiên tòa lưu lại lịch sử như là vết nhơ...

-----------------------------------
NGUYỄN PHAN KHIÊM - Hơn 40 năm trước, phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề - một bị cáo khác thường, gây nên sự chú ý đặc biệt ở Hà Nội. Thẩm phán đã tuyên Tạ Đình Đề không phạm tội, trong niềm vui vỡ òa của hàng ngàn người theo dõi phiên tòa. Thẩm phán đó là bà Phùng Lê Trân, năm nay tròn 10 năm ngày bà về với tổ tiên.
(Bài đăng trên Tapchitoan.vn  20/10/2017 và nhiều báo mạng khác).

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

LƯU QUANG VŨ : TỪ THI CA ĐẾN TƯỢNG ĐÀI SÂN KHẤU

HG: "... Lưu Quang Vũ đã làm được công việc khổng lồ : viết hơn 50 vở kịch, đạt tới kiệt tác như “Hồn Trương Ba da hàng thịt, ...”"; "Nhạc sĩ Phạm Duy ca ngợi kiệt tác “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Vũ hay ngang Hamlet của William Shakespeare." . Ôi xúc động làm sao!  Mình đã từng nói những lời y như vậy sau khi đọc tác phẩm. Mình là đứa vô danh tiểu tốt, phát ngôn của mình chả có ý nghĩa gì, nhưng là một nhà thơ, nhà phê bình văn học vô cùng sắc sảo; hay một nhạc sĩ lão làng tên tuổi hàng đầu của Việt Nam nói, thì khác hẳn rồi! Vậy thì ai chưa đọc xin hãy lắng nghe, hãy đọc "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ nhé!  Đừng để một kiệt tác như thế đi ngang qua đời mình mà xa lạ vẫn hoàn xa lạ.
( Nhân 72 năm ngày sinh của nhà thơ lớn, kịch tác gia thiên tài Lưu Quang Vũ)
Trần Mạnh Hảo
Năm 1974, sau khi bản thảo tập thơ “Trường Sơn của bé” của Trần Mạnh Hảo gửi từ Miền Nam do nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cầm ra Hà Nội từ Lộc Ninh, trao cho nhà thơ Trinh Đường, được in tại Hà Nội, Lưu Quang Vũ lúc đó đang làm hợp đồng biên tập với nhà xuất bản “Văn Nghệ giải phóng” do ông Hà Mậu Nhai làm giám đốc, đã có bài khen tập thơ viết cho thiếu nhi của chúng tôi khá nồng nhiệt, in trên trang văn nghệ báo “Thiếu niên tiền phong”. Ngay sau đó, vợ nhà thơ Lưu Quang Vũ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng viết thêm một bài khen ngợi tập thơ “Trường Sơn của bé” của Trần Mạnh Hảo rất hay, in trên báo “Văn Nghệ”. Ngày đó, tôi còn đang ở trong rừng Lộc Ninh, làm thơ, viết báo tại “Tạp chí Văn Nghệ Quân giải phóng”, chưa lần nào gặp mặt đôi vợ chồng thi nhân quá nổi tiếng Quỳnh -Vũ…

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nhớ Trịnh Công Sơn

HG thắp nén tâm hương nhân sắp ngày giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đáng ra phải tính theo lịch âm, nhưng có hề gì...



Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Nhật kí Vũ Hán những ngày phong thành (Nhà văn Phương Phương)

HG: Đọc thấy rưng rưng... Một nhà văn bình thường, thật trân trọng cái "bình thường" đó quá!
Nói dại ngộ nhỡ mai mốt Hà Nội phải phong tỏa...
Ngày 28/1
Không thể ra ngoài, người nhà có cơ hội nói chuyện với nhau nhiều hơn, nhưng những trận cãi vã cũng không ít, đặc biệt là những nhà chật chội. Dù sao, người già trẻ nhỏ, chưa từng có đợt ngày nào họ cũng dính nhau như sam thế này... Bất luận thế nào, cũng phải kiên trì ở trong nhà đủ 14 ngày. Có bác sĩ dặn dò: Chỉ cần trong nhà có gạo, ăn cơm trắng cũng được, không nên ra ngoài. Ừ thì, nghe lời bác sĩ.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Sau Covid-19, còn điều gì nữa?

Diêm Liên Khoa

Vào ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina.


Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Ngày 14 tháng 3

HG: Tra thử "14/3 là ngày gì", có 850 000 kết quả. Không một từ nào gợi nhớ về cuộc chiến không cân sức mang tên Gạc Ma.
Đoàn viên đoàn thanh niên CS HCM- hỏi trong 100 chắc 70 lắc không biết gì, 29,5 đáp: "Valentine trắng"... 

Image result for Gạc ma
Ngày ấy... vụ thảm sát.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Hoa của tháng Ba ngày Tám

HG: Đẹp thật đó! Xin cảm ơn blogger DVD đã gửi  tặng ạ! HG thấy tấm hình thật là dễ thương!  Để ở link thì không dễ ngắm nên HG chuyển lên dán vào bài.
Không biết đây có phải là một loại hoa hồng leo (tầm xuân) không nhỉ?!

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Đất nước hình tia chớp

Trần Mạnh Hảo
Image result for ngày 17 tháng 2
Vài lời phi lộ của tác giả:
Sau ngày thống nhất đất nước, cảm thấy cuộc chiến tranh với bọn kẻ thù phương Bắc gần kề, tác giả đã viết trường ca ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP này…Năm 1978, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi đoạn “Mẹ sinh nhiều con trai” bằng giọng đọc của nghệ sĩ Hoàng Long trên nền piano của nghệ sĩ Hoàng Mãnh. Những ngày giặc Trung Quốc đánh nước ta dọc tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, tác giả cũng có mặt cùng chiến hào với các chiến sĩ đánh giặc Tầu…Trong những ngày máu lửa đó, không chỉ buổi Tiếng thơ mà các buổi phát thanh quân đội, thanh niên, phụ nữ, các tin điểm tình hình chiến sự…Đài Tiếng Nói Việt Nam đều phát đoạn thơ này. Nay, tác giả xin mạn phép gửi tới bạn đọc trích đoạn “Mẹ sinh nhiều con trai” trong trường ca “Đất nước hình tia chớp” để góp phần thổi lên hào khí một thời đánh giặc phương Bắc của cha ông…

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Hội nghị các nhà phẫu thuật

                                                                                          Truyện ngắn
Azit Nexin
       Hội nghị các nhà phẫu thuật lần này họp ở thành phố Liubơlitxơ. Nghe đâu đấy là một hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt. Hội nghị lần thứ mười này đã thu hút sự chú ý của các nhà phẫu thuật lừng danh nhất thế giới, và có số người tham dự đông chưa từng có. Phóng viên từ khắp các nước đua nhau kéo về dự hội nghị, mặc dù đây chưa phải là một sự kiện có sức hấp dẫn đặc biệt như mặt trận đá bóng hay một cuộc họp báo có các cô đào điện ảnh tóc đen, tóc vàng lên khoe các kiểu quần áo lót. Các nhà phẫu thuật nổi tiếng nhất từ hai mươi ba nước đã đến báo cáo tại hội nghị, trong số đó có cả những bậc danh y có thể tháo lắp các bộ phận của cơ thể người dễ như ta tháo lắp một cái đồng hồ hay một khẩu súng trường tự động vậy! Vì thế các báo chí, sau khi đưa tin về những mẫu quần áo tắm mới nhất và về những vụ giết người rùng rợn, thấy cũng cần phải nói vài dòng về hội nghị các nhà phẫu thuật.