Trang

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Happy New Year


Nhạc sĩ Văn Cao: Mùa xuân đầu tiên

HG: Mình thích bài hát này vô cùng! Lần nào hát lên, tự nhiên cảm xúc trong lòng cũng dào dạt...
Bài viết dưới đây của tác giả Dương Minh Đức đã kể câu chuyện có giá trị. Cả những dấu "?", "!" và "(!)", "(?)"rồi "!?", "?!"... trong tâm tư mà nó mang đến cho  người đọc, cũng giá trị. 
Năm mới, một mùa xuân mới lại về rồi!




Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thế Lữ, "Giây phút chạnh lòng"

     (Trích)
      Giao thừa năm nay tôi xin đọc cho quí vị nghe một bài thơ của Thế Lữ, bài Giây Phút Chạnh Lòng. Bài thơ này viết năm 1936 (lúc đó tôi mới 10 tuổi) để tặng cho Nhất Linh, tác giả tiểu thuyết Đoạn Tuyệt. Tôi nhớ là bài thơ này được in vào đầu trang tiểu thuyết Đoạn Tuyệt.
      Trong cuộc sống hàng ngày lâu lâu tâm mình có hơi chùng xuống một chút, hơi yếu xuống một chút, mất đi một ít năng lượng, giây phút ấy gọi là giây phút chạnh lòng.
Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi.
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thư gửi anh già Noel

                                                                                                      Nguyễn Thị Hậu

       Anh Santa Claus thân mến,

     Từ hồi nhỏ em đã biết rằng , cứ mỗi mùa Giáng sinh là ông già Noel sẽ mang quà cho từng đứa trẻ ngoan, món quà như ước mong mà chúng đã viết thư gửi cho ông. Bao năm trôi qua, em không còn là một đứa trẻ mà sắp trở thành bà của những đứa trẻ, còn ông già Noel thì vẫn thế, chẳng thấy ai mừng ông thọ thêm tuổi nào, cũng không ai nghĩ ông già yếu đến mức không thể cưỡi tuần lộc đi nhong nhong trong tuyết trắng...Vì vậy, em nghĩ khoảng cách tuổi tác giữa ông và em bây giờ mong manh lắm, dù chắc chắn em còn trẻ hơn ông. Vì vậy, để cả hai chúng ta cùng vui vẻ trẻ trung em xin phép gọi là Anh mà không là Ông già Noel như xưa nay người ta vẫn gọi.

Bạn ước điều gì vào đêm Giáng sinh?

hinh noel

 Bạn ước điều gì vào đêm Giáng sinh?
Nếu bạn có yêu thương, nếu bạn muốn sự yêu thương của mình đổi lấy hơi ấm cho những người xung quanh. Hãy thử ước vào đêm Giáng sinh đi!

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Bức tranh

                                                                                                        Truyện ngắn
                                                                                                                              Nguyễn Minh Châu

HG: Mình post truyện ngắn này- một người Bạn gửi- Mình dành tặng cho ngày 22 tháng 12... Nhưng ai đã đọc đến dòng cuối rồi mà còn bảo rằng truyện chỉ dành cho những người lính?!


        Tôi là một họa sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu, không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết chuyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong. Thứ nữa, tôi viết cho một người thứ hai. Viết cho tôi hoặc cho một người thứ hai, một người thợ cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra đây cũng chỉ là những lời tự thú.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Nồi lẩu

                                                                                                           Truyện ngắn
                                                                                                                                    Thiết Ngưng (TQ)


      Hai người tay trong tay đứng bên cửa sổ ngắm tuyết. Tuyết đã rơi từ sáng sớm, cây lựu trước sân giống như được khoác thêm chiếc áo len trắng vậy, trông vô cùng ấm áp.
      Cây lựu đó tuy chỉ cao hơn đầu người tí chút nhưng không vì thế mà ít quả. Thu rồi đếm sơ sơ cũng có hơn bốn chục trái, cành nào cành nấy trĩu cong sát đất. Thời tiết khi đó vẫn còn chưa lạnh. Bà kéo ông ra trước cây lựu, giọng điệu vừa có chút khâm phục vừa mang vẻ cảm khái: Trông nó mệt mỏi quá!
      Cứ như cây lựu đó là một bà bầu trong nhà họ vậy.
      Ông bảo: “Tôi không nghĩ cây biết mệt mỏi!”.
      Bà cãi: “Tôi bảo nó mệt là nó mệt!”.
      Ông cười dòm dòm bà: “Bà này!”.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những sự thật đáng sợ về thứ 6 ngày 13

Những sự thật đáng sợ về thứ 6 ngày 13 | Thứ Sáu ngày 13,Ngày đen tối,Ngày kém may mắnHG: Những chuyện buồn chán xảy ra từ ngày hôm qua. Tựa như đối với mình, hôm qua là thứ Sáu ngày Mười Ba vậy. Dư âm sang ngày hôm nay mãi không tắt được... 
Người ta mê tín ngoài vì "truyền thống" gia đình, còn có nguyên do là cần phải có một thứ "thuốc phiện" để ru ngủ tinh thần. Mình sẽ tự ru ngủ bằng bài đăng này. Mong ngày mai tỉnh dậy, những gì hôm qua, hôm nay... biến mất. Mai là thứ Bảy, ngày Mười Bốn.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Lẵng quả thông và nàng Solveig



                                                                                              
                                                                                                                      Ngọc Anh
Bạn đã từng nghe "Khúc hát của nàng Solveig" (Solveig's song) nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như Đanhi trong "Lẵng quả thông" vì được làm quen với Grieg mà không hề hay biết... 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Vẫn hót bài ca thê thảm

HG: Tối nay mình cũng sẽ đi xem một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ  một gia đình Họa Mi...
                                                                                               
                                                                                                        Truyện ngắn
                                                                                                                                 Trần Thị Trường
        Chúng tôi rất thích xem hát kịch và có lẽ do cùng một đam mê ấy mà chúng tôi đã sống một thời gian dài với nhau mà vẫn không chia tay như những đôi trai gái khác sống dưới trời Âu này. Ở đây nhiều người cho rằng mọi thứ trên đời, kể cả tình người rồi thì cũng đáng vứt đi như những đồ đạc cũ, không gì chán bằng những thứ mà một thời mình đã quá yêu... Cánh đàn ông cho rằng hôn nhân là một cái lồng, con hoạ mi tình yêu bị nhốt trong ấy chỉ biết hót bài ca thê thảm, bài ca bi ai than vãn cho tự do đã mất hoặc khốn khổ hơn nữa là mất hẳn khả năng hót ca. Vậy mà chúng tôi đã gắn bó với nhau được bốn năm ròng. Có nhiều lúc cả hai cũng đã nghĩ đến chia tay vì những va chạm khó chịu nho nhỏ. Song, phần vì sống riêng lẻ ở nơi tha hương này là một điều đáng sợ, chẳng ai dám "cho một nhát búa là tan", phần vì nhà hát lại diễn vở mới mà cả hai đều muốn đi

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Cần quái gì cái công bằng gớm ghiếc ấy!

                                                                                                                              Mi An
Một câu chuyện có thật ở Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Và những đứa trẻ đã khóc...

     Nguyên văn câu chuyện được một vị phụ huynh kể trên trang mạng xã hội thế này: “Nhân kỉ niệm ngày 2.9 trường mầm non T.M – A (Hà Nội) tổ chức cho các con xem xiếc tại sân trường. Chi phí phải đóng của mỗi con là 40 ngàn đồng. Phụ huynh các bạn nhỏ hồ hởi đóng góp cho con. Sáng 30.8, đoàn xiếc về trường, nhạc tưng bừng phấn khởi.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Thư giãn: Chuyện... dao thớt

                                                                                                             Phùng Thành Chủng
     Một người có cái thớt, dùng lâu, đã lõm giữa. Thái miếng thịt mãi không đứt, người ấy quẳng bỏ dao, ra chợ mua con dao khác. Thấy dao mới không hơn gì dao cũ, người ấy lại ra chợ tìm người bán dao, đòi đổi! Đến bốn năm lần như thế, cuối cùng người ấy đem dao ra trả, đòi lại tiền, không mua nữa. Lại bảo người bán dao:

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Mùa "Hè nằm trong tim" đã về

HG: Mùa đông Hà Nội năm nay đến muộn, nên bắt đầu rét là vội vàng rét thật đậm. Sáng sớm, đã quấn bao nhiêu áo khăn mà đường đi làm vẫn co ro, khổ sở.Tự nhiên mình nhớ đến bài thơ này,  cảm giác ấm lên, dễ chịu hẳn đi mới hay chứ!:) Vậy còn chờ gì nữa mà  không reo lên rằng: "Mùa hè trong tim đã vềềềềề!!!!!"- Thắng lợi tinh thần đấy!^^



                          HÈ NẰM TRONG TIM
                                                                                                                             Heinrich Heine

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thầy của Khổng Tử

                                                                           Phạm Lưu Vũ

Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư). Chung quy chia làm hai hạng. Hạng tiên sư và hạng tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư “lôi” kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Bạn sống tình cảm hay lý trí?

HG: "Đoán tính cách" như thế này được cái chả làm mếch lòng ai...:) 
                                                                                                             Lượm lặt
 
Chỉ cần dựa vào cách bạn chắp tay, người khác cũng phần nào đoán được tính cách của bạn.

     Bạn hãy chắp hai tay lồng vào nhau, để phía trước mặt. Bây giờ, bạn hãy nhìn vào hai tay mình xem, ngón tay cái nào đang ở phía trên vậy. Là ngón cái của tay trái hay ngón cái của tay phải?

q1_1384486988.jpg


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Hai sắc hoa Tigôn

HG: Hôm về, hoa Tigôn cổng nhà nở rực. Tiếc hôm đó do nhiều việc quá, khi có thời gian nhớ ra mà chụp vội vài bức thì đã là lúc chiều muộn, chả còn đủ ánh sáng... 
Có thể tìm thấy nhiều ảnh giàu nghệ thuật hơn trên mạng về tigôn, nhưng ảnh về nơi thân thuộc này của mình thì còn kiếm đâu được! Post một bức, và nhân thể nhớ về bài thơ nổi tiếng (mà mình thuộc từ hồi bé tí- một "bà cụ non" trán dô mắt lá táo, ê a theo các chị y như... thật, rằng: "hoa dáng như tim vỡ...")



Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Chùm thơ Karl Lubomirski: Ánh sáng và tro tàn

Quang Chiến (dịch)

Nhà thơ Karl Lubomirski

  
Cây đời

                                                        Cây đời tôi ra trái
                                                        Hoài nghi.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tên Hămđi biệt hiệu Con voi đã bị bắt như thế nào?

                                                                                                        Truyện ngắn

                                                                                                                                  Azit Nexin

http://tapchinhavan.vn/uploads/news/2012_06/nesinaziz192865.jpg
Nhà văn Azit Nexin
     Từ sở cảnh sát Xtămbun người ta gửi cho tất cả các quận cảnh sát một bức điện như sau:
      "Lợi dụng lúc hai người cảnh sát của chúng ta trên đường đi áp giải ngủ gật, vì suốt ba ngày ba đêm phải canh gác liên tục, tên đạo chích đại bợm đã nhiều lần tái phạm, biệt hiệu "Voi Hămđi", đã tẩu thoát. Y trạc 35 tuổi, vóc người cao lớn, cân nặng 200 kilô, tóc hung nhạt, miệng mất ba chiếc răng, hàm trên có một chiếc đổ chì, hàm dưới bên trái có một chiếc nanh bịt vàng, mặc quần áo nâu kẻ sọc, tóc hơi thưa, mặt tròn, mắt màu hạt dẻ. Qua điều tra, Sở đã có đầy đủ chứng cớ để xác nhận rằng y đã bỏ chạy. Vậy thông tri để các quận biết, nếu quận nào thấy tên "Voi Hămđi" xuất hiện tại địa phận thuộc quận mình cai quản, hoặc giả nếu y có đến gặp một viên chức cảnh sát nào để hỏi thăm, thì các quận báo cho y biết rằng, chúng ta yêu cầu y đừng làm cho chúng ta thêm vất vả, mà nếu có dịp nào thuận tiện thì hãy đến đầu thú tại Sở cảnh sát Xtămbun. Kèm theo đây là ảnh của tên trộm nhiều lần tái phạm, biệt hiệu "Voi Hămđi"."

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Những khoảng trống không phải để lấp đầy

                                                                                            Tản văn
                                                                                                                               Phạm Lữ Ân

       Có hai từ thường lặp đi lặp lại trong entry của nhiều bạn trẻ, là buồn  cô độc.
       Dường như chưa có ai đi qua thời niên thiếu mà không từng trải qua cảm giác đó.
       Cô độc.
      Đó là những lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè vui đùa mà vẫn thầm tự nhủ: "Nào có ai hiểu lòng ta”.
       Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết nhất. Là khi ta thấy như mình bị bỏ lại đằng sau trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn mình một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi, chỉ là nỗi buồn vô cớ.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

 Hoavouu  (sưu tầm)

      Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.
      Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ… Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Mùa thu- Vivaldi

HG: Đến lúc "buồn tàn thu" rồi mình mới nhớ ra... Tự trách rồi lại tự biện bạch rằng tại bây giờ tiết trời Hà Nội mới gọi là hợp  với mùa thu Âu châu(!) ^.^
Bài này đăng theo dự kiến tiếp nối mạch bài cũ ở đây (phần Mùa hạ- trích Tổ khúc bốn mùa của Vivaldi.)


Nghe chương cuối của Concerto Mùa Thu :


 

Concerto Mùa thu của Vivaldi

   Ngọc Anh (trích)
 (...) 
     Cũng giống như 3 concerto khác của Bốn Mùa, trong Concerto Mùa Thu viết ở giọng Fa trưởng, Vivaldi đã sử dụng các kỹ thuật bậc thầy của violon và các hiệu quả sống động từ dàn nhạc để tạo ra hình tượng âm nhạc, minh họa những gì bài sonnet đi kèm miêu tả.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Buồn tàn thu


HG: Còn phải hỏi tác giả là ai...



Ai lướt đi ngoài sương gió,
Không dừng chân đến em bẽ bàng...

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Hoa cỏ mùa thu


HG: Hồi mới tổng hợp bài ảnh này,  một chị đồng nghiệp của mình xem xong bảo: "Xem thấy dịu cả lòng em ạ! Cuộc sống thường nhật đúng là làm mình quên mất...". Lúc đó cảm thấy vui vui, vì đã mang lại cảm xúc tích cực cho chị, dù có lẽ cũng chỉ thoảng qua thôi... 
Hôm biên tập lại, cũng thấy hào hứng thế... Vậy mà bây giờ xem lại trước khi post lên, cứ thấy buồn bã thế nào...



HOA CẢI



"Gió đưa cây cải về trời
  Rau răm ở lại chịu lời đắng cay"
                                                       (Ca dao)

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

“Sự ra đi ấy cũng là một mùa gieo hạt”!

                                                                                                  Tuấn Ngọc thực hiện

        Nhà thơ Trần Việt Phương từng là một thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Trước đó, ông từng làm thư ký cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong quá trình ấy, ông có nhiều cơ hội gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức lớn của dân tộc.
       Ông nhớ lại khoảng thời gian những năm 1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có ý tưởng thành lập Viện hàn lâm khoa học Việt Nam. Ở các nước phương Tây, Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học phải là người có trình độ và đóng góp như tiến sĩ với 20 lĩnh vực khác nhau: 10 ngành khoa học tự nhiên và 10 ngành khoa học xã hội, họ thường được gọi là trung gia chứ không phải chuyên gia.
      Những người tài năng như thế thường được phát hiện và bồi dưỡng từ năm đầu tiên của trung học cơ sở. Thế nhưng khi Đại tướng có ý tưởng thành lập Viện tại Việt Nam, các trí thức lúc bấy giờ đều nhất loạt đồng ý việc Đại tướng sẽ là viện trưởng của họ. Nhà thơ Việt Phương nói rằng, cái tôi của người trí thức rất lớn, họ không chịu phục tài những ai kém mình hoặc chỉ ngang bằng với mình. Thế nhưng, Đại tướng lại làm được điều đó bởi lẽ ở ông, tự thân đã có thứ ánh sáng của trí tuệ được trải nghiệm, được hun đúc từ một cuộc đời không ngừng học tập, chứ không phải từ bất cứ học hàm, học vị nào đó.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt đại tướng Võ Nguyên Giáp!

                                                                                                          Nguyễn Quang Lập


Cụ Võ và cụ Hồ tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
NQL: Mình được bạn bè và người nhà cụ Võ báo tin: cụ đã về trời lúc 18h9 phút ngày 04/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm. Tiếc thương cụ vô hạn, mình không biết làm gì hơn, xin đăng lại bài viết của mình năm cụ tròn 100 tuổi, tưởng là cụ đi lúc đó, cầu cho cụ được bình an nơi cõi Phật.

 Kỉ niệm nhỏ về Võ Đại tướng
       Dân Quảng Bình ở Hà Nội hầu hết đã gặp cụ Võ, dân làm báo viết văn Quảng Bình hầu hết đã đến nhà cụ chơi, thế mà mình thì không.
      Bữa trước ngồi nhậu với Trần Quang Đạo, Bảo Ninh, Nguyễn Hữu Quí, chúng nó hẹn đến chơi nhà cụ, mình không đi.

Chuyện tình Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

                                                                                                      Nguyễn Trọng Tạo
HG: "Món" này là mới tinh so với những gì mình đã biết nha! :)
Phải nói, khi đọc thấy tin mới có xuất bản cuốn sách "Nguyễn Du trên đường gió bụi " của tác giả Hoàng Khôi, trong đó có kể về mối tình quãng ba năm thời trẻ của hai nhà thơ lớn, cũng là mối tình đầu của nữ sĩ... Mình mắt tròn mắt dẹt, nghĩ bụng: Trời ơi, phạm thượng phạm thượng... Dám bịa đến thế kia ư?!... Thế rồi khi vội search thử thì quả... "Ối chao ôi trên trời lắm sao, dưới ao lắm cá, thiên hạ lắm người..." ^.^ !!! Người ta biết chuyện này từ đời nào, mình  chậm cập nhật thông tin quá mất thôi!

      Tôi đọc thơ Hồ Xuân Hương, và giật mình khi gặp bài thơ nôm “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” – đầu đề bằng chữ Hán, có nghĩa là: “Nhớ bạn cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu; và dưới đầu đề còn mở ngoặc (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền Nhân). Sở dĩ tôi giật mình bởi vì Nguyễn Hầu ở đây không ai khác, mà chính là Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Hóa ra Nguyễn Du lại là “bạn cũ” của nữ sĩ họ Hồ. Bài thơ thật tình tứ, và khẳng định rằng “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn”. Hẳn là hai nhà thơ lớn này đã từng dan díu với nhau không phải là ngắn, phải đến 3 năm cơ đấy. Bài thơ như sau: 

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Bức tranh "Bữa tiệc ly"


 HG: Mình tìm thấy từ lâu câu chuyện này. Giờ tìm đọc lại vẫn hay như mới... Nhất là trong lúc mình cần một lời động viên, theo một cách bình dị, rằng: "Mọi thứ đôi khi khác biệt chỉ ở một câu nói không hay một cái gật đầu."

       

Bích họa "Bữa tiệc ly" (1498)-Leonardo da Vinci. Di sản văn hóa thế giới (UNESCO công nhận)


 
Leonardo da Vinci vẽ bức tranh "Bữa tiệc ly" (hay " Bữa ăn tối cuối cùng") mất bảy năm liền (1). Đó là bức bích họa trong Nhà thờ lớn ở Milan mô tả một sự kiện tôn giáo trong Kinh Thánh: Judas Iscariot- một môn đệ của Chúa Jésu- đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã, bán đứng thầy của mình chỉ với 30 đồng bạc. Bức tranh ghi lại một khoảnh khắc của Chúa Jésu và 12 vị tông đồ trong bữa ăn chiều cuối cùng trước khi Ngài bị môn đồ Judas phản bội, vào lúc Ngài đang nói với các môn đệ: "Quả thật thầy bảo cho các con biết, một người trong các con sẽ phản thầy...

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

BIỂN

                                                                                         A..Puskin

http://i615.photobucket.com/albums/tt233/havanas_2009/Fundos%20de%20blog/fu11lc.gifEm thân yêu đã bao giờ thấy biển
Khi nắng chiều tắt dần trên bến
Sóng rì rào ngoài bãi cát xa xôi
Một cánh buồm soi sáng biển khơi
Một con thuyền cùng những cánh hải âu trở về trên bến
Mới hiểu lòng anh tháng ngày xao xuyến
Nhớ thương em dào dạt trong lòng...

Bức tranh

HG: Mình vừa đọc thấy (thực ra là đọc lại, có gì mới đâu!): "Con người ta mất ba năm để học nói, sau đó mất cả cuộc đời để học im lặng.". Đúng với chuyện đang diễn ra... Thực sự buồn lắm mà chẳng dễ chia sẻ. Cuộc sống sao phức tạp quá! Khi vào nghề, mình đã hy vọng đây là một nghề bình yên, thanh thản... Ao ước cao xa gì đâu! Thế mà không được... Và dù rất dĩ hòa vi quý, cốt được chữ "yên" đó, mà chẳng bao giờ lường hết được mọi chuyện. Nhớ câu thơ của Puskin, dù chẳng ăn nhập về đề tài: "Em thân yêu đã bao giờ thấy biển/ Khi bão tố từ nơi nào ập đến...". Lắm lúc cứ bàng hoàng cả người...
Ta ơi, thôi đi mà! Nhiều lắm cũng chỉ vài chục năm nữa, mọi vui buồn của ngươi cũng thành cát bụi.
Cố quên, vào blog nho nhỏ này để chốn "bão"... Dạo này quá bận, không có tâm trí để tìm bài post lên. Khéo mà nhà cửa mọc rêu...

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Thay cho mùa thu

HG: Mãi chưa có lúc nào post một bài như ý về thơ mùa thu. Sang nhà CCK thấy bao nhiêu bài "của mình" ở bên đó, lòng ấm ức lắm (!) :-)) Lần này lại sang xin bê nguyên xi cả về thì không đâu! mình không đời nào chịu vì phải nỗi đây là cái... món ruột của mình, phải bỏ công của mình mới đáng... :'-(( Thôi để thư thư đã vậy!
Có người bạn buồn bã làm lây sang mình...! Ôi, bạn ơi luyến tiếc chi, mùa nào hoa đó nở thôi...


Xe đạp ơi
                                                                                                  Truyện cực ngắn
                                                                                                                                Nguyễn Thị Hậu
       Ngày yêu nhau anh thường chở chị đi chơi, đi làm bằng xe đạp. Mỗi lần lên dốc cây cầu dài, chị nép vào lưng anh, thầm thì: Mệt không anh? Anh gò lưng đạp xe nhưng vẫn ngoái lại nhìn chị, vừa thở vừa ráng mỉm cười: có gì đâu em. Lấy nhau rồi, cũng con dốc ấy cũng câu hỏi âu yếm “anh mệt không?”, không ngoái đầu lại, anh lầm bầm “Người chứ có phải trâu đâu mà không mệt!”.
        Ngồi sau bất giác chị co rúm người, chỉ mong biến thành chiếc lá, bay đi.
                                                                                                                                       2012.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Choáng với bánh Trung thu

HG: Mình vừa đỡ việc một tí, cố tìm một bài về Trung Thu. Cuối cùng bài nghiêm chỉnh thì chả kiếm được, lại mang chuyện phiếm về ... Thôi, để vui mà, "mua vui cũng được một vài trống canh" :)

                                                                                                           Phiếm bàn.
                                                                                                                                              HienMQ

http://www.uphinh.vn/image/stream/779939.jpg         Giữa tháng 7 âm lịch, mới là đầu thu mà bọn trẻ đã đội đầu Lân đi múa khắp phố, chắc kẹt tiền chơi game lắm. Tiếng trống dồn dồn “cắc đồng xèng” như hối thúc tôi về việc cần làm: đi mua bánh Trung Thu.
         Tôi lén vợ xách xe chạy ra ngã tư gần nhà. Đã thành lệ, cứ độ thu về là tất cả các ngã tư đều trở thành chợ bánh Trung Thu. Ngó quanh một hồi, tôi tấp vào tiệm bánh đồ sộ nhất, có nhân viên trắng trẻo nhất và váy cũng ngắn nhất.
         Đập vào mắt tôi là sự phong phú đến kinh ngạc. Bánh lớn xen kẽ bánh nhỏ, cái thì bé bằng móng tay, cái thì lại to như cái thau giặt đồ, với đủ kiểu dáng từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài các hình cơ bản như vuông, tròn, méo, tam giác, bầu dục, ô van... bánh năm nay còn được tạo hình rất sống động: bánh hình con mèo, hình cô gái đang tắm, hình đầu con dê già... thậm chí có cả bánh hình đập thủy điện Sông Tranh đang phun nước ào ào, lãng mạn vô cùng.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Giận mà thương



Anh ơi khoan vội (mà) bực mình,
Em xin kể lại (mà) phân minh cho anh tỏ tường...

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Ước mơ




                                                                                           Truyện ngắn ngắn
                                                                                                                                    (Không rõ tác giả)

       Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Thư giãn: Tranh Levitan và nhạc Chopin

HG: Một video hợp với mùa thu. Mình được biết nó từ cách đây hai năm... Hai năm- mới đó thôi mà... Thời gian trôi nhanh thật đấy!




Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Hãy tha thứ để nhẹ tâm

HG: Ôi! Đành rằng lầm lỗi hay không, nhiều khi do ở quan niệm... Nhưng chính quả trong tâm mà sao cao vời vợi, bạch thầy?! :(
                                                                                             Truyện rất ngắn
                                                                                                                   (Không rõ tác giả) 
         Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?”

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Tượng "Người suy tư" của Rodin


HG: Mình xem lại bài "Mười quy luật thú vị của cuộc sống" vừa đăng hôm trước, thấy ăn năn vì đã "chôm" cái tên của một trong mười bức tượng nổi tiếng nhất thế giới khi ghi chú cho bức tranh ngộ nghĩnh đáng yêu của  D. Zolan. Đã nhắc đến cái tên "Người suy tư" thì lại không cầm lòng được rồi, đi tìm thêm thông tin mang về đây.

http://www.artcyclopedia.org/art/rodin-thinker.jpg
"Người suy tư" (Le Penseur). Auguste Rodin (1840-1917).  Viện bảo tàng Rodin- Paris

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Mười quy luật thú vị của cuộc sống

HG: Nhìn thấy "món" hay hay  này ở "nhà" Văn Ngan tướng công từ mấy hôm, mình ngỏ lời xin bê về. Tướng công Văn Ngan rất xởi lởi bảo rằng tướng công cũng bê từ đâu đó về nên cứ copy thoải mái vô tư. ^.^  Mình ghi rõ "nguồn" của mình như vậy. Còn VN không ghi rõ nguồn gốc từ đâu nữa là tội đâu VN chịu đấy! :))

"Người suy tư (!)" (^.^, tranh Donald Zolan)
1. Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.

2. Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng).

3. Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy!

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Có một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời

                                                                                                                   Tản văn
                                                                                                                              Hồ Đăng Thanh Ngọc
Hoa tre. Ảnh Internet       Trong cõi trần, có những loài cây nở hoa đẹp và buồn như những huyền thoại, như những triết nhân. Người ta khó vui được khi nhìn thấy một giàn hoa ti-gôn đỏ như màu máu vẳng về những câu thơ của TTKH. Nhìn hoa sen, lòng người chợt nhận ra lẽ vô thường thanh sạch của kiếp người. Ai đã từng có một đêm thức với hoa quỳnh, hẳn khó cầm được tấc lòng trước hình ảnh cái đẹp quá đỗi mong manh, mau chóng tàn phai. Người xưa một lần qua núi, thấy hoa lau nở trắng bạt ngàn, đã thảng thốt buông một câu hỏi buồn trong gió: Sao vừa nở ra đã vội bạc đầu thế hở lau ơi?...

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Thu cảm

HG: Hôm qua mình tranh thủ lại nhà, thấy ao sen nhỏ của ba mẹ đã tàn. Màu xanh mặn mà đã chuyển sang nâu sồng trên cành lá, nhớ ra thế là đã sang thu... Như vẳng có ai đọc bên tai bài thơ của Phạm Công Trứ (hồi trước biết là thuộc liền- sao mà đúng, đẹp và thơ thế!): " Mướp tàn sen cũng đi tu/ Lá tre đã thả một mùa heo may...". Quyết định trưa nay post lên. Chỉ một bài thơ xinh xắn này để đón mùa, còn một chùm thơ thu để dành hẹn chuyên mục một ngày khác... Thu hãy còn dài lắm!

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Bông hồng cài áo

                                                                                                  Tùy bút
                                                                                                                   Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
http://vn.eiab.eu/wp-content/uploads/2013/01/Thay.jpg
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
       Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
       Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Sự tích lễ Vu Lan và ngày lễ xá tội vong nhân

1. Xuất xứ lễ Vu Lan

Thành tâm trước cửa bồ đề (Hình ảnh: VNN)
                                                             
        Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
    Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác [1] nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

18 điều cấm kị trong tháng cô hồn

Cư dân mạng truyền cho nhau 18 điều cấm kị trong tháng cô hồn nếu không muốn gặp rắc rối, xui xẻo.
      Dân gian luôn quan niệm tháng 7 là ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên" nên ngoài việc cầu cúng, các cụ xưa cũng đặt ra nhiều điều kiêng cấm để bảo vệ bản thân mình. Do vậy, dân mạng đã xôn xao khi xuất hiện những điều cấm kị trong tháng 7.

Không treo chuông gió ở đầu giường
Cụ thể 18 điều cấm kị như sau:

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Tagore- "Thần mặt trời"

BÀI THƠ SỐ 28 [*]
                                                                                                          R. Tagore

                                                                Ðôi mắt băn khoăn của em buồn.
                                                                Ðôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
                                                                Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.


                                                                Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
                                                                Anh không giấu em một điều gì
                                                                Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thư giãn chủ nhật: 10 lý do nên lấy vợ sớm

      Một bức ảnh dài nêu lên “10 lý do bạn nên lấy vợ sớm” đã thu hút hơn 50.000 lượt xem, hàng nghìn likes, bình luận và hàng trăm chia sẻ khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú.
      Bằng giọng văn hài hước cùng với hình ảnh minh họa độc đáo, bức ảnh khiến cư dân mạng vừa đọc vừa cười nghiêng ngả vừa suy ngẫm. 

Bỏ thi tốt nghiệp đồng nghĩa với việc "chạy điểm"

T.S. Dương Xuân Thành
Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?


            Theo quan điểm của người viết, có thể nói đó là một "tin vui" khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có phản ứng rất nhanh trước các ý kiến tại hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, nhất là việc "nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả tốt nghiệp rất cao..., để 02 kì thi quốc gia diễn ra gần nhau quá gây khổ cho nhà trường, học sinh".  Ý kiến này được một số nhà giáo, nhà khoa học ủng hộ.
           Chỉ một ngày sau, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, thay mặt Bộ GD& ĐT cho biết: "Thi tốt nghiệp THPT là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học...Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống". [1]

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Tuyết

HG: Mình thấy nhiều điểm tương đồng về nghệ thuật giữa  Paustovsky và Levitan. Bởi thế, làm một phép thử nho nhỏ gắn kết tác phẩm của họ: Toàn bộ chín bức tranh mình sử dụng minh họa cho truyện ngắn này đều là tranh của họa sĩ I. Levitan.

                                                                                                            Truyện ngắn
                                                                                                                                        K.Paustovxky

        Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
        Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lỵ. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phơi màu trắng bạc. Ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
        Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lỵ đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rõ cả tiếng ngọn đèn dầu hỏa nổ lép bép. 

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Năm mươi câu Kiều hay nhất

Vương Trọng

         Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có 3.254 câu. Là một tuyệt tác, nên nói chung, câu nào cũng hay, tuy mức độ khác nhau. Như vậy có nghĩa là có câu hay nhiều, câu hay ít, thế mà từ xưa đến nay, ta chưa thấy các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ cho bạn đọc biết những câu thơ điển hình trong Truyện Kiều, trong khi bài viết khen Truyện Kiều có số lượng hết sức đồ sộ.

      Phải chăng các nhà nghiên cứu, phê bình không muốn làm điều đó, nghĩa là không muốn thống kê những câu Kiều hay nhất vì sợ “tủi thân” những câu không được nhắc tới, trong khi chúng vẫn là những câu thơ hay trong thi đàn nói chung. Hay là các nhà nghiên cứu, phê bình sợ những câu mình nêu ra không đúng với cách thẩm định của người khác? Tôi nghĩ rằng, mọi sự so sánh, lựa chọn là tương đối, tuy nhiên với những người thấu hiểu Truyện Kiều, những câu họ chọn lựa, dù không được bạn đọc đồng tình một trăm phần trăm, thì phần lớn cũng được đông đảo chấp nhận.
     Một trong rất nhiều lý do để Truyện Kiều trở thành tuyệt tác có một không hai trong lịch sử văn học nước ta hơn hai thế kỷ qua là nhiều câu thơ trong tác phẩm này có sức thoát ly hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm để tự lập sống cuộc đời riêng trong từng hoàn cảnh của độc giả. Không chỉ những “năm Gia Tĩnh triều Minh”, không chỉ thời cụ Nguyễn Du, mà ngày nay, khi yêu nhau, một chàng trai tặng quà cho bạn gái của mình, thì có thể dùng ngay lời của Kim Trọng nói khi tặng quà cho Thúy Kiều, hết sức văn hóa và tế nhị vì biết giảm nhẹ giá trị vật chất, nhấn mạnh giá trị kỷ niệm:
Rằng: trăm năm kể từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Còn thời cưỡi ngựa bắn cung…

                                                                                             Tản văn 
                                                                                                                       Phạm Lữ Ân
Có hai loại người, những người làm việc và những người giành được lời khen ngợi. Hãy cố tham gia vào nhóm đầu tiên, ở đó ít cạnh tranh hơn. (Indira Gandhi)

***
       Có một lần, cô cháu gái 12 tuổi ưa vẽ vời của tôi thổ lộ rằng lớn lên cô muốn làm thợ may. Khi ấy, tôi đùa "Phải trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứ. Làm thợ may chán chết!" Nhưng cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may". Chị họ tôi ngán ngẩm lắc đầu "Giờ thì nói gì cũng được, chứ mai mốt lớn mà đòi làm thợ may là không được đâu nghe con!".
       Nhưng tôi, nhìn đôi mắt trong veo kiên định của cháu và giật mình. Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng?
       Khi còn trẻ, chúng ta thường gắn ước mơ của mình với hai chữ "nổi tiếng". Có lẽ Byron nói đúng "Danh tiếng là cơn khát của tuổi trẻ". Muôn đời. Nhưng, có khi nào cơn khát đó dẫn chúng ta đi lạc đường hay không?

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ

HG: Gần hết tháng ngâu mới nhớ ra chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Nhớ thở nhỏ được ba mình dạy một bài hát kể về chuyện này. Chép lại đây theo trí nhớ (tìm trên mạng chẳng thấy tung tích gì): "Những ngày theo lẽ tàn phai/ Những mùa thu gợi nhớ người- Ngưu Lang/ Chăn trâu ấy gã ngang tàng/ Bén duyên khung cửi nên mang ngậm ngùi/ Vì thương lỗi cả lệnh trời/ Cho nên mới phải mỗi người một phương.../ Chàng Ngưu buông tiếng thở dài/ Hận này mang đến kiếp ngàn đời sau/ Cách sông mờ mịt một màu/ Hàng năm chỉ có gặp nhau một lần."

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Một sứ thần nước Nam: Giang Văn Minh

Bùi Văn Bồng: Nên hiểu kỷ niệm 27/7 không chỉ tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các liệt sĩ, thương binh từ thời chống Pháp trở lại đây. Phải hiểu rằng chúng ta tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, thương binh, những người đã đổ xương máu vì độc lập tự do của tổ quôc trong suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân tra cứu các nguồn thông tin tư liệu lịch sử, xin kể câu chuyện về một liệt sĩ, anh hùng đã hy sinh cách đây hơn 400 năm, đó là Giang Văn Minh.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Sắp đến ngày 27 tháng 7, tìm đọc...


XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SĨ VÔ DANH
                                    Văn Hiền

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh lớn lên cùng lưỡi cày lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Một vụ xử án...

HG: Cảm giác kính phục và ngưỡng mộ về những lời trước tòa của bị cáo- một người thầy không chỉ giàu kiến thức, giàu tâm hồn mà còn can đảm biết bao!
Thầy là ai? Sao mình chưa tìm thấy ai nói rõ hơn tên tuổi của Thầy?
--------------------------------------

Vụ xử án một giáo viên dạy văn

Nhà văn Phạm Thị Hoài (trích): Trong đoạn trích sau đây, luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) thuật lại lời đối đáp giữa chánh án và bị cáo ở một vụ xử án mà ông cho là “quái lạ duy nhất được biết trong lịch sử ngành tư pháp văn minh ngày nay“. Theo lời kể của ông, “sau khi tiếp quản Hà Nội, các lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh để tòa kết án một giáo sư dạy văn đã đầu độc tâm hồn sinh viên vì đã giảng dạy tác phẩm có tên là "Nỗi cô đơn" [*] (L’Isolement) của nhà văn người Pháp Lamartine“. Vị quan tòa này đồng thời là Tổng Thư kí Đảng Xã hội, phân bộ Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bị cáo là một giảng viên đại học tại Hà Nội, không đi theo kháng chiến. Ông bị tuyên án 4 năm tù. Đó là năm 1954.
(...) 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Không đề 4

Đọc tin bài, nhìn những bức ảnh nhà báo chụp mà đau thắt cả ruột, đến nỗi đã định đăng lên mà lại gỡ xuống... Tự nhủ đọc thế là nhiều rồi, còn mang về làm gì- để cứ phải nhìn thấy mãi?!
 ... Nhưng nếu không viết ra câu nào, cũng không chịu được...

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Mùa hè rớt



MÙA HÈ RỚT
                                                                   Olga Berggoltz
                                                           Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ
                                                           Cái nắng êm ru, màu trời không chói
                                                           Mùa hè rớt - cho những người yếu đuối
                                                           Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu  xuân.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Chuyện Bá Nha- Tử Kỳ

                                                                                             Truyện ngắn
                                                                                                                       (Khuyết danh)

http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2012/12/04/0d1bb711aba848888ee45448a7e791ff.jpg

                                Tử Kỳ di hận thân tiên khứ
Bá Nha suất cầm tạ tri âm
     

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Giao trứng cho ác

                                                                                            Tản văn
                                                                                                                         Thảo Hảo (*)

      Hãy làm bài tập nhỏ này:

Tìm từ trái nghĩa của các từ sau:
1. Nàng dâu
2. Chị dâu
3. Con rể
4. Chú
5. Dì

*

       Bạn chịu khó làm một tí, rồi hẵng đọc tiếp…

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Bỏ ưu tiên cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng

HG: Mình chỉ trích đoạn tin mới tinh thôi, vì mấy hôm đọc nhiều về cái chuyện này đến bội thực...

BỎ ƯU TIÊN CỘNG ĐIỂM CHO MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
                                                                                                                                         Hoàng Thùy

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Nguyễn Bỉnh Khiêm- Nhà tiên tri


1. Tiểu sử

      Nguyễn Bỉnh Khiêm  sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, thân phụ ông là cụ Văn Ðình người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh, sau được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, thân mẫu ông là Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ có học vấn cao... Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương của gia tộc. Ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Thơ senryu

                                                                                                            Khảo luận (trích)
                                                                                                                                  Lê Thị Bình
          Thơ senryu là một loại thơ “chị em” với haiku. Vậy thơ senryu khác với thơ haiku như thế nào?
Giống nhau:
- Haiku và senryu đều bắt nguồn từ thể thơ renga (liên ca) - một thể thơ thịnh hành vào thời Muromachi ở Nhật Bản - của haikai (bài hài).
- Về hình thức cả hai đều là dạng thơ ngắn, định hình,có cấu trúc truyền thống là 5-7-5 âm tiết.
- Về tính chất thì cả hai thể thơ này có nét tương tự khi biểu hiện những nét tinh tế của đời sống con người và mang tính hài hước.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Mùa thi đại học, nhớ một bài văn...

                                                                                                                         Hà Minh Ngọc (*)
Đề bài: "Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em.” 

Bài làm
                                      
Bản chất của thành công

       Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Những điều ít biết về Puskin vĩ đại

HG: "Vớ" phải những bài viết thế này vài lần, mình có ý nghĩ: Với những tác giả mà có tác phẩm mình yêu thích, tốt nhất đừng có đọc về những ngõ sâu ngóc ngách trong đời thực của họ (nghĩ thế chứ mình khó mà thực hiện được!). Đấy, hồi mới biết thơ Xuân Diệu, mình thích lắm, thế rồi va phải ít tư liệu... Sau này đọc những vần thơ yêu thích cũ cứ bị ám ảnh, thấy ghê ghê- 10 phần may lắm còn 7 ... :(( . Về Puskin,  những bản dịch thơ của Thúy Toàn vốn thấy tuyệt, vậy mà bài này- một bài chả đặc sắc: cái không mới thì viết nghèo, cái làm mình "sốc" thì chỉ trong một đoạn ngắn cũn- mà đủ làm mình ghê ghê nốt, chán thế! Biết thời đại ông đã xa lắc; biết những thi sĩ đắm mình trong những dòng thơ tình lãng mạn thì đời sao sao là chuyện thường... thế mà ngó lại những bài thơ vẫn thấy lòng lạnh tanh, tiếc quá! Phải tự khuyên nhủ mình "hâm" vừa thôi! người lớn đàng hoàng rồi- tiếp xúc mọi sự thật được rồi còn gì! Vả lại đây văn chương- kia đời thực, đừng nghĩ lẫn lộn...  
Khá hơn rồi, tự cho phép mình đưa bài vào blog như lưu lại một khoảnh khắc. :)

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Tình thương


TINH THUONG, YEU THUONG, THUONG NHAU, YEU NHAU, TRAI TIM, BAN TAY       Câu chuyện dưới đây xảy ra lâu lắm rồi bên Do Thái. Một ngày kia, khi những viên chức chính phủ đang sửa chữa, xây cất một chuồng bò thì họ trông thấy trong góc nhà có một cái ổ chuột. Họ bèn dùng dùng khói đuổi mấy con chuột trong đó chạy ra. Một hồi sau quả thật có chuột chạy ra, từng con, từng con một...

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Mọi ông bố đều đã từng xếp thứ nhất


                                                                                                                           Azit Nexin
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhnI9IqhcN4A1c29aJiMaq1gqhd5ax9zVbaIX3Ch-iLQx3ZOT0pS-xzwmoG1mTqUJS6B42FtyZGKDy-LZq9Ad37SiWBn7WulVLmsz_ZBbXfgJOss5kjUNGlHeFbN2pyX-Khb-4lN0na1Gzb/s1600/tuki.jpgAnkara 19.11.1963
Acmet thân mến,
       Cảm ơn bạn đã trả lời tôi ngay lập tức. Cứ tiếp tục viết những lá thư dài như thế cho tôi nhé. Những dòng thư của bạn làm tôi thích thú quá. Tôi cũng sẽ cố gắng viết thật kỹ cho bạn hay những gì xảy ra ở chỗ chúng tôi, cả ở nhà lẫn ở trường.
        Qua thư bạn tôi như nhìn thấy lại hình ảnh vui nhộn của lớp mình và cô giáo hiền dịu cũ. Tôi hình dung được cảnh bạn lúng túng, khốn khổ khi trả lời ông thanh tra [*]. Thật là buồn cuời, tôi đã cười thỏa thích...
         Thư này tôi muốn kể qua cho bạn về khu nhà của chúng tôi cùng lũ bạn bè và nói chung tất cả lũ trẻ con trong khu nhà nhỏ bé này. Khu nhà tôi ở có bốn tầng lầu, mỗi lầu có hai gia đình sinh sống. Gia đình tôi sống trong căn hộ ở tầng lầu thứ hai. Thư trước tôi đã viết cho bạn là ba tôi có ba người bạn cùng sống trong khu nhà này với chúng tôi. Phía sau khu nhà có một cái vườn cũng khá rộng, có nhiều cây to bóng mát, nhưng  lại ít  được chăm sóc  nên có vẻ như một cái rừng nhỏ  đối với lũ trẻ con  chúng  tôi. Buổi chiều sau khi học xong, gần như  tất cả

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Đàn sếu

HG: Bỏ xem thời sự, xem bộ phim "Pháo đài Brest"  trên kênh Nga...  
Hôm nay là  22-6 (1941- 2013, 72 năm đã trôi qua), muốn viết gì đó, mà không đủ tập trung... Nhưng phải có gì đó cho blog của mình mới được.


  

 ĐÀN SẾU

                                                                                                         Raxul Gamzatov

                                                       Tôi cứ nghĩ những chàng trai đẹp nhất
                                                 Từ chiến tranh không trở lại ngày nào
                                                 Không phải chết đang nằm sâu dưới đất.
                                                 Mà biến thành đàn sếu trắng trên cao.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hiệu ứng đám đông có thể giết chết một con người...


1. Một bức ảnh đau thương

     Năm 1993, Kevin Carter – phóng viên chụp ảnh cho một tờ nhật báo ở Nam Phi, đã đi đến vùng Sudan để thu thập tài liệu về phong trào nổi dậy ở địa phương này. Thế nhưng khi đến đây, chứng kiến cảnh đói khát và dịch bệnh ở nơi này, anh quyết định chuyển sang chụp ảnh dân thường – những người đang phải chịu đựng khổ sở cùng cực.
    Một lần đang ngồi nghỉ chân [1], anh trông thấy một bé gái da đen thân thể gầy gò, đói khát gục xuống đất vì kiệt sức, sau lưng em là một con kền kền đang chờ đợi. Nó đợi em bé chết để ăn thịt, trong khi em bé thì đang cố lết đến một trại phân phát lương thực của Liên Hiệp Quốc gần đó. Kevin đã canh suốt 20 phút để lấy được cảnh con kền kền tung cánh nhằm gây được ấn tượng mạnh hơn nhưng không được. Thế là, anh đành chụp bức ảnh và đuổi con kền kền đi.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Hàng xóm

                                                                                                         Truyện ngắn
                                                                                                                                 Chu Thùy Anh

        Hàng xóm này cụ thể là hàng xóm ở đối diện. Tầng có tất cả chín nhà, quây xung quanh cái cầu thang máy. Thực ra thì không có nhà nào thực là đối diện nhà nào cả, nhưng nhìn chênh chếch vẫn có thể thấy được cửa nhà nhau. Nhà này, là hàng xóm nhìn chênh chếch có thể thấy được cửa nhà ông. Cũng tức là, nhà ông, nhìn chênh chếch thấy được cửa nhà ấy.
        Thường thì các nhà cửa đóng then cài cẩn mật. Không hẳn vì sợ trộm cắp, trộm làm sao đi qua được phòng bảo vệ ở tầng một, ấn thang máy qua mười ba tầng lên đến tận đây, rồi làm sao phá được khóa cửa sắt để vào nhà, thật cũng lắm gian nan. Nhưng là thói quen thế, nhà nào cũng khóa cả cửa sắt bên ngoài và cửa gỗ bên trong. Giữa cửa sắt và cửa gỗ có năm mươi phân cách biệt, không hiểu người ta thiết kế như thế để làm gì, năm mươi phân thì để vừa được gì và ai cần để cái gì giữa cửa sắt và cửa gỗ. Thực ra chẳng có nhà nào để gì cả, trừ nhà hàng xóm ấy. Mỗi lần ông nhìn chênh chếch sang, đều thấy mấy đôi dép xếp thẳng hàng. Bốn đôi người lớn và hai đôi trẻ con vào ngày nghỉ. Hai đôi người lớn vào giờ hành chính ngày trong tuần. Lại đủ bốn đôi người lớn và hai đôi trẻ con sau sáu giờ chiều từ thứ hai đến thứ sáu. Chỉ có nhà ấy là xếp dép vào khoảng năm mươi phân giữa hai lớp cửa. Có khi là dép, có khi là giày.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bình thơ Cố Thành

           
Nhà thơ Cố Thành (1956-1993)

                                  
MỘT THẾ HỆ NGƯỜI   

                         Đêm đen cho tôi đôi mắt màu đen
                        Thế mà, tôi đã dùng nó tìm ra ánh sáng 

                                 XA VÀ GẦN
                         Em
                         Sẽ nhìn anh
                         Sẽ ngắm mây

 
                         Anh cảm thấy
                         Lúc nhìn anh, em thấy rất xa

                                                                    Khi ngắm mây, em thấy rất gần.
                  
                                                                              Vũ Phong Tạo (dịch và giới thiệu)