Trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Ông vua có đôi tai lừa

HG: Nhiều lúc mình muốn coi blog này như một cái hố, mà xem chừng... :(
Anh thợ cắt tóc này này còn sướng chán!!!


[​IMG]
Thần mục đồng Pan
     Ngày xửa ngày xưa, thời vua Midrat trị vì, đất nước Hy lạp hùng mạnh và giàu có. Midrat là một vị vua anh minh, đức độ nên ông được thần dân vô cùng yêu mến.
     Một hôm, sau khi bãi triều, nhà vua đi dạo trên đồi bỗng nghe tiếng sáo vui nhộn vang lên. Tò mò, ông vội bước về phía phát ra tiếng sáo lạ.
    Thì ra đó là tiếng sáo của thần Pan, vị thần bảo vệ các mục đồng. Thần Pan có nửa thân trên là người, trên đầu có sừng, nửa thân dưới giống dê. Thần Pan đang vui vẻ thổi sáo và nô đùa với một đàn cừu.
     Nhà vua nhẹ nhàng tiến lại gần và say mê lắng nghe tiếng sáo véo von. Không chỉ có vua Midrat mà các tiên nữ và thú rừng cũng rất thích tiếng sáo của thần Pan. Họ vỗ tay reo hò ca ngợi tiếng sáo trong trẻo rộn ràng.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Mùa hoa bưởi



HG:  Hôm nay đi qua một góc phố ngan ngát... Thứ hương sao mà thanh khiết, sao mà dịu dàng thân thuộc đến nao cả người. Thế là sực nhớ ra bài thơ của Nghiêm Thị Hằng. Hình như không nhiều người biết đến bài thơ này như với "Hương thầm" của Phan Thị Thanh Nhàn thì phải? Nhưng chả hiểu sao mình còn thích bài này hơn cả bài "Hương thầm" cơ đấy!




Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Nghe lại "Lời tạm biệt trước lúc lên đường "

HG: Hồi đó, mình còn rất bé, nhưng in sâu đậm trong tâm trí bao nhiêu là ấn tượng: Vẻ lo lắng xôn xao kéo dài ngày này sang ngày khác của bà nội, ba mẹ, các chị, những người hàng xóm; Chiếc hầm trú ẩn hình chữ A nền đất nện, nửa nổi nửa chìm được làm sẵn dưới bờ tre; Từ "sơ tán" ẩn hiện nhiều lần trên môi người lớn; Những đoàn xe dằng dặc trở bộ đội hoặc phủ kín bạt, cả xe kéo pháo... cứ ầm ì trong đêm tối, nối đuôi nhau chạy qua quốc lộ trước nhà; Cánh tay cuốn đầy băng trắng toát treo trước ngực của một anh bộ đội khi anh mới trở về, ghé qua thăm cô giáo cũ là mẹ... Mơ hồ đâu đó cả cảnh "biển người" xa lạ quân phục mũ mềm tràn lên một triền đồi biên giới trong bộ phim "Đất mẹ" với những tiếng "tả tả" hãi hùng... Sau này lớn lên thì hiểu những ấn tượng đó không chỉ đến vào thời điểm tháng hai năm bảy chín, mà nó đeo đẳng cuộc sống bao người Việt Nam từ đó cho đến những năm tám tư tám lăm và cả về sau... Lớn nữa thì đọc được nhiều hơn, biết thêm nhiều hơn... Không phải chỉ như từng biết và thuộc một bài hát hào sảng...

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Biên Giới Tháng Hai

Huy Đức
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh_Pbfhj0egVywxu6ETPRrG9TYdIaI5MjfzoRz-lBl_KQ23MpLBVmBpdWORylScT-pR-Ljr3tZu6SJPKwvFMkDh3IrgMH97_z-1kVDy-XaTMtkt7q_c9fdePaYYPxKKM10xMsSOcuEBHcZx/s400/090223122220_war386x217.jpg    Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Không có cái gọi là "từ Hán Việt"

HG: Mình thích vì "bắt được" một bài viết khoa học, cho mình thêm kiến thức mới mẻ, thú vị. Còn tuyệt nhiên không có cái cảm xúc đắc chí... Chưa tự phân tích cảm giác kỹ hơn. Những lúc nào rỗi cũng cần mở đọc lại.
                                                                                                                    Hà Văn Thùy

       Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

     Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
     Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Đề Đô thành Nam trang



http://31.media.tumblr.com/tumblr_m2fhh2xNzd1qkengto1_1280.jpg
"Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong"

       Đề Đô Thành Nam Trang
       Khứ niên kim nhật thử môn trung
       Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
       Nhân diện bất tri hà xứ khứ
       Đào hoa y cựu tiếu đông phong
       Dịch nghĩa:
       Đề (thơ) ở trại phía Nam Đô Thành
       Ngày này năm ngoái tại cửa đây
       Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng
       Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao
        (Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

(Chú thích: Đô Thành- tức Trường An (kinh đô nhà Đường) )
Bản dịch thơ của thi sĩ Tản Đà:

Thơ đề ở trang trại phía nam đô thành
Cửa đây năm ngoái cũng ngày này
Má phấn hoa đào ửng đỏ hây
Má phấn giờ đây đâu vắng tá
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây.