Trang

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Nhạc sĩ của Hà Nội Phố đã về với hư vô

HG xin nói lời trân trọng cảm ơn nhạc sĩ Phú Quang- với lòng biết ơn sâu sắc mà cho đến lúc này- khi ông ra đi- mới thực sự định hình; Xin kính cẩn thắp nén hương tiễn biệt nhạc sĩ về cõi vĩnh hằng. Tâm hồn HG từ khi thơ trẻ cho tới nay đã được góp phần nuôi dưỡng- không hề nhỏ- bởi biết bao bài hát trữ tình, đằm thắm, đượm buồn và sâu lắng của ông. Tên tuổi nhạc sĩ Phú Quang cùng những tuyệt phẩm ông để lại- sẽ còn mãi mãi trong trái tim những người con yêu Hà Nội. 

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

NGƯỜI BẠN LÍNH CÙNG TIỂU ĐỘI

Phùng Quán 

(Tuỳ bút "Ba phút sự thật"- Chương 13)


ào những năm đầu của thập ky sáu mươi (1960), trên các mặt báo trung ương và địa phương các trang thơ tràn ngập đề tài sản xuất, chiến đấu, ca ngợi các hợp tác xã điển hình, các nông trường, các nhà máy, hầm mỏ tiên tiến, nào "sóng Duyên Hải, gió Đại Phong", nào gương người tốt việc tốt, tố cáo tội ác Mỹ Diệm…, thôi thì đủ thứ. Bỗng dưng, trên một trang thơ tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam xuất hiện một bài thơ tứ tuyệt, nhan đề: Nghe nhạc Strauss. Tên tác giả lạ hoắc: Tuân Nguyễn.
Đã hơn ba mươi năm trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng bài thơ nọ vẫn đọng lại tinh khôi trong trí nhớ của tôi.

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

TÔI HỎI CÂY TẦN BÌ


 

Tôi hỏi cây tần bì

(Thơ)

                                       Vladimir Kirshon (Nga- 1936) (*)

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Tám tính cách của người có giáo dục dưới góc nhìn của Chekhov

HG: Xung quanh đã, đang có nhiều điều dối trá, có lúc mình phải thoả hiệp để yên thân, nhưng mình không yên thân, bởi mình vẫn đau đớn...

"Họ thật thà và sợ điều dối trá như sợ bỏng. Đến các việc vặt họ cũng chả dám nói sai sự thật. Sự dối trá sẽ xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe..."

Mình đau đớn vì mình chưa xứng đáng là người có giáo dục.

(ST)

Anton Chekhov (1860-1904) – nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga – đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình. Ông có người anh ruột Nicolai (1858-1889) là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người anh coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích…

 “Matxcơva, 1886

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Buồn tàn thu

Nghe ca khúc Buồn tàn thu- ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện:


Phạm Kim

  "Buồn tàn thu" là một tuyệt tác của nhạc sĩ Văn Cao. Xin nhắc lại Văn Cao sinh năm 1923 tại Hải Phòng, học tại trường Pháp rồi trường nhà dòng. Năm 15 tuổi, gia đình sa sút, Văn Cao phải bỏ học đi làm. Rối sau đó dọn lên Hà Nội.

  Tại Hà Nội, ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Ca khúc này được xem là bước đầu cho sự nghiệp văn nghệ nhạc-họa-thơ đầy phong phú của ông về sau.

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

LẮNG NGHE NƯỚC MẮT

 Nguyễn Duy

1.
Về
về
về
về quê!
từng đoàn người lao đi
mưu sinh
từng đoàn người lao về
tị nạn
tị nạn nơi quê hương mình.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến

 Hoàng Nhuận Cầm

HG: Đằng đẵng những ngày cách ly xã hội. Hết xuân, qua hạ, sang thu... Dịch covid đang ngày càng trầm trọng, bao thảm cảnh đau lòng... Đến nỗi tự trong lòng, cảm giác đăng một cái gì lãng đãng cũng là có lỗi. Chần chừ mãi, thôi cũng là được, một bài thơ thu buồn trong dư âm của sự lỡ làng, của sự kết thúc, nhưng không bi lụy. Mà tác giả tài hoa cũng đã rời xa dương gian trong quạnh quẽ, như bông cúc cô đơn trên bàn đã rơi hết những cánh cuối cùng. Tự nhủ mình: tìm cái đẹp trong nỗi buồn thương, cũng là cách để tự động viên rằng: còn tồn tại tức là còn sự sống...

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Cho ngày cuối tháng Bảy

HG: Ngược lại thời gian...

1. Tác giả phần lời ca khúc "Mùa Xuân"

Phan Việt Hùng

MÙA XUÂN
Sáng tác: Phạm Minh Tuấn
Thơ: Elena Shirman

***********************

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Một kết thúc có hậu :)

 Chúc mừng, chúc mừng chiến thắng tuyệt vời của  đội bóng màu thiên thanh!💝💥🤾‍♂️🎉


Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Ôi, não nuột...

 Hết chuyện rồi! Sau có 2 ngày mà tàn 3 giấc mơ... :((( 

"Thế là tàn một giấc mơ/ Thế là cả một bài thơ não nùng" =((((






Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Mùa hè Italia

HG: Đúng là môn thể thao vua!!! Cuốn hút bao nhiêu con người trong thế giới này (Mình không tính thị trường của dân cá cược, những toan tính và những mỗi lợi của giới bóng đá đâu nhé! Mặc dù kể ra đó cũng là gia vị cho sự sôi động hấp dẫn của mỗi mùa bóng, mình chỉ đang nói đến cảm xúc giới hâm mộ, những trận cầu thót tim và những vui buồn vỡ òa của các cầu thủ).

Niềm quan tâm chung rất đỗi vô tư, những nụ cười rạng rỡ và cả những giọt nước mắt cay đắng- những cảm xúc bồng bột rất không... thiết thân, đã  làm con người trên khắp thế giới trở nên  hiền hòa hơn, xích lại gần nhau hơn.

Mới lại có ai thấy hai video bài hát  Un Estate Italiana (world cup 1990) dưới đây ít hay không? Đùa đâu, HG không chơi với nhé!:))

Mấy hôm nữa sau trận VN  UAE là HG sẽ post tiếp The Cup of Life.

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

CUỘC CHIẾN TRANH THẦN THÁNH

HG: Hướng về các nước Nga- Xô Viết nhân kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít 9/5/1945;
Xin ngả mũ  cúi đầu trước đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đài tưởng niệm những nạn nhân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và muôn vàn đau thương...

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Chuyện con rắn tre (Tiền Thân Veluka)

HG: Từ câu chuyện này, nếu thấy một con rắn độc, thì tránh. Nhưng ngẫm nghĩ lại, thì nhận ra một- con- rắn- độc, không dễ chút nào... Cầu sao trong đời, lòng từ bi không gặp cảnh nghiệt ngã.


...

Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sinh ra trong một gia đình giàu có ở nước Kàsi. Khi lớn lên, thấy nguy hiểm của dục vọng, thấy lợi ích khi xa lìa nó, Bồ-tát từ bỏ các dục, đi vào Tuyết Sơn, xuất gia làm vị ẩn sĩ, chuẩn bị tốt đẹp đề tài thiền quán, đạt được năm Thắng trí, và tám Thiền chứng, sống hưởng thọ thiền lạc. Sau một thời gian, Bồ-tát có một hội chúng lớn, với năm trăm ẩn sĩ khổ hạnh vây quanh. Ngài sống làm bậc Ðạo sư của hội chúng.

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

THÁNG TƯ

                                                                                                    Tản văn

 Nguyễn Ngọc Tư

Bao giờ thì cũng là thứ nắng đỏ quạch quánh đặc như có thể nắm một nắm trong tay. Gió lặng ngắt hoặc có cũng phảng phất chút gì như xa vắng thảng hoặc. Vài trận mưa thập thò hệt đứa trẻ thử rưới ít nước lên chảo lửa ngun ngút rồi đâu lại đó, nắng đỏ hơn, ngằn ngặt đến tận cuối chiều, muốn ăn lan cả vào đêm.
Giữa nắng và nắng và nắng gắt gỏng như nhau, người ta hầu như không được chọn lựa. Cứ chịu trận và chờ đợi thứ gì đó chậm chạm trôi qua. Trên đỉnh mùa khô, trời đất đứng trân trân, không khí phập phồng rịn mồ hôi. Cây cỏ lả đi. Mùa rừng cháy. Mùa giáp hạt. Mùa bới khoai. Trẻ con chân trần đi mượn gạo nhà hàng xóm ngang qua những đám sậy cháy xém, tưởng như da thịt cũng bốc hơi. Người lớn khum khum tay cho đỡ chói ngó về phía chân trời, nơi những núi mây xám một hôm nào đó sẽ đùn lên mang mùa màng tới.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

NẤM MỒ

                                                                     Truyện Ngắn

Vũ Thư Hiên

Câu chuyện tôi kể ở đây không dài, lại không có những diễn biến đan xen, bất ngờ, khả dĩ dắt dẫn người đọc tới những suy đoán mung lung, đặng tạo ra sự lôi cuốn. Vì lẽ đó nó sẽ không thú vị, hoặc kém thú vị, tính theo chuẩn văn chương quen thuộc. Xin rào trước một câu như thế để người viết khỏi bị những phiền trách về sau.

Câu chuyện rất đáng được chia sẻ, theo tôi nghĩ. Điều làm tôi có chút băn khoăn là nên chọn cho nó hình thức nào đây để nó không trở thành nhàm chán. Sắp xếp lại các tình tiết cho có hình hài một truyện ngắn, tôi không muốn. Nó là câu chuyện để kể, không cần các thủ pháp tả tình tả cảnh. Nói tóm lại, tôi thấy sự can thiệp của thói quen viết văn chỉ làm câu chuyện mất đi cái mộc mạc của nó. Mà đấy lại là cái tôi muốn giữ.

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Hà Nội phố


 Phan Vũ


Gửi những người Hà Nội đi xa


1.

Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em mùi hoàng lan.
Ta còn em mùi hoa sữa.
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
Cọt kẹt bước chân quen.
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ.
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ...

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI TANG LỄ NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

(Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Trưởng ban lễ tang )

Vào hồi 16h45 phút, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (tức ngày 08 tháng 02 năm Tân Sửu), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng đi về cõi vĩnh hằng. Trên tất cả các báo chính thống và mạng xã hội ngập tràn thông tin về sự ra đi của ông cùng những đánh giá về vị trí của ông trên văn đàn nước Việt, ngập tràn lời chia buồn và tiếc thương. Chỉ điều ấy thôi đã nói lên ảnh hưởng lớn lao của ông trong đời sống văn học và đời sống xã hội nước nhà.

Muối của rừng

 NGUYỄN HUY THIỆP

                                                                                                                                   Truyện ngắn

Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.

Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. 

Chính dịp đó ông Diểu đi săn. 

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Danh hoạ và danh tướng

 Nguyễn Đình Đăng 

Một bức ký hoạ đẹp đáng giá hơn một diễn văn dài lê thê.

Napoléon Bonaparte

HG: "Ôn cố tri tân"... 

Ngày 9 tháng 11 (18 Brumaire) năm 1799 danh tướng 30 tuổi Napoléon Bonaparte làm đảo chính, trở thành đệ nhất tổng tài, dứt điểm với cách mạng Pháp.

Lúc bấy giờ Jacques-Louis David đã là một danh hoạ 51 tuổi. Từ một người thân cộng hòa, từng bị bỏ tù khi cách mạng thoái trào, nay ngả sang thân chế độ quân chủ, ông âm thầm vẽ các chân dung cho các nhà bảo trợ giàu có để kiếm tiền. Với bức “Những phụ nữ Sabine” [1], ra mắt công chúng cuối năm 1799, ông muốn ngầm gửi một thông điệp hoà giải giữa phe bảo hoàng và phe cộng hòa. Tuy  nhiên công chúng xem tranh đã suy diễn rằng David muốn hoà giải với Napoléon.

David_Self_Portrait

Jacques-Louis David (1748-1825)
Chân dung tự hoạ, 1794
sơn dầu, 80.5 x 64.1 cm, Louvre

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Táo


Hà Nhật

Ta hái cho nhau một quả táo trên cành

Ta còn trẻ và táo còn xanh quá

Ta khờ dại để táo đời rơi cả

Em xa vườn quên hết vị táo xanh...

Đắt giá

 HG: Đầu xuân, đọc nhẩn nha rồi nhặt về. Cái truyện đã từng đọc ở đâu rồi, không rõ tác giả là ai, HG bâng quơ xin phép ngắn lại cái tựa đề, và loại bớt câu đúc kết cuối cùng...


Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Một cuộc chiến vô nghĩa, trái đạo lý và thảm bại

 

Nữ dân quân Cao Bằng dẫn giải tù binh Trung Quốc bị bắt

Lời chúc đầu năm mới