Trang

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI TANG LỄ NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

(Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Trưởng ban lễ tang )

Vào hồi 16h45 phút, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (tức ngày 08 tháng 02 năm Tân Sửu), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng đi về cõi vĩnh hằng. Trên tất cả các báo chính thống và mạng xã hội ngập tràn thông tin về sự ra đi của ông cùng những đánh giá về vị trí của ông trên văn đàn nước Việt, ngập tràn lời chia buồn và tiếc thương. Chỉ điều ấy thôi đã nói lên ảnh hưởng lớn lao của ông trong đời sống văn học và đời sống xã hội nước nhà.

Muối của rừng

 NGUYỄN HUY THIỆP

                                                                                                                                   Truyện ngắn

Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.

Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. 

Chính dịp đó ông Diểu đi săn. 

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Danh hoạ và danh tướng

 Nguyễn Đình Đăng 

Một bức ký hoạ đẹp đáng giá hơn một diễn văn dài lê thê.

Napoléon Bonaparte

HG: "Ôn cố tri tân"... 

Ngày 9 tháng 11 (18 Brumaire) năm 1799 danh tướng 30 tuổi Napoléon Bonaparte làm đảo chính, trở thành đệ nhất tổng tài, dứt điểm với cách mạng Pháp.

Lúc bấy giờ Jacques-Louis David đã là một danh hoạ 51 tuổi. Từ một người thân cộng hòa, từng bị bỏ tù khi cách mạng thoái trào, nay ngả sang thân chế độ quân chủ, ông âm thầm vẽ các chân dung cho các nhà bảo trợ giàu có để kiếm tiền. Với bức “Những phụ nữ Sabine” [1], ra mắt công chúng cuối năm 1799, ông muốn ngầm gửi một thông điệp hoà giải giữa phe bảo hoàng và phe cộng hòa. Tuy  nhiên công chúng xem tranh đã suy diễn rằng David muốn hoà giải với Napoléon.

David_Self_Portrait

Jacques-Louis David (1748-1825)
Chân dung tự hoạ, 1794
sơn dầu, 80.5 x 64.1 cm, Louvre