Trang

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Niềm vui lớn: Đối tác chiến lược toàn diện

 Lưu Trọng Văn.

HG: " (...)

Kính gửi cư dân (...)

Để thực hiện công tác đảm bảo an ninh khi đoàn Tổng thống Mỹ sang thăm Viêt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân dân, công an phường đề nghị tất cả các hộ gia đình của (...) có ban công, cửa sổ hướng ra tuyến đường (...) trong ngày 10/9/2023, thời gian từ 12h trưa nghiêm túc thực hiện việc đóng toàn bộ các cửa sổ, cửa ban công, kéo rèm che cửa (nếu có) và tuyệt đối không đứng ngoài ban công khi có đoàn đi qua. 

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

TÔI ĐI HỌC

 HG: Áng văn tuyệt đẹp: Trong sáng, giản dị, mẫu mực mà thơ mộng và đầy xúc cảm. Ở góc độ của mình, chưa thấy có bài văn khai trường nào thay thế được.



Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

Trường hợp “Bác Hồ”

HG: Mình đi tìm thử xem ai là người đầu tiên gọi cụ Hồ là "cha già dân tộc", vì nhớ đọc đâu đó từng khẳng định rằng người này chính là... Trần Dân Tiên-  tác giả  cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Tác giả đó thì từ lâu mình đã biết là ai rồi, không có lẽ? Mà thực sự mình cũng chả muốn tìm đọc lại cả cuốn sách trên để kiểm chứng, nên nhân hôm nay mình định xem lại có chỗ nào khẳng định như thế một cách thuyết phục không. Tìm chưa mấy nỗi thì thấy có bài viết này. Bài chưa có câu trả lời cho câu hỏi của mình nhưng mình thích những phân tích của PTH. Ok, mình cũng thích công bằng trong nhìn người, và nhìn nhận lịch sử.

 Phạm Thị Hoài

Sau đề nghị của tôi về xưng hô, nhiều độc giả lưu ý rằng cha đẻ của cách xưng hô gia đình hóa trong xã hội Việt Nam thời đại xã hội chủ nghĩa là vị “cha già dân tộc”, người tự xưng là “Bác Hồ”. Theo tôi trường hợp “Bác Hồ” không hẳn như vậy.

Khác với những nhà lãnh đạo từ Lê Duẩn trở đi sau này, Hồ Chí Minh thuộc thế hệ các nhà cách mạng xuất thân kẻ sĩ – trí thức trong giai đoạn chuyển tiếp từ Nho học sang Tây học. Xung quanh ông là những người mà tố chất kẻ sĩ – trí thức ấy không chỉ biểu lộ qua sáng tác văn chương, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan… đến Xuân Thủy, Cù Huy Cận, Tố Hữu, Đặng Thai Mai… Trước khi ngôn ngữ chính trị Việt Nam trở thành một hỗn hợp của sáo mòn, đơn điệu, vô nghĩa và lố bịch như chuẩn mực ngày nay, nó đã từng kết hợp được cả học vấn truyền thống lẫn ngọn lửa nóng rực của cách mạng ở những năm tháng đầu.