Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Phố ta

                                                     "...Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
                                            Tại sao cây táo lại nở hoa
                                             Sao rãnh nước trong veo đến thế?
                                             Con chim sẻ tóc xù ơi
                                             Bác thợ mộc nói sai rồi. "             

 Lưu Quang Vũ

Image result for Vườn trong phố Lưu Quang Vũ
Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều



Năm nay cà chua chín sớm
Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.
Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua
Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.

1970.

14 nhận xét:

  1. DVD ngẫm nghĩ mãi câu kết "Bác thợ mộc nói sai rồi"...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DVD làm HG cũng đâm nghĩ ngợi... :(((

      Xóa
    2. DVD ngẫm nghĩ...

      Cuộc đời này dù nhiều chuyện xấu xa
      Nhưng sự sống vẫn luôn tiếp diễn
      Nên cây táo vẫn nở hoa!
      Nên chim sẻ vẫn hát ca!
      Còn rãnh nước đã đục ngầu
      Cà chua chín mãi không hư
      Chị thợ may là công nhân rẻ mạt nước người
      Cũng chả cần người đưa thư
      Trẻ con chúi đầu vào trò chơi điện tử
      Bà giáo về hưu ngắc ngứ với câu chữ hiện đại
      Mở sách giáo khoa thấy lạ lẫm, thở dài...
      Bác thợ mộc nói sai?

      Xóa
    3. Chủ thể trữ tình muốn an ủi con chim sẻ tóc xù của mình mà rõ ra là khó vì những lí lẽ "dụ khị" thật yếu ớt... Vì bác thợ mộc đâu có nói về thiên nhiên hay sự sống vô thức... Bác thợ mộc già không tranh cãi đâu! Bác đang buồn bã ngước nhìn theo những bong bóng xà phòng của lũ trẻ...
      Ý tại ngôn ngoại, không mà có, sai mà đúng... thật là gợi quá! Cảm ơn DVD giúp HG nhìn nhận rõ hơn chân giá trị của bài thơ này.

      Xóa
    4. Thật nực cười cho DVD khi ngẫm nghĩ bài thơ viết năm 1970 bằng cái khung năm 2018!

      Trở về thời điểm 1970, DVD ngẫm nghĩ...
      1- Những nhân vật và khung cảnh tích cực trong bài thơ là "thân quen" thường gặp với nhà thơ, hay nhà thơ chọn lọc có mục đích?
      2- Nhân vật tiêu cực vì sao lại là "bác thợ mộc" mà không phải là nhân vật khác? Bác thợ mộc đã nói gì?
      3- "Chuyện xấu xa" với nhà thơ là những chuyện gì?
      4, 5, 6,...?

      DVD nông cạn quá, nghĩ mãi không ra...

      Xóa
    5. Những câu hỏi của DVD, hình như tự nó đã trả lời luôn rồi ạ! DVD quả có suy nghĩ của người nhiều trải nghiệm.
      HG đang nghĩ: Qua các cách dùng chữ, hình như DVD đúng là người gốc Bến Tre (miền Nam). Quãng năm 1970, HG còn chưa có mặt trên đời này, nhưng là người bản địa, với dư âm một xã hội như thế còn lưu lại trong thời gian rất dài sau đó, HG có nhiều lí do (ngoài nghe, đọc...) để cảm nhận những phác họa rất nghệ thuật của người nghệ sĩ LQV, những suy tưởng - dẫu có thể từ sâu thẳm tiềm thức- mà hình như LQV gửi gắm. Còn DVD, DVD trong một hoàn cảnh sống khác hẳn, DVD có thấy rung động không ạ? Hay nói cho rõ, thì cảm nhận của DVD như thế nào ạ?

      Xóa
    6. Hi hi hi, sống là trải nghiệm mà, ai chả thế!
      Có khi người ít tuổi lại có trải nghiệm nhiều và sâu hơn người nhiều tuổi, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi người, nên DVD chả có gì tự hào ngoài lý do mình "sống dai" hơn HG một chút, hi hi hi!
      Năm 1970, DVD mới 7 tuổi, tuy thế cũng đã thay đổi nơi ở đến 4 lần với gia đình, sau này còn tiếp tục thay đổi chỗ ở, nên ký ức tuổi thơ về nơi ở của DVD cũng mờ nhạt, mỗi nơi ở chỉ nhớ được một chút ít!

      Đọc "Phố Ta" của nghệ sỹ LQV, thật lòng là DVD không thấy rung động gì cả, chỉ nghe một cảm giác mong manh, dễ vỡ!
      Trong một khu phố có vẻ thật yên bình, đang có thân cây tróc vỏ vào mùa thu (cây táo chăng?), cà chua chín sớm (vì sai lại chín sớm mà không chín đúng mùa?), đang có chị thợ may góa chồng (chồng chết) mặc đồ đen (nhìn xuống không vui), bác đưa thư kéo chuông thì hoa ti-gôn rơi rụng (tin thư vui hay buồn mà hoa ti-gôn rụng?), bác thợ mộc già buồn bã thở khói thuốc lên trời (nhìn lên không vui)...
      Nhất là bong bóng xà phòng, quá mong manh và thật dễ vỡ...
      Vì sao lại là "Em chờ anh..." khi "em" đến nhà "anh" mà không phải là "Anh chờ em"?
      Cô gái giận chàng trai đến "xù tóc" vì nữ đến nhà nam mà nam để nữ phải chờ trước cổng ư? (thiếu nữ miền bắc thời 1970 hình như không có kiểu tóc xù)
      Rồi chàng trai thanh minh rằng bác thợ mộc già nói sai rồi (người lớn tuổi nói sai ư?) bởi vì bác thợ mộc già nói với cô gái rằng "Con trai không đáng tin nên mới để con gái chờ trước cổng" chăng?...

      Nghệ sỹ LQV viết bài thơ này khi ông 22 tuổi, đang là bộ đội phòng không.

      Đấy, HG thấy rõ là DVD kém cỏi nên ngẫm nghĩ nông cạn thế đấy!
      Hì... (thở dài)...

      Xóa
    7. Hi! Vậy là DVD rung động nhiều hơn HG tưởng. Và những ý bình thật dễ thương đó ạ! Nhất đoạn cuối về cô "chim sẻ tóc xù" =)))) Có nhiều khi sự tình thực cũng giản dị. Người đọc đa phần cứ suy tưởng theo cảm xúc của mình. HG nhớ hồi đi học cứ phát sốt lên với các lời bình giảng mẫu (rằng họ nhồi nhét gì cho mình thế này, tác giả có ý định thế thật không?(!)). Nhưng nói cho cùng, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị chính ở độ mở cho người thưởng thức, có phải không ạ?

      Xóa
    8. DVD ngẫm nghĩ tiếp...

      Hoặc là cô gái cứ chờ người yêu trở về trước cổng nhà mình như lời chàng trai đã thề hẹn trước khi lên đường chiến đấu (năm 1970 đang là thời chiến), nhưng chàng trễ hẹn chậm về, hoặc có khi mãi không thấy về...; nỗi thương nhớ, chờ mong buồn bã làm cô gái quên cả lược gương nên mái tóc "xù" lên?

      Còn bác thợ mộc? Bác thợ mộc thay vì đóng tủ, đóng giường, sửa nhà cho đôi tình nhân khi họ cưới nhau, lại buồn bã vì nghĩ rằng mình sẽ phải đóng quan tài cho người chết trận sao, khi chàng trai mãi không thấy về? ((năm 1968-1970, nhiều người ra đi, nhưng quá ít người trở về) Nếu thế thì có lẽ bác thợ mộc đã nói với cô gái rằng "Hay là thằng đó... nó đã... hy sinh?"
      Quả là một tin xấu vô cùng, phải không HG?

      Và nghệ sỹ LQV thay lời chàng trai an ủi, khích lệ, động viên cô gái; khẳng định với cô rằng "Bác thợ mộc nói sai rồi", anh sẽ trở về, chàng trai mà cô yêu thương, mong đợi rồi sẽ trở về, cây táo lại nở hoa, rãnh nước trong veo niềm tin, niềm vui và hạnh phúc, không bị đục mờ vì những ý tưởng, suy đoán tiêu cực, tăm tối, u buồn,...

      Hì, DVD ngẫm nghĩ thế đấy, một hy vọng mong manh và dễ vỡ!
      Có lẽ ngẫm nghĩ của DVD về "Phố Ta" thật lập dị, chả giống ai, hì...
      Phải không HG?

      Xóa
    9. Ý nghĩa thật sự của bài thơ là như thế nào, chỉ có một mình tác giả bài thơ là nghệ sỹ LQV xác nhận mà thôi!

      Còn lại tất cả chỉ là suy diễn!

      Với một tác phẩm nào đó, ai cũng cho rằng mình hiểu chính xác hơn, cảm nhận sâu sắc hơn, rồi tranh luận, phê phán...

      Oải, hì...

      Xóa
    10. Còn anh thợ điện, bà giáo về hưu và lũ trẻ thì DVD chịu thua, ngẫm hoài không ra được ý gì hợp lý, hì...

      Xóa
    11. HG nghĩ cố lí giải theo hướng tầm thường hóa (chỉ tả thực, chả có dụng ý gì ghê gớm đâu, toàn là người đọc tự tưởng tượng ra ấy mà!), hoặc theo hướng phi thường hóa (cái gì trong bức tranh cũng có dụng ý cả đấy, tư tưởng "kinh khủng" lắm!) đều làm HG thấy hơi ... bất mãn cả. Vì thế HG thưởng thức nghệ thuật rất nghiệp dư, chỉ thích cảm nhè nhẹ thôi. Cảm nhận nào đến tự nhiên đầu tiên, sẽ làm HG tin nhất. Rung động ban đầu, như... mối tình đầu ấy ạ!:)

      Xóa
    12. HG xin bổ sung: Tố Uyên (người vợ đầu của LQV, năm 1970 họ đã cưới được 1 năm) là một cô diễn viên xinh đẹp tóc uốn bồng bềnh người HN hay gọi vui là "tóc xù" để phân biệt với những mái tóc không uốn. Hằng ngày LQV đưa đón cô ấy đến làm việc ở xưởng phim... Và những hình ảnh, nhân vật mà bài thơ nhắc đến là những hình ảnh hết sức quen thuộc và bình dị của Hà Nội những năm tháng chiến tranh. Những cái đó làm nền cho tứ thơ...

      Xóa
    13. Vậy ha!
      Thế mà DVD cứ suy diễn mãi...
      Hi hi hi...

      Xóa