Trang

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Định kiến chính trị thành phản văn hoá

Chu Mộng Long



Tôi không ngạc nhiên khi một vài nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.
Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

CHỮ QUỐC NGỮ CHỮ NUỚC TA...

HG: Ồn ào quá, mình bắt đầu tìm đọc...
...Từ Alexandre de Rhodes đến Trương Vĩnh Ký
Lương Nguyên Hiền

Kết quả hình ảnh cho alexandre de rhodes Năm 1625, Alexandre de Rhodes, tên Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, đi thuyền tới Việt Nam, không ai ngờ rằng thời điểm này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao của ngôn ngữ Việt. Đó là sự bắt đầu hình thành của chữ Quốc ngữ. Trong 300 năm, chữ Quốc ngữ đã phải trải qua bao nhiêu sóng gió rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn được chữ Nôm, chữ Hán để trở thành chữ viết của người Việt. Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ký âm bằng chữ cái Latin (a,b,c,…), nên tương đối đơn giảntiện lợi, dễ học, dễ nhớ, đã giúp cho người Việt dễ dàng hội nhập với các nước dùng chữ Latin hơn so với các nước theo chữ Hán như Trung Hoa, Nhật BảnĐại Hàn hay những nước theo chữ Ả Rập. Sự hội nhập nhanh chóng này cũng tác động một phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của một quốc gia. Như hiện nay trong vấn đề giao dịch qua Internet, chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Hán vừa khó đọc, khó viết và lại thêm khó sử dụng. Cũng từ đấy, người Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mặc dù nước ta đã bị phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Đây có thể nói là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Mùa thu vào hoa cúc...

HG: Bâng khuâng lắm với mùa... Chỉ là càng ngày càng thấy mình ít lời đi. Sắp hết thu rồi!...




Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Điều ít biết về tình khúc thế kỷ “Hướng về Hà Nội”

HG: Một câu chuyện thế này: Ngày... tháng... năm...,  chuẩn bị cho biểu diễn văn nghệ kỷ niệm ngày giải phóng Hà Nội 10/10, cô giáo tập cho hai nam sinh trong lớp hát "Hướng về Hà Nội". Hôm duyệt, thầy phụ trách Văn Nghệ rền rĩ: "Sao lại chọn hát bài này hả trời? Bài này ngày xưa bị cấm mãi đấy!!!...". Bla bla, a, b, c, d một hồi, rồi sau rốt hai cậu cũng được cho lên hát trước toàn trường. Hôm đó trên sân khấu, trong trang phục xưa cũ, chàng đứng trên góc nọ, chàng ngồi bậc thềm kia, hòa giọng nam cao nam trầm... Vụng về thôi, có chút non nớt, mà các bạn vỗ tay ầm trời...

Mai là tròn 65 năm giải phóng Hà Nội, blog HG lại chọn "Hướng về Hà Nội". Vì yêu, vì quý, vì  rung động, vì cảm xúc, vì trân trọng, vì thương nhớ... 



Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Bí ẩn ngôi mộ hai gia đình cùng nhận là con mình

HG: Mọi người có như mình không: Đọc mà nước mắt cứ tràn ra, đau thắt lòng. Thương hai Mẹ, hai Anh quá!!! Thôi, thịt da xương cốt ai thì rồi cũng về với Đất, cầu mong hồn thiêng các Anh ở đâu, cùng về nơi ấy với hai Mẹ. Cầu mong các Mẹ mạnh khỏe, bình an... TT

Cụ Lưu Thị Hinh, 85 tuổi, mẹ của liệt sĩ Đinh Duy Tuân, mỗi lần ra thăm mộ đều chọn 7 bông hoa cúc trắng, vì lúc hi sinh, "con trai tôi còn thanh khiết".
Còn cụ Hà Thị Xuân, cũng 85 tuổi, mẹ liệt sĩ Bùi Thanh Tuân sẽ đặt lên ngôi mộ ấy 7 bông cúc vàng, vì trước ngày nhập ngũ, anh đã lập gia đình.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Chuyện ở nông trại

George Orwell (1903-1950)
HG:  Bạn đọc ghé qua Blog Hoa Giấy, nếu chưa biết tác phẩm, hãy thưởng thức truyện trước, rồi xem phim... Hẳn bạn sẽ thấy thời gian bỏ ra không hề phí hoài.

"Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn
những loài vật khác
"

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Mắt biển Đông

                                                                                                Tùy bút
Lữ Mai
HG: Tranh thủ thì giờ ít ỏi đi đọc dạo, gặp một bài viết làm mình cảm động. Một bài viết có giá trị, về cả nội dung và nghệ thuật. Mình cảm nhận nó vượt qua ngưỡng của một bài phóng sự. Chị Lữ Mai là một nhà văn viết báo.


Tôi ra lô Tư Chính hồi tháng 5 vừa rồi, đã thấy thấp thoáng những con tàu khác, không có cờ đỏ sao vàng. Tuần trước, lòng bỗng cồn cào, tôi gọi ra cho một số chiến sĩ nhà giàn: “Các anh thế nào?” - “Chúng tôi vẫn công tác tốt. Chỉ cần mọi người giữ lòng, chỉ cần đất liền được bình yên”.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Ghi ở Pha Long

HG: Tưởng nhớ những người lính đã hy sinh vì Tổ Quốc.

FB Mai Thanh Hải 17/2/2016
Thân thuộc với Pha Long, nhưng mỗi lần lên với Đồn, đều không dám động đến gốc cây ngọn cỏ, bởi ở đó linh hồn của 37 người trai trẻ Biên phòng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh giữ nước bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn còn lẩn quất đâu đó, hé mắt - nhoẻn cười và ào ạt theo gió, trêu đùa...

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Lầu Hạc Vàng

                                                                                    Truyện ngắn
Lê Đạt
HG: Định viết một đoạn cảm nghĩ, nhưng thôi... nên để vậy thôi đã!  


Không tận xanh thơ thở trắng trời.
 
Bài thÆ¡ “Hoàng hạc lâu” dÆ°á»›i góc nhìn liên văn bảnÁnh nắng quái xiên khoai trên mặt người cố đánh chìm đời mình trong sóng rượu... làm Thôi Hiệu bừng tỉnh.
Cơn tỉnh rượu vào buổi xế chiều thật não ruột. Chưa bao giờ Thôi Hiệu cảm thấy chiến bại như lúc này. Cuộc đời như con thuyền rời bến phía Dương Châu hoa khói bỏ rơi kẻ nhỡ đò trên bến lạ. Văn hay chữ tốt làm gì...

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Không đề (*)

Olga Berggoltz
(Gửi Boris Kornilov)
HG: Người bạn đang thăm nước Nga, khoe bao nhiêu ảnh, đăng thơ rộn rã. Mình thấy nao nao... Lâu lắm mới gặp lại những vần thơ này.

Olga Berggoltz
(1910- 1975)

...Và tất cả đổi thay, em bây giờ đã khác 
Hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa. 

                                                            (Boris Korrnilov)

I.
 Em đã khác xưa rồi, em đã khác xưa 
Ôi cuộc đời sao trôi nhanh quá! 
Em đã già đi anh không nhận ra nữa 
Hay là anh có nhận ra chăng? 

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Diễn văn chia tay dài bao nhiêu là vừa?

HG: Cũng còn tùy. Ví như khi mà bạn là người chủ trì, nhưng bạn còn muốn dành thời gian để mọi thành viên đều được cất tiếng nói, thì bạn phải cố gắng nói thật ngắn gọn...  Gọi là "cố gắng", bởi vì đâu phải là ít lời muốn nói.
Cuối cùng thì đã như thế...  
Lưu lại làm kỷ niệm. Một ngày đầu hạ.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu

HG: Xao xuyến quá với mùa thi, cùng với mùa lá rụng xao xác đất Hà thành. Cô lao công chỉ nhặt rác mà không quét lá, để  lại tấm thảm vàng rực mãn nhãn... Gió thổi, lá vàng mới lại rời cành tiếp tục chao liệng. Vào giờ nghỉ, các cô cậu học trò ùa ra tíu tít, mê mải... Hàng nghìn kiểu ảnh có thừa... Yêu quá và nhớ quá!
HG đăng lại bài viết này, bài viết sáu năm trước, với những cảm xúc vẫn thật  nguyên vẹn.

 Câu hát của nhạc sĩ Phú Quang, không phải để hiểu theo nghĩa đen. Nhưng mình xin mượn làm tựa đề của entry này theo nghĩa đen thực sự. Mong được nhạc sĩ thể tất về điều này, bởi người thưởng thức đâu thể tự quyết định được cảm xúc...

***
                     "... Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói tỏa. 
                      Mátxcơva lại đã thu rồi! 
                      Bao khu vườn như lửa  sáng ngời 
                      Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ, 
                      Những tấm biển treo dọc theo đại lộ 
                      Nhắc ai đi qua, đầy đủ lứa đôi 
                      Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
                      "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"..."
                                                                                  (Thơ Onga Becgon- Bằng Việt dịch)

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Người đàn bà nông nổi

Truyện ngắn                                                          
Anton Pavlovich Chekhov
Anton Pavlovich Chekhov (1860–1904)- thời trẻ
Tranh sơn dầu của Isaac Levitan
Hôm cưới Onga Ivanopna có đông đủ những người bạn thân, những người quen của nàng đến dự.
– Các bạn thử nhìn xem: ở anh ấy cũng có một cái gì dáng để ý đấy chứ? – Nàng vừa nói với bạn bè của mình vừa đưa mắt về phía chồng như muốn phân trần rằng tại sao nàng lại lấy một người giản dị, rất bình thường, hoàn toàn không có gì nổi bật cả.
Chồng nàng, Oxip Xtepanutd Đưmop, là một bác sĩ ăn lượng bậc 9. Anh làm việc tại hai bệnh viện: ở một nơi anh làm bác sĩ trợ lý ngoại ngạch còn ở nơi kia thì làm bác sĩ đại thể. Hàng ngày, từ 9 giờ sáng đến giữa trưa anh khám bệnh và nghiên cứu tại phòng riêng của mình, buổi chiều thì lên ngựa đi đến bệnh viện khác, nơi anh chuyên mổ xẻ những thi thể người đã chết. Số tiền anh kiếm được thêm thật là nhỏ mọn: một năm chỉ khoảng chừng 500 rúp. Đấy, tất cả là thế. Có thể kể được thêm điều gì về anh nữa đâu? Còn Onga cùng các bạn và người quen của nàng thì lại là những người không phải hoàn toàn bình thường. Mỗi người trong bọn họ đều có một cái gì nổi bật tôn họ lên, đều ít nhiều có tiếng tăm, có tên tuổi trong xã hội; hoặc nếu chưa nổi tiếng thì ít ra cũng có nhiều hứa hẹn sẽ nổi tiếng. Đó là một diễn viên ở nhà hát kịch nói, một tài năng lớn đã được công nhận từ lâu, một người thông minh, khiêm tốn, ăn vận sang trọng, một người ngâm thơ tuyệt hay và đang dạy Onga ngâm thơ.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Người Nga – một công chúng nghệ thuật đáng ngưỡng mộ


"...Nếu có độc giả nào cảm thấy đoạn văn bất hủ trên đây đã lỗi mốt hay cực đoan, tôi xin nói thêm rằng, tôi nhìn thấy trong đó tinh thần của người Nga: tưởng như cũ kỹ, buồn và nặng nề, nhưng vừa hùng vĩ và quyết liệt như đám mây đen trước cơn giông tố đang trùm lên cánh đồng lúa mì bao la, lại vừa sáng và ấm như giọt nước mắt lăn ướt gò má một thính giả tại đại khán phòng nhạc viện Tchaikovsky đang rưng rưng thả hồn theo “Khúc mơ màng” trong tiếng dương cầm của Vladimir Horowitz."  (Trích đoạn cuối bài viết của tác giả Nguyễn Đình Đăng)
HG: Và vì thế, HG trân trọng thêm phần mở đầu thiên kí sự này với tiếng dương cầm của V. Horowitz, bản nhạc của Schumann, cất lên tại đại khán phòng nhạc viện Tchaikovsky- Moskva


Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Nhạc Richard Claydermen

HG: "Người ta chỉ nghe nhạc Richard Clayderman khi không sành sỏi cho lắm về âm nhạc", "Richard không phải nghệ sĩ dương cầm cổ điển đúng nghĩa". 
Mình ở trong số những người "không sành sỏi cho lắm về âm nhạc". Vậy nên lúc nào thích nghe cứ nghe đi, cứ trung thực với chính mình đi!...
     Cảm ơn ông đã tăng thêm ý vị cho một thế giới âm nhạc vốn đã đa sắc màu.




Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Hoa tháng ba

Chế Lan Viên

Tháng ba nở trắng hoa xoan 
Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương 
Không em anh chẳng qua vườn 
Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình. 









Tháng Ba ngày Tám...


Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Tháng Hai ai lên biên giới...




Tháng Hai ai lên biên giới
Cho tôi gửi một nhành sim
Cho tôi gửi giọt nước mắt
Ở nơi tận cùng trái tim...

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Biên Giới Tháng Hai (1979-2009)

HG đăng đoạn trích đầu bài "Sự kiện và nhà báo" (*) của nhà báo Mai Quốc Ấn thay một lời giới thiệu: 
"Năm nay, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 được nhắc nhiều trên báo chí. Nhưng 10 năm trước, đó chỉ là cuộc "xé rào" bởi khi đó nhà báo Huy Đức (báo Sài Gòn Tiếp Thị bản cũ) viết bài Biên giới tháng Hai là bài báo duy nhất của cả làng báo khi ấy. Cũng là bài báo đầu tiên trong 10 năm nay trước khi cuộc chiến tranh biên giới được "bật đèn xanh" nhắc lại vào 2019."

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Biên giới 1979 trước biển người phương Bắc

HG: Một bài hay của báo điện tử Vnexpress.net về cuộc chiến tranh khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979. Trân trọng cảm ơn các tác giả. 40 năm là một dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng với bao đau thương và bi tráng, mình đăng lại ở đây trước tiên là cho mình, sau là để tiếp sức, góp phần nhỏ bé trám lên cái tội lỗi 11 dòng của sách giáo khoa... 
Ngày 17/2 còn chưa đến, và Vnexpress đăng bài này vào 13/2 - hôm nay bài này  trôi đi rồi!  Va có một bài mới cũng hay lắm! Chạy tiếp sức trong tháng 2 nhé! 


600.000 quân Trung Quốc được huy động để thực hiện một cuộc phá hoại rộng lớn trên đất Việt Nam. Mọi chuyện không như ý muốn của kẻ thù.
***

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Biết em giờ này nơi đâu

HG: Những ngày mưa gió buốt tim, tình cờ nghe lại "Tình ca du mục", thế là cứ  như bị ám ảnh.  Tâm hồn con người là thứ không ai có thể trói buộc được. Bây giờ mình đang đứng trước "thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời..."