Trang

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Thư giãn với tranh Vladimir Volegov



HG: Đã "treo" tranh của Vladimir Volegov một lần, hôm nay HG lại tiếp tục. Thực là đã để dành, đợi đến khi có mấy ngày nghỉ thư thái... Mình xem cùng với nghe Reverie (Schumann).
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Reverie-Schumann/IWZEOC7U.html

Những thiên thần đáng yêu trong tranh 
Vladimir Volegov


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Về một câu chuyện rất đáng nhớ của tuần

Hiệu trưởng trường ĐH FPT Lê Trường Tùng: Năm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu họctrung học, bỏ đi cấp Trung học phổ thông (THPT).
Khi đó thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học CĐ hoặc học dự bị ĐH trước khi vào ĐH.
Khi học trung học, học sinh có thể chọn 6-7 môn, chứ không phải học tất cả các môn như hiện nay. Các nước theo mô hình giáo dục Anh quốc – chẳng hạn như Singapore – đang triển khai giáo dục phổ thông theo dạng này.

 1. "LÃN ÔNG" LÊN TIẾNG GỬI NGƯỜI LỚN
Phạm Toàn

Tranh biếm của họa sĩ Hoàng Dzự

Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng
Họa sĩ Hoàng Dzự (HS Nguyễn Xuân Hoàng vẽ)
HG: HG đã từng xem tranh biếm họa của "Tây", được biết đến những bức vẽ vừa đẹp, vừa sắc sảo mà rất ý vị trong thể hiện ý tưởng (xin tự nhận lỗi "vọng ngoại" :)). Tranh biếm của họa sĩ Hoàng Dzự, HG - với cái nhìn so sánh tương đối như thế của riêng mình- chưa thấy thuyết phục cho lắm (nhưng không có "nghề" nên HG không dám bàn). Tuy nhiên điều mà HG thấy rõ ở đây, là những vấn đề thời sự được họa sĩ quan tâm thể hiện. Họa sĩ cho thấy rõ quan điểm "đứng về phe nước mắt" trong những bức tranh của ông- việc này không phải đơn giản. Vì thế HG trân trọng mang những gì tìm được về blog để thưởng thức.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Theo hoa Loa Kèn đi vào thơ



HG: Từ đầu mùa đến giờ, chả mang hoa loa kèn về nhà được nhiều như mọi năm- lúc nào mình cũng tất bật... May cũng sắp đỡ việc rồi...
Cắm "bình hoa" vội vàng cho blog- một chùm nhỏ ba bài thơ của ba tác giả-  kẻo hết mất mùa. "Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi! tình non sắp già rồi..." (*)

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Học trò làm văn :D

HG: HG đang thời gian nhiều việc quá, chả đọc được gì mấy, chỉ  thư giãn được ít phút. Đề tài "những bài văn của học trò" này đúng là bất tận (!) HG trích dẫn một chút xíu từ một diễn đàn . ^^

bai-jpg-1357177519_500x0.jpg
Ảnh minh họa
 Truyện 1:
 "...Làm nhớ thằng em trai mình hồi nhỏ quá! Làm bài văn tả Ông hoặc Bà của em, nó dốt văn , nên lấy bài văn mẫu tả con Mèo , nó thay mỗi chữ bà Ngoại vào chữ con Mèo thui à . Mình còn nhớ có câu như vầy: Nhà em có nuôi một bà Ngoại , tối nào bà Ngoại cũng say sưa rúc mình trong đám tro trong bếp , mỗi khi nghe tiếng chuột kêu , bà Ngoại lại vểnh tai nghe ngóng ....Em rất yêu bà Ngoại của em , vì từ khi có Bà , nhà em vắng hẳn bóng dáng những con chuột tham ăn phá hoại . Kết quả là phụ huynh bị mời lên họp , và đựợc nghe bài văn của con mình. Hic , chắc cô giáo tưởng nhà mình ngược đãi người già !"

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bộ ảnh đồ họa: Khác biệt Hà Nội- Sài Gòn

HG: Mình chưa đặt chân đến Sài Gòn bao giờ, chỉ tiếp cận qua sách báo, phim ảnh... Nhưng những hiểu biết ít ỏi cũng đủ để mình khá đồng ý với đa số những khác biệt giữa Hà Nội với Sài Gòn, mà bộ ảnh đồ họa của tác giả Lê Duy Nhất chỉ ra, đang làm xôn xao dân mạng này. Chỉ vài nét chấm phá thôi... thật là thú vị! Nhưng... mình thấy hơi xót xót lòng. Khó lí giải cho rõ ràng tất cả bằng vài dòng chữ...

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn

                                                                         Linh San

(TNO) Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Tristesse- Nỗi buồn tha hương

"Cả cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ có thể tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến thế."
                                                                                                                      Frédéric Chopin

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Về Cao Bá Quát

 HG: Về với lịch sử, tuần này HG tìm tư liệu về nhân vật đặc biệt Cao Bá Quát- cả tư liệu chính sử đã được ghi chép và những giai thoại về ông.

cbqPHẦN I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 
         Cao Bá Quát (1809? – 1854?), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
    1. Thân thế & sự nghiệp:
         Cao Bá Quát, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song sinh) với Cao Bá Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc).

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Truyện ngắn, truyện ngắn ngắn, và truyện cực ngắn

HG: HG tự "bổ túc" về các mức  độ của truyện ngắn. Khá thú vị! Tuy nhiên, HG cho rằng, dùng từ "truyện ngắn ngắn" nghe lọt tai hơn là "truyện rất ngắn". Nghe nó hiền hiền, thi vị... Vả lại không phải do HG tự nghĩ ra, mà từng đọc ở đâu đó rồi. 
HG lấy nguyên gốc bài viết ở đây, có cắt xén, sắp xếp lại cho...ngắn ngắn.
Bắt đầu bằng một truyện:
Tro ấm
                                                                                                 Truyên ngắn ngắn.
        Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên  mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
       Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẵn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
“Ông ơi vào ăn cơm!”
       Cả nhà tôi đều im lặng.
       Ông nội đã mất 20 năm rồi.
                                                                                                     Kim Liêu.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Các bé bây giờ được học làm văn như thế nào

HG: Mình và con cũng đang là "nạn nhân" đây! Con lại sắp thi học kỳ, đau khổ lắm hãi hùng lắm... ôi cái môn Tập làm văn của con ! :((  
Mình cũng có ối chuyện hay để làm ví dụ, nhưng mà thấy mấy bài này viết cũng kha khá rồi...

Để con tả văn thực hay rập khuôn giả dối?

                                                                                                                 Bảo Anh 

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Đọc Azit Nexin: Ðiệp viên OX - 13

HG: Mê đọc Azit Nexin lắm!  Sao mà thú vị thế! Ông (nhà văn A.N. ấy mà) bịa giỏi khủng khiếp, bịa y như là thật, chuyện bịa mà lại... cực có thật. :-)). Đây nữa: chuyện ở Thổ Nhĩ Kỳ, lại từ đời nảo đời nào mà sao cứ... quen quen... 
Nói tóm lại: "Thủ... giống thủ... Xôi... giống xôi..." (Chả nói thẳng được như nhiều người tài ba dũng cảm, đành nói lòng vòng vậy). Thi thoảng mình sẽ mang ít "thủ", ít "xôi" lên blog,  nhấm nháp cho đỡ "đói lòng"...^_^ Hôm nay, là một cái truyện nghe tựa đề hứa hẹn đầy ly kỳ:

 ĐIỆP VIÊN OX-13
                                                                                                     Truyện ngắn
                                                                                                               Azit Nexin

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Truyện ngắn nhất

HG: Hôm nay mình nhiều việc, vả lại tự nhiên muốn có một khoảng lặng...
Nhưng vừa đọc một truyện cực ngắn chỉ có vài chữ này... không cầm lòng được...!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Thư giãn chủ nhật 2

HG:  HG cảm ơn bạn đọc hoh và bạn đọc GALOA đã gửi tặng ảnh đẹp và những nhạc phẩm rung động lòng người, mà HG sẽ post lên sau đây (HG không biết cài mp3, nên đã tìm trên youtube để thay thế). 

http://farm3.static.flickr.com/2751/4100652824_9c78cc7553.jpg

"Lá trút rơi nhiều, đâu phải bởi mùa thu..."

          
Câu hát của nhạc sĩ Phú Quang, không phải để hiểu theo nghĩa đen. Nhưng mình xin mượn làm tựa đề của entry này theo nghĩa đen thực sự. Mong được nhạc sĩ thể tất, bởi người thưởng thức đâu thể tự quyết định được cảm xúc...

***
                     "... Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói tỏa.
                      Mátxcơva lại đã thu rồi!
                      Bao khu vườn như lửa  sáng ngời
                      Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ,
                      Những tấm biển treo dọc theo đại lộ
                      Nhắc ai đi qua, đầy đủ lứa đôi
                      Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
                      "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"..."
                                                                                  (Thơ Onga Becgon- Bằng Việt dịch

     Đi trong phố phường Hà Nội, mà những câu thơ lá rụng từ xứ sở bạch dương lại bay về lay động đến   thế...

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Ấn tượng trong tuần: 'Thần đồng' và nỗi đau...

                                                                                                         Kỳ Duyên
  
Các đầu bếp của ngành GD vẫn đang loay hoay không biết nên chọn loại nguyên liệu nào là chủ đạo, cứ loanh quanh luẩn quẩn thử khẩu vị xã hội.
       Vào những ngày này, có hai câu chuyện liên quan đến trẻ em rất đối ngược bỗng thu hút sự bàn luận của xã hội.
        Một là chuyện của cậu bé mới 11 tuổi, được nhiều người coi là "thần đồng", bị ném đá vì những phát ngôn "ông cụ non". Chuyện kia, các anh chị học sinh lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Hiền (Q 1, T/p Hồ Chí Minh) thì hành động bột phát quá trẻ thơ. Sự giống nhau cả hai câu chuyện, đều làm cho người lớn phải suy nghĩ và nhìn lại mình.


Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

100 euro

                                                                                        Truyện ngắn

                                                                                (Tác giả Pháp- không rõ danh tính)

http://us.123rf.com/400wm/400/400/michaklootwijk/michaklootwijk1206/michaklootwijk120600097/13906077-man-giving-100-euro-to-a-woman-isolated-on-white.jpg         Tại một thành phố ven biển miền nam nước Pháp, du lịch đang vào mùa làm ăn thịnh vượng, nhưng mấy trận mưa lớn bất ngờ, làm cho hoạt động kinh doanh của mọi cửa hàng đều mỗi ngày một kém đi. Trên vai đại đa số người đều mang những món nợ nặng nề, tâm tình buồn nản, cuộc sống cũng thất vọng.
                                                                                   
       Vận may là có một vị triệu phú Nga đến một khách sạn tại đây. Ông ta yêu cầu xem một số gian phòng. Đầu tiên ông ta đặt 100 euro tiền đặt cọc ở quầy tiếp khách, sau đó cầm chìa khoá đi lên tầng kiểm tra các gian phòng.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Về Ông Ích Khiêm

HG: HG bắt đầu thắp "ngọn nến " đầu tiên cho blog của mình, trong đêm đen sử học.

ÔNG ÍCH KHIÊM
                                                                                                 (Theo TruyênViet.com)
       Ông Ích Khiêm sinh năm 1840 làng Phong Lệ, phủ Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc dòng dõi họ Ông sống vùng cao nguyên, đời Tự Ðức (1847-1883), thi đỗ cử nhân. Vua cho bỏ chữ trùng một bên, thành chữ Ông, từ đó có dòng họ Ông Ích tại Quảng Nam. Sau khi thi đậu được bổ dụng làm quan chức Tiễu phủ sứ.
       Giai thoại hồi nhỏ:  “ Một hôm ông ra tỉnh chơi, giữa đường gặp các quan đi làm lễ nghinh xuân: quan tổng đốc ngồi võng đòn cong phủ nhiễu điều, trên che bốn lọng xanh. Ði tới đâu, hai bên hàng phố đều đứng chào, duy ông cứ ngồi nghiễm nhiên trong quán nước, xâu hai chân vào chiếc giày rách ai bỏ đó. Quan thấy vô lễ, sai lính bắt hỏi thì ông ứng đối rất hoạt bát. Quan ra một câu đối thử tài, nếu đối hay- tha tội vô lễ :
             “ Cắc cớ thay, hai cẳng xỏ một giày

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

5 điều hối tiếc nhất của người hấp hối

HG: Tựa đề này nghe "giật gân" quá. Mình không thích kiểu "câu view" của báo chí, nhưng những điều trong bài này cũng đáng để ý, mình đành "câu" từ Vnexpress về đây :-)

"Hối tiếc vì quá mải mê với công việc mà quên đi hạnh phúc riêng; quá hèn nhát không dám sống thật như mình muốn; vì đã không giữ liên lạc với bạn bè...là điều mà những người sắp qua đời giãi bày với nữ y tá Bronnie Ware."

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Không đề 3

HG: Đọc và đọc... Lần này chỉ các tựa đề thôi, nội dung chỉ đọc lướt... Chán rồi!- Những hệ quả tất yếu vẫn đang nối tiếp nhau... Vẫn biết nhiều việc có thể đoán kết cục, nhưng khi tiếp nhận vẫn thấy chút bàng hoàng, đúng là cười ra nước mắt!!! Giá như Balzac đang sống ở thời đại này, ở nơi này, Người sẽ tiếp tục vắt kiệt mình để viết chứ không lặng im...
Thôi, sao lúc này lại mơ về một nhà văn ở một đất nước xa xôi? Mở Truyện Kiều ra đọc. Mở thế nào lại vào đúng một trường đoạn gây tranh cãi nhiều- đoạn Kiều xét xử Hoạn Thư....  Mình thì nghĩ không thể nghi ngờ gì về tầm nhìn của đại thi hào Nguyễn Du. Một xã hội như thế, với một bị cáo xuất thân "Vốn dòng họ Hoạn danh gia/Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư", tài biện hộ "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời", thì án khác mới là lạ, mới thành ra truyện cổ tích... Nguyễn Du đâu có viết truyện cổ tích?!
Tìm thấy một bài bình luận tạm tạm, "bê" về đây, đọc chơi, cho "qua ngày đoạn tháng" (!):

THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN- NIỀM VINH QUANG DANG DỞ

                                                                       Nguyễn Nguyên Tản

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Đến nỗi này?!

HG: Trời ơi!!!

Học sinh xé đề cương môn Sử khi biết không thi tốt nghiệp

Nhân trường hợp chị Thỏ Bông

                                                                         Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)
      Bạn tôi, vợ về quê thăm mẹ. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật, thì buồn. Alô cho một người bạn, và cả hai đi mát-xa. 
     Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. Cô kể chuyện chị thỏ bông đi lạc. 
"Chị thỏ bông có chồng là anh thỏ bông. Một hôm chị thỏ bông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay trở ra thì bị lạc. Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ trắng bảo, "muốn biết thì ở lại đây đêm nay". Chị thỏ bông đành ở lại. 

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Thư giãn chủ nhật 1

HG: Công việc bài vở ngập đầu, đến nỗi ngày nghỉ cũng chả còn là của mình, mệt quá đi thôi!... :((.  Phải thoát ra một chút chứ nhỉ! đến một nơi thật xa xôi vào!!! Xa đến nỗi mình có thể được chả phải là mình nữa ... 


Hôm trước cậu em gửi mấy bức tranh- (đúng là "mắt con trai"...(!)). Nhưng mình cũng thấy quả là rất đẹp, post vào đây thật hợp đấy! Thầm xin lỗi vì không biết tác giả những bức tranh này nên không đề gì được. :(

"Trẻ em như..."

HG: Đói. Ăn chuột,  nòng nọc, dế mèn...vì quá đói. Danh mục đồ ăn của các cháu bé miền núi trong "thời đại" này có lẽ sẽ còn được nối dài thêm??? Định post một bài giải trí chủ nhật, nhưng gặp bài báo này...

 XÓT XA NHÌN TRẺ MẦM NON ĂN CƠM VỚI DẾ MÈN

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Bài học quét nhà

                                                                                          Truyện ngắn                                                                                                                    Nam Cao
           Hồng đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn... Ít lâu nay, những lúc được đi chơi, Hồng chỉ chơi có một mình. Chị Thảo về rồi. (Thảo là con ở trước kia vẫn giữ em Hồng). Thằng em chửa biết đi. Còn thầy u thì bây giờ hay gắt quá. Hồng cũng chẳng hiểu tại sao lại thế. Thầy, đã đành: thầy vốn nghiêm khắc lắm, nhất là khi thầy viết hay đọc sách. Thầy chiếm một mình cả một căn buồng đầu trong. Cửa ra vào đóng luôn luôn, chỉ có cửa sổ mở thôi. Thầy ngồi trong, viết hay đọc sách suốt ngày. Những lúc ấy thầy muốn được yên tĩnh hoàn toàn. Hồng hơi nói to là thầy quát mắng ngay. 

Không đề 2

HG: (...) Tự hỏi không biết có bao nhiêu người Việt quan tâm để biết bức hình này từ đâu ra...  

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Cuốn sách xếp lầm trang (*)

Nhà thơ Lưu Quang Vũ
                                                 Lưu Quang Vũ 
 Cuốn sách tôi nhặt được trên đường
  Xếp bằng những trang của nhiều cuốn sách
  Mở đầu là một chuyện tình
  Đôi trai gái dưới vầng trăng tiễn biệt 
  Tiếp ngay sang đoạn kết om sòm
  Vụ tranh gia tài quanh một hiệu buôn 
  Chương hồi kí chiến tranh
  Của vị tướng già ở phòng tuyến Cuốc
  Chen vào mấy trang dạy nghề nấu bếp
  Đoạn chạy trốn của tên gián điệp
  Ai giết bà già chưa kịp biết
  Sách đã kể về sa mạc Gô-bi

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Nghe hát: Chảy đi sông ơi

HG: Yêu hay ghét;  vui sướng hay phiền não; hy vọng hay thất vọng; tin tưởng hay ngờ vực; hoài niệm hay ước vọng... Con người sao mà cứ loay hoay  tất bật chạy ngang chạy ngửa với những trạng thái của mình, chẳng yên ổn? Buồn vui chuyện mình, rồi lại buồn vui về cả chuyện đời... Trong khi trăm năm cũng chỉ là hữu hạn, thậm chí chỉ là tích tắc trong cái vô cùng của trời đất. Rồi tất cả những  vui buồn hay tâm tư của mỗi người thì rồi cũng như nhau cả- đều tan vào hư vô, chẳng còn tồn tại, cũng chẳng còn có ai sau  này biết đến... Có mấy ai được như Nguyễn Du... Mà rồi đặc sắc, vĩ đại đến thế, đời sau có nhớ và  hiểu Người cũng chỉ được phần nổi của tảng băng chìm mà thôi....

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Người chăn kiến

                                                                                            Truyện ngắn
                                                                                                                   Bùi Ngọc Tấn
http://farm5.static.flickr.com/4040/4667534232_700c2c77c8.jpg
 Bùi Ngọc Tấn
(1934- 2014)
      Cái tay B trưởng* ấy hoặc đã chán mọi chuyện đánh đấm, hoặc có máu hài hước. Ông M vừa bị vài cú khai vị tưởng rụng quai hàm thì hắn hét bọn đàn em vây quanh ông đang nổi cơn say đấm đá:
- Thôi.
      Hắn bước tới gần ông. Nhìn. Ngắm:
- Trắng.
- ...
- Làm nghề gì?

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Không đề 1

 HG: Trưa. Mạng nóng hầm hập. Đọc tin đỏ lửa, (...), chẳng thể viết gì... Nhớ "truyện ngắn cuối cùng" của cố nhà văn Kim Lân- một truyện chỉ nằm trong ý tưởng, và nhà văn đã mang theo đi, mãi mãi...

Cuoc tro chuyen cuoi cung voi nha van Kim Lan
NV Kim Lân
  
"...Tôi từng được nghe kể lại về truyện ngắn cuối đời của ông. Truyện ngắn ấy ông chưa hề viết ra dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Ông giữ lại cho riêng mình.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Sự tích ngày Cá tháng Tư?


           Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).
       Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.

Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi

                                                                                                               Phạm Lữ Ân
       Sáng nay, trong khi sắp xếp những chồng thư cũ, tôi tình cờ đọc lại một bài thơ ngắn của Jacques Prévert mà cô bạn cũ nắn nót chép tặng trên một tờ thư có in hoa rất đẹp. Bài thơ vỏn vẹn năm câu được cô đặt vắt qua hai trang giấy một cách đầy ngụ ý.
       Trang thứ nhất:
                     Tôi sung sướng và tự do
                     Như ánh sáng
                    Bởi hôm qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy yêu tôi
   

Hai câu cuối bị đẩy qua trang sau:
                     Anh ấy đã không nói thêm
                     rằng anh ấy sẽ yêu tôi mãi mãi…