Trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Hiểu đúng về một số nghi lễ đêm giao thừa

     Trong đêm giao thừa, người Việt thường có các nghi lễ truyền thống như cúng giao thừa, hái lộc, khai bút, xông đất... Song không phải ai cũng hiểu được các nghi lễ này và thực hiện đúng.

      Các lễ này thường được tiến hành vào 12 giờ đêm ngày 30 tháng chạp, tức 0 giờ sáng ngày mồng 1 tháng giêng.
- Cúng giao thừa ngoài trời: Người xưa có quan niệm mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, nên có tục cúng giao thừa ngoài trời. Tuy vậy, việc cúng ngoài trời chỉ nên tiến hành ở đình, đền, chùa hay những nơi công cộng. Với gia đình, chỉ nên cúng giao thừa trong nhà.
- Cúng giao thừa trong nhà: Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng chạp. Lễ Trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao thừa. Ở nhà riêng, ngoài mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên (hay thờ Phật), người ta thường lập thêm mâm cúng để ở cái bàn con bên dưới. Khi thắp hương vẫn cắm trên bàn thờ, chứ không cắm vào mâm cúng.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Cái nạn mừng tuổi

                                                                                                                Vương Trí Nhàn
Câu chuyện mồng một đi chúc tết bè bạn, dưới con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan hơn bảy mươi năm trước.
      Ngòi bút đã viết nên những Oẳn-tà roằn, Đôi giày mất dạy, Cô Kếu gái tân thời.... vốn nhạy cảm với những gì là phi tự nhiên, éo le, kỳ cục.Trong những sáng tác viết về tết, thói quen ấy vẫn được ông khai thác triệt để.
      Sở dĩ một thiên truyện như Người ngựa và ngựa người để lại trong bạn đọc cái dư vị chua xót là do nó đã nêu lên một nghịch cảnh mà trong những khi bận rộn tết nhất, người ta ít để ý: ấy là giữa lúc thiên hạ náo nức vui tết với gia đình, có những kẻ vẫn phải lang thang kiếm sống. Và tình thế lại càng thê thảm hơn, khi xảy ra cảnh đò nát đụng nhau, tức là trong cơn tuyệt vọng, hai kẻ khốn khổ đó (ở đây là một phu xe ế hàng và một gái nhà thổ không bói ra khách) còn lừa lọc nhau, rút cục là người nọ làm khổ người kia, và đứng ngoài nhìn, chúng ta chỉ có cách cười ra nước mắt.
      Trong một truyện ngắn mang tên Năm mới tôi mừng ông (in trong một tập sách tết, 1943) Nguyễn Công Hoan lại trình ra một cảnh trớ trêu khác.
     Lần này, ông lấy một chuyện chính ông đã trải để kể với bạn đọc.
Ấy là một lần, đúng mồng một tết, ông tới thăm nhà một đồng nghiệp dạy học tên là Định.
Người này với ông không thật thân nên không mấy khi ông đến chơi.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Một mùa xuân nho nhỏ

HG: Bài ca với bản thu âm giọng hát Kim Phúc đã quá thân thuộc, vượt qua thời gian, in đậm trong tâm trí... Với riêng mình, trong mỗi dịp tết đến xuân về, có cảm giác thiếu đi giai điệu ấy thì những ngày tết- nói rộng ra là những ngày xuân- sẽ không trọn vẹn. 
 
                          Sáng tác nhạc: Trần Hoàn; Lời thơ: Thanh Hải; Trình bày: NSƯT Kim Phúc.


Khúc hoan ca thăng hoa từ nước mắt
  Nguyễn An Định

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Hoa Mai nhà Hoa giấy...

HG mua chậu mai từ tết năm ngoái, cũng chẳng biết chăm sóc gì đâu. Vậy mà cây vẫn cho mình hoa  đây! Yêu quá yêu quá!!! <3 :-)


 

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Sự tích ngày ông Công ông Táo


http://hoachinh.files.wordpress.com/2011/01/tao-quan.jpg%3Fw%3D400%26h%3D303 Sự tích 1
      Truyền thuyết xưa kể lại có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Chuyện của Dế em (2)

      Trưa nay cố mấy việc nên mẹ đi đón Dế em ở lớp tiếng Anh khá muộn. Thương thương vì đến nơi chỉ còn lẻ tẻ vài bạn ở phòng đợi. Vừa đến nhà, con đã vội đi lục tìm bút chì và giấy vẽ (có thứ này lúc đợi mẹ thì chắc đã  đỡ sốt ruột hơn), thế mà không quên khoe:
-  Bài thi hôm nay con làm tốt lắm mẹ ạ! Dễ lắm!
Chả là hôm nay cu cậu thi kết thúc khóa. Mẹ đã quá quen  thưởng thức món "dễ lắm" của Dế em, nên vừa cất chìa khóa vừa bảo: 
-  Mọi khi con cũng toàn nói thế, mà bài vẫn sai đấy thôi!
Nhân tiện, mẹ hỏi chuyện học ở lớp tiếng Anh chủ nhật, về các bạn ở lớp, về thầy giáo bản ngữ. Toàn những câu hỏi lo âu, đại khái là: Các bạn và con ngồi trong lớp như thế nào để thi? Con có chú ý làm bài  không? Thầy có phải nhắc nhở gì con không?v.v.... Quả là lúc nào mẹ cũng lo Dế em học non kém so với bạn bè, lại quá nghịch ngợm, làm các thầy cô giáo thường không hài lòng. Dế em kể: Các bạn ngồi thành vòng, như thế này này, con thì làm bài cạnh chỗ thầy... Mẹ mới thoáng để tâm về cái chi tiết "ngồi cạnh thầy", chưa kịp... thở dài, thì con đã tuyên bố:

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Cái giẻ lau

                                                                                   Chuyện vặt ngày thường
                                                                                                                              Trần Mỹ Giống
     (...)

ông và cháu        Một lần, ông sai thằng cháu nhỏ lau cái bàn viết. Nó lau đi lau lại cái bàn mà mãi không xong. Nó than với ông:
- Ông ơi, cái bàn này của ông bẩn quá nên cháu lau mãi mà vẫn không sạch!
Ông bảo cháu:  

Cận cảnh pho tượng kì lạ nhất Việt Nam



(GDVN) - Có lẽ nhiều người ở Hà Nội mà không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức "dị tượng" không giống so với bất kì bức tượng Phật nào khác...
       Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Serenade - Khúc nhạc chiều của Schubert

HG: Nghe Serenade trong lúc làm việc. Mọi khi thì vẫn suy nghĩ được, sao tối nay chịu chết- cái đầu không nghe lời rồi?! Đành cho nó "đi" luôn- lang thang theo nhạc Schubert đã-  may ra "dĩ độc trị độc"...