Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Tượng "Người suy tư" của Rodin


HG: Mình xem lại bài "Mười quy luật thú vị của cuộc sống" vừa đăng hôm trước, thấy ăn năn vì đã "chôm" cái tên của một trong mười bức tượng nổi tiếng nhất thế giới khi ghi chú cho bức tranh ngộ nghĩnh đáng yêu của  D. Zolan. Đã nhắc đến cái tên "Người suy tư" thì lại không cầm lòng được rồi, đi tìm thêm thông tin mang về đây.

http://www.artcyclopedia.org/art/rodin-thinker.jpg
"Người suy tư" (Le Penseur). Auguste Rodin (1840-1917).  Viện bảo tàng Rodin- Paris

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Mười quy luật thú vị của cuộc sống

HG: Nhìn thấy "món" hay hay  này ở "nhà" Văn Ngan tướng công từ mấy hôm, mình ngỏ lời xin bê về. Tướng công Văn Ngan rất xởi lởi bảo rằng tướng công cũng bê từ đâu đó về nên cứ copy thoải mái vô tư. ^.^  Mình ghi rõ "nguồn" của mình như vậy. Còn VN không ghi rõ nguồn gốc từ đâu nữa là tội đâu VN chịu đấy! :))

"Người suy tư (!)" (^.^, tranh Donald Zolan)
1. Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.

2. Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng).

3. Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy!

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Có một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời

                                                                                                                   Tản văn
                                                                                                                              Hồ Đăng Thanh Ngọc
Hoa tre. Ảnh Internet       Trong cõi trần, có những loài cây nở hoa đẹp và buồn như những huyền thoại, như những triết nhân. Người ta khó vui được khi nhìn thấy một giàn hoa ti-gôn đỏ như màu máu vẳng về những câu thơ của TTKH. Nhìn hoa sen, lòng người chợt nhận ra lẽ vô thường thanh sạch của kiếp người. Ai đã từng có một đêm thức với hoa quỳnh, hẳn khó cầm được tấc lòng trước hình ảnh cái đẹp quá đỗi mong manh, mau chóng tàn phai. Người xưa một lần qua núi, thấy hoa lau nở trắng bạt ngàn, đã thảng thốt buông một câu hỏi buồn trong gió: Sao vừa nở ra đã vội bạc đầu thế hở lau ơi?...

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Thu cảm

HG: Hôm qua mình tranh thủ lại nhà, thấy ao sen nhỏ của ba mẹ đã tàn. Màu xanh mặn mà đã chuyển sang nâu sồng trên cành lá, nhớ ra thế là đã sang thu... Như vẳng có ai đọc bên tai bài thơ của Phạm Công Trứ (hồi trước biết là thuộc liền- sao mà đúng, đẹp và thơ thế!): " Mướp tàn sen cũng đi tu/ Lá tre đã thả một mùa heo may...". Quyết định trưa nay post lên. Chỉ một bài thơ xinh xắn này để đón mùa, còn một chùm thơ thu để dành hẹn chuyên mục một ngày khác... Thu hãy còn dài lắm!

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Bông hồng cài áo

                                                                                                  Tùy bút
                                                                                                                   Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
http://vn.eiab.eu/wp-content/uploads/2013/01/Thay.jpg
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
       Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
       Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Sự tích lễ Vu Lan và ngày lễ xá tội vong nhân

1. Xuất xứ lễ Vu Lan

Thành tâm trước cửa bồ đề (Hình ảnh: VNN)
                                                             
        Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
    Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác [1] nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

18 điều cấm kị trong tháng cô hồn

Cư dân mạng truyền cho nhau 18 điều cấm kị trong tháng cô hồn nếu không muốn gặp rắc rối, xui xẻo.
      Dân gian luôn quan niệm tháng 7 là ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên" nên ngoài việc cầu cúng, các cụ xưa cũng đặt ra nhiều điều kiêng cấm để bảo vệ bản thân mình. Do vậy, dân mạng đã xôn xao khi xuất hiện những điều cấm kị trong tháng 7.

Không treo chuông gió ở đầu giường
Cụ thể 18 điều cấm kị như sau:

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Tagore- "Thần mặt trời"

BÀI THƠ SỐ 28 [*]
                                                                                                          R. Tagore

                                                                Ðôi mắt băn khoăn của em buồn.
                                                                Ðôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
                                                                Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.


                                                                Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
                                                                Anh không giấu em một điều gì
                                                                Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thư giãn chủ nhật: 10 lý do nên lấy vợ sớm

      Một bức ảnh dài nêu lên “10 lý do bạn nên lấy vợ sớm” đã thu hút hơn 50.000 lượt xem, hàng nghìn likes, bình luận và hàng trăm chia sẻ khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú.
      Bằng giọng văn hài hước cùng với hình ảnh minh họa độc đáo, bức ảnh khiến cư dân mạng vừa đọc vừa cười nghiêng ngả vừa suy ngẫm. 

Bỏ thi tốt nghiệp đồng nghĩa với việc "chạy điểm"

T.S. Dương Xuân Thành
Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?


            Theo quan điểm của người viết, có thể nói đó là một "tin vui" khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có phản ứng rất nhanh trước các ý kiến tại hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, nhất là việc "nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả tốt nghiệp rất cao..., để 02 kì thi quốc gia diễn ra gần nhau quá gây khổ cho nhà trường, học sinh".  Ý kiến này được một số nhà giáo, nhà khoa học ủng hộ.
           Chỉ một ngày sau, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, thay mặt Bộ GD& ĐT cho biết: "Thi tốt nghiệp THPT là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học...Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống". [1]

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Tuyết

HG: Mình thấy nhiều điểm tương đồng về nghệ thuật giữa  Paustovsky và Levitan. Bởi thế, làm một phép thử nho nhỏ gắn kết tác phẩm của họ: Toàn bộ chín bức tranh mình sử dụng minh họa cho truyện ngắn này đều là tranh của họa sĩ I. Levitan.

                                                                                                            Truyện ngắn
                                                                                                                                        K.Paustovxky

        Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
        Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lỵ. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phơi màu trắng bạc. Ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
        Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lỵ đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rõ cả tiếng ngọn đèn dầu hỏa nổ lép bép. 

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Năm mươi câu Kiều hay nhất

Vương Trọng

         Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có 3.254 câu. Là một tuyệt tác, nên nói chung, câu nào cũng hay, tuy mức độ khác nhau. Như vậy có nghĩa là có câu hay nhiều, câu hay ít, thế mà từ xưa đến nay, ta chưa thấy các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ cho bạn đọc biết những câu thơ điển hình trong Truyện Kiều, trong khi bài viết khen Truyện Kiều có số lượng hết sức đồ sộ.

      Phải chăng các nhà nghiên cứu, phê bình không muốn làm điều đó, nghĩa là không muốn thống kê những câu Kiều hay nhất vì sợ “tủi thân” những câu không được nhắc tới, trong khi chúng vẫn là những câu thơ hay trong thi đàn nói chung. Hay là các nhà nghiên cứu, phê bình sợ những câu mình nêu ra không đúng với cách thẩm định của người khác? Tôi nghĩ rằng, mọi sự so sánh, lựa chọn là tương đối, tuy nhiên với những người thấu hiểu Truyện Kiều, những câu họ chọn lựa, dù không được bạn đọc đồng tình một trăm phần trăm, thì phần lớn cũng được đông đảo chấp nhận.
     Một trong rất nhiều lý do để Truyện Kiều trở thành tuyệt tác có một không hai trong lịch sử văn học nước ta hơn hai thế kỷ qua là nhiều câu thơ trong tác phẩm này có sức thoát ly hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm để tự lập sống cuộc đời riêng trong từng hoàn cảnh của độc giả. Không chỉ những “năm Gia Tĩnh triều Minh”, không chỉ thời cụ Nguyễn Du, mà ngày nay, khi yêu nhau, một chàng trai tặng quà cho bạn gái của mình, thì có thể dùng ngay lời của Kim Trọng nói khi tặng quà cho Thúy Kiều, hết sức văn hóa và tế nhị vì biết giảm nhẹ giá trị vật chất, nhấn mạnh giá trị kỷ niệm:
Rằng: trăm năm kể từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Còn thời cưỡi ngựa bắn cung…

                                                                                             Tản văn 
                                                                                                                       Phạm Lữ Ân
Có hai loại người, những người làm việc và những người giành được lời khen ngợi. Hãy cố tham gia vào nhóm đầu tiên, ở đó ít cạnh tranh hơn. (Indira Gandhi)

***
       Có một lần, cô cháu gái 12 tuổi ưa vẽ vời của tôi thổ lộ rằng lớn lên cô muốn làm thợ may. Khi ấy, tôi đùa "Phải trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứ. Làm thợ may chán chết!" Nhưng cô bé cương quyết: "Con không muốn nhà thiết kế nổi tiếng. Con muốn là thợ may". Chị họ tôi ngán ngẩm lắc đầu "Giờ thì nói gì cũng được, chứ mai mốt lớn mà đòi làm thợ may là không được đâu nghe con!".
       Nhưng tôi, nhìn đôi mắt trong veo kiên định của cháu và giật mình. Cơ sở nào để người ta xếp loại nghề nghiệp này là tầm thường, còn nghề nghiệp kia là vinh quang? Vì số tiền kiếm được? Vì trình độ học thức mà nó đòi hỏi phải có? Hay vì danh tiếng?
       Khi còn trẻ, chúng ta thường gắn ước mơ của mình với hai chữ "nổi tiếng". Có lẽ Byron nói đúng "Danh tiếng là cơn khát của tuổi trẻ". Muôn đời. Nhưng, có khi nào cơn khát đó dẫn chúng ta đi lạc đường hay không?