Trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Chúc mừng Messi, chúc mừng Argentina!!!!

 HG: Một trận chung kết đầy kịch tính đến nghẹt thở, làm mình đau tim muốn chết =))). Yêu mến quá cũng rất mệt đó!

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

Messi và Modric

 HG: Một trong những hình ảnh đẹp đẽ nhất của WC 2022. Hai cầu thủ tuyệt vời về cả tài năng và phẩm chất, họ thật xứng đáng với mức độ khâm phục và mến yêu của fans hâm mộ.


Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Niềm vui vỡ oà của mình

 HG: Chúc mừng Croatia, chúc mừng Argentina, hai đội bóng mà mình rất hâm mộ. Yêu mến từ huấn luyện viên đến các cầu thủ, đến các cổ động viên nữa... Ôi chao là những trận cầu đầy kịch tính, đầy cảm xúc! Ai trung lập chắc cũng tiếc cho Neymar cùng đội Brazil - họ chơi rất hay nhưng quả là chẳng có gì chắc chắn khi bóng đá ở tầm đỉnh cao này. Chiến thuật và may mắn, WC năm nay tuyệt vời! 

   Trận bán kết tới này, hai đội họ gặp nhau, mình chả còn biết cổ vũ cho đội nào. Đội nào thắng mình sẽ vui lắm, đội nào thua mình sẽ buồn lắm! Thật là thương mình! :) <3 .  Đây có lẽ là mùa cuối được xem Lionel Messi và Luka Modric- hai M10- thể hiện thứ bóng đá đẹp đẽ, sự tài hoa và khả năng vượt trội trong vai trò  kết nối các tuyến đồng đội. Thời gian không tha gì cả, mọi thứ dù đẹp đẽ sẽ lần lượt trôi đi, chỉ biết gỡ gạc bằng cách gắng không bỏ qua những giá trị của hiện tại.

PS: Thấy ... thương sang những ai không biết xem bóng đá. Không thưởng thức được cái gì, là thiệt cái đó nha! Rồi lại nghĩ mình cũng khá rỗi hơi.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

XUẤT BẢN TRẠI SÚC VẬT

 (Trích hồi kí Lách qua luật ngầm- Nhà văn Tạ Duy Anh (FB Lão Tạ)

HG: Thiên kí sự quá hay! Nhưng nếu chỉ đọc những dòng hồi kí này của nhà văn tác giả "Mối chúa" (nhà biên tập- "bà đỡ" cho tác phẩm "Chuyện ở nông trại" ("Animal Farm- "Trại súc vật" ) ra đời đường đường chính chính ở Việt Nam), mà lại không từng đọc tác phẩm TSV, thì quả là đáng tiếc lắm! HG dán đường dẫn đến một bài đăng cũ HG đã đăng, để bạn nào vào đây xem mà chưa đọc tác phẩm, nếu thấy muốn thì tiện theo dõi, tìm hiểu thêm:

https://rafaeloxanti.blogspot.com/2019/08/chuen-o-nong-trai.html

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Ấn vàng của Hoàng Đế Bảo Đại

 HG: Nhiều tin tức quanh chuyện đấu giá chiếc ấn tại Pari, mình không xem chi tiết. Nay thấy tiêu đề dưới đây (Bài 3), kèm vài dòng trích, lại thấy bị hấp dẫn. Trích đoạn hồi kí của vua Bảo Đại về ngày bàn giao ấn kiếm, đọc đâu đó rồi, nhưng quả trong thời điểm mới, mình vẫn lại có cảm giác mới mẻ, khác biệt. Chả thế mà có những cuốn sách để trên giá, lâu lâu lại muốn mở lại...

Lịch sử lại hấp dẫn mình rồi!  Đăng thêm vào đây 2 bài báo nữa là 3 bài, sau này tìm đọc lại cả thể cho dễ: 

1) Cặp ấn kiếm của vua Bảo Đại giờ ở đâu?  (Báo Tiền Phong 03/09/2015)

2) Hoàng tộc triều Nguyễn gửi thư cho tổng thống Pháp về ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" (Báo Thanh Niên 31/10/2022)

3) Chiếc ấn vàng ‘Hoàng Đế chi bảo’: Có phải Việt Nam đã thua hiệp đầu? (Bài quan điểm riêng của một tác giả hiện sống tại Paris, Pháp gửi BBC News Tiếng Việt, đăng ngày 03/11/2022  )

Ấn Hoàng Đế chi bảo được cho là của vua Minh Mạng
Bài 1: Cặp ấn kiếm của vua Bảo Đại giờ ở đâu?
TP - Chiều ngày 30/8/1945 tại Quảng trường Ngọ Môn (Huế), trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại, nhà sử học Trần Huy Liệu thay mặt phái đoàn đại diện Chính phủ VNDCCH đón nhận cặp ấn kiếm từ vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Ngay hôm sau, đoàn mang quốc ấn và quốc kiếm đưa về Hà Nội. Kể từ ngày ấy, người dân Việt Nam  ai cũng nghĩ quốc ấn và quốc kiếm đã được cơ quan có trách nhiệm gìn giữ như những bảo vật quốc gia khác. Không ngờ, sau ngày Toàn quốc kháng chiến, cặp ấn kiếm lịch sử này lại rơi vào tay người Pháp.

Chiếu thoái vị chính thức chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam, được vua Bảo Đại viết vào ngày 25/8/1945 tại điện Kiến Trung. Ngày 29/8, khi làm việc với phái đoàn đại diện Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Hà Nội vào, vua Bảo Đại đã trao tờ chiếu cho vị trưởng đoàn là nhà Sử học Trần Huy Liệu. Ông Trần Huy Liệu đã đạt được thỏa thuận với vua Bảo Đại là sẽ tổ chức một buổi lễ để nhà vua công khai tuyên bố trước quốc dân đồng bào, để mọi người đều được biết sự cảm hóa của cách mạng tháng Tám, và nhà vua đã tự nguyện thoái vị, trao quốc ấn và quốc kiếm, bảo vật tượng trưng cho quyền lực của vương triều.

Chiều ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại mặc triều phục đọc bản chiếu thoái vị trước hàng vạn người dự mít tinh ở Quảng trường Ngọ Môn. Trong hồi ký Trần Huy Liệu viết, đọc xong tờ chiếu, vua Bảo Đại “giơ hai tay dâng lên chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn vàng hình vuông. Tôi thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận hai vật tượng trưng của chế độ phong kiến. Cùng với ấn kiếm còn có một chiếc túi gấm đựng một bộ quân cờ bằng ngọc và những thứ quý giá khác”.

Lính ngự lâm dâng ấn kiếm trong lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại. Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân:


Rơi vào tay người Pháp

Người Pháp trả lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại là có lý do chính trị. Khi thành lập cái gọi là “Chính phủ quốc gia” do Bảo Đại đứng đầu, người Pháp long trọng tổ chức lễ trả lại ấn kiếm nhằm gây tác động tâm lý đối với nhân dân vùng tạm chiếm, với hàm ý “vua đi rồi vua lại về”. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30/8/1945, nay cựu hoàng Đại đã trở về làm Quốc trưởng.

Năm 1996, một nhân chứng quan trọng là bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại, kể chuyện này với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) khi ông “Qua Pháp tìm Huế xưa”, như sau: “Họ trả lại ấn kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây, không ai đủ tư cách để nhận lại cả. Ông Lê Thanh Cảnh làm việc cho Pháp thấy thế gọi dây nói lên Buôn Mê Thuột gặp tôi. Nhưng tôi chưa thấy những báu vật ấy bao giờ, không biết có đúng hai cái ấn kiếm mà ông Bảo Đại đã trao cho ông Trần Huy Liệu năm 1945 hay không (!). Tôi phân vân nên đã mời Đức Từ Cung ở Huế đi tàu bay lên. 

Hôm đón ấn kiếm, Đức Từ Cung bắt phải đặt lên một cái bàn ở sân bay Buôn Mê Thuột, phủ khăn đỏ, lạy ấn và kiếm năm lạy rồi mới được phép đưa về Dinh. Sau đó ông Bảo Đại về, tôi nói: “Ấn kiếm Ngài đã trao cho phái đoàn ông Trần Huy Liệu, không hiểu sao lại rơi vào tay người Pháp. Vừa rồi họ gọi trả lại cho Ngài”. Ông Bảo Đại đến giật cái khăn đỏ ra và bảo: “Ờ! Đúng rồi.. Ngày xưa những thứ nầy ra đi nó cứu mạng anh. Bây giờ tự nhiên nó lại về có lẽ mình sắp chết rồi!”. Tôi nói:” Sao lại chết? Đáng lẽ Ngài mừng mới phải?”. Ông nói đùa với tôi: “Mừng vì nó gần 13 ký lô vàng chứ gì? Bởi thế em mới cho người canh gác cẩn thận!”. Để khỏi sợ mất một lần nữa, ông Bảo Đại giao cho Nguyễn Duy Trinh (em ruột Nguyễn Duy Quang) ở Sài Gòn đóng một cái cốp sắt đem lên để giữ hai báu vật nầy và một cái mũ của vua Gia Long do Đức Từ Cung mang từ Huế lên. Cái mũ nầy bện bằng tóc, có kết chín con rồng tí tí bằng vàng. Năm 1953, chiến tranh trở nên ác liệt, không dám đem cặp ấn kiếm về Huế. Cuối cùng ông Bảo Đại viết giấy giao cho tôi mang sang Pháp cùng với một số tư trang. Sau đó tôi giao hai báu vật ấy lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long. Khi tôi đem sang giao có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh). Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào tủ sắt”…   

Cặp ấn kiếm của vua Bảo Đại giờ ở đâu? ảnh 2
Ấn Hoàng đế chi bửu. Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân.

Cha giữ ấn, con giữ kiếm?

Chiếc ấn được vua Bảo Đại trao cho đại diện Chính phủ VNDCCH vào ngày 30/8/1945 là một trong hàng chục ngọc tỷ và bửu ấn của triều Nguyễn. Theo các công trình nghiên cứu về ấn chương, bửu tỷ, triều Nguyễn có 24 kim tỷ và ngọc tỷ (ấn bằng vàng và bằng ngọc), được xếp vào loại Quốc bảo. Mỗi ấn được sử dụng cho một loại văn bản nhất định.

Theo ông Paul Boudet - người đã được ông Phạm Quỳnh, với sự đồng ý của vua Bảo Đại, cho xem các tỷ, ấn của các vua Nguyễn được bảo quản trong điện Càn Thành, thì các vua Nguyễn có đến 46 chiếc tỷ, ấn mà phần lớn được chế tạo sau thời Minh Mạng cho đến thời Khải Định. Sau Cách mạng tháng 8/1945 những bảo vật này được bàn giao cho Chính phủ Việt Nam DCCH. Người nhận bàn giao là ông Lê Văn Hiến, nguyên Bộ trưởng bộ Tài Chính. Hiện tại phần lớn kim tỷ và ngọc tỷ triều Nguyễn đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cặp ấn kiếm do vua Bảo Đại trao cho chính quyền Dân chủ Nhân dân trong ngày đầu lập quốc được quan tâm đặc biệt là vì giá trị lịch sử của nó.

Cũng theo bà Mộng Điệp, sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963), cặp ấn kiếm lịch sử đó nằm trong tay Hoàng thái tử Bảo Long. Năm 1980, ông Bảo Đại xuất bản tập hồi ký Le Dragon d’ Annam (Con rồng An Nam), ông muốn dùng con dấu lịch sử đó để làm vi-nhét đặt vào cuối các chương hồi ký nhưng Bảo Long không cho mượn. Ông Bảo Đại hết sức bực mình nhưng không làm gì lay chuyển được Bảo Long. Cuối cùng ông Bảo Đại phải dùng con dấu “Việt Nam ngự tiền văn phòng” của ông Nguyễn Đệ thay cho khuôn dấu của vị Hoàng đế nước Nam.

Theo các tác phẩm “Qua Pháp tìm Huế xưa” và “Hỏi chuyện đời bà thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại” của Nguyễn Đắc Xuân, thì cặp ấn kiếm Bảo Long giữ được gửi tủ sắt của Liên hiệp Ngân hàng châu Âu (Union des banques européennes). Sau ngày xuất bản cuốn Le Dragon d’ Annam (1980) và sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (1982), ông Bảo Đại làm đơn kiện con trai Bảo Long đòi lại cặp ấn kiếm. Toà xử Bảo Long được giữ cây kiếm và giao lại chiếc ấn cho Bảo Đại. Đó chính là chiếc ấn lịch sử mà cả dân tộc Việt Nam đã và đang quan tâm. 

Bà Mộng Điệp kể: “Chính tay tôi đã lau chùi cặp ấn kiếm khi ông Lê Thanh Cảnh đi tàu bay từ Hà Nội đem lên Ban Mê Thuột giao cho tôi. Cái kiếm bị gãy làm đôi. Tôi nhờ hai người hầu cận là anh Tứ Lang và anh Thừa Tể đi hàn lại. Hai anh đem cái kiếm đi hàn rồi nhờ người ta mài để không còn thấy dấu vết gãy. Còn cái ấn bằng vàng, chính tay tôi cân nặng 12,9 kg. Cái núm ấn hình con rồng. Con rồng uốn cong và ngóc đầu lên. Con rồng không được sắc sảo lắm, có đính hai hạt ngọc đỏ, trông giống như con rắn”.

Theo ông Trần Huy Liệu, chiếc ấn nặng 7 kg vàng. Ông Phạm Khắc Hoè viết: “chiếc quốc ấn bằng vàng (ấy) nặng gần 10 kilôgam”. Theo Lê Văn Lân, tác giả cuốn “Chiếc bảo ấn cuối cùng của Hoàng đế Việt Nam” (xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998) thì chiếc ấn nặng 280 lượng 9 chỉ 2 phân vàng mười tuổi = 10,534 kg vàng. Chiếc ấn lịch sử ấy có tên là Hoàng đế chi bửu, hình vuông, mỗi cạnh dài 12 cm; dày 2 cm; cuốn núm hình con rồng lượn cong. Ấn Hoàng đế chi bảo đúc năm Minh Mạng thứ tư (1823); được đóng lên các bản cáo dụ quan trọng ban xuống. 

Còn chiếc kiếm, cũng theo tài liệu của Lê Văn Lân, trên vỏ có khắc dòng chữ “Khải Định niên chế”. Tức là chiếc kiếm ra đời trong khoảng các năm từ 1916-1925. Chuôi kiếm nạm ngọc. Hình dáng chung của kiếm rất đẹp. Giá trị vật chất cũng như niên đại của cây bảo kiếm không bao nhiêu, nhưng nó được xem là quốc bảo vì giá trị lịch sử. Đó là một vật chứng quan trọng góp phần khẳng định sự thành công vang dội của cuộc Cách mạng Dân chủ tháng Tám năm 1945.

Sau 70 năm kể từ ngày cặp ấn kiếm của triều Nguyễn được trao cho chính quyền nhân dân, cặp quốc bảo này vẫn đang lưu lạc ở trời Tây. Chúng ta phải có trách nhiệm tìm kiếm cho bằng được địa chỉ lưu trú của cặp ấn kiếm lịch sử này, và bằng con đường chính trị ngoại giao, hay ngoại giao văn hóa, để có một ngày “châu về hợp phố”. 

Bài 2: Hoàng tộc triều Nguyễn gửi thư cho Tổng thống Pháp về ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' 

Hộ

i đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (thuộc Hoàng tộc triều Nguyễn) gửi thư đến Tổng thống Pháp đề nghị can thiệp về việc 2 bảo vật hoàng gia của Việt Nam là ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và chiếc bát vàng đang mang ra đấu 

giá. 
Ngày 31.10, PGS-TS Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, cho biết Hội đồng Hoàng tộc triều Nguyễn đã có thư gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị Tổng thống can thiệp hủy bỏ cuộc đấu giá 2 bảo vật hoàng gia của nước Việt Nam là ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và chiếc bát vàng, do hãng đấu giá Millon thực hiện.

Bức thư được viết bằng tiếng Pháp ghi ngày 30.10.2022, gửi cho Tổng thống Emmanuel Macron, có nội dung: 

"Chiếc ấn này của Hoàng đế Minh Mạng (1820-1841) là một trong những chiếc ấn có giá trị nhất trong lịch sử dân tộc của chúng tôi. Năm 1945, đức vua Bảo Đại thoái vị, giao chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" này cho Chính quyền Cách mạng Việt Nam, như một biểu tượng chuyển giao quyền lực, đánh dấu sự chuyển đổi của đất nước Việt Nam từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ cộng hòa. Về sau, qua nhiều biến chuyển của thời cuộc, chiếc ấn đã lưu lạc nhiều nơi và cuối cùng lại trở về với cựu hoàng Bảo Đại. Ông sống ở Pháp với bà Monique Baudot, và qua đời ngày 31.7.1997. 

Chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" vẫn nằm trong tay bà Monique Baudot cho đến khi bà qua đời vào tháng 9.2021, ở tuổi 75. Hơn một năm sau, những người thừa kế của bà đã đặt chiếc ấn này, là bảo vật của nước Việt Nam, vào tay một nhà đấu giá Pháp là Millon". 

Bức thư viết tiếp:

"Hội đồng chúng tôi, hậu duệ của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn là tổ chức kế thừa chính thức những nghĩa vụ của vương triều Nguyễn. Chúng tôi cho rằng chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" là quốc bảo truyền từ đời vua này sang đời vua khác của vương triều Nguyễn từ 200 năm nay, được ghi vào sử sách của vương triều Nguyễn (như Đại Nam thực lục hay Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ). 

Băn khoăn về tính pháp lý của cuộc đấu giá 

Thư của Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam còn cho rằng:

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi bảo vật của quốc gia Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường. Chúng tôi băn khoăn về tính pháp lý việc vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, vua Bảo Đại, "được cho là" đã chuyển nhượng quyền thừa kế các đồ vật đó, trong khi chiếc ấn của vua Minh Mạng cũng như chiếc bát bằng vàng nói trên đều là những vật quốc bảo. 

Chúng tôi tự hỏi: Với quyền hạn nào, đức vua Bảo Đại có thể tự cho mình quyền chuyển nhượng cho dù nhà đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào đi nữa.

Nước Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên, đã ký Công ước UNESCO vào năm 1970 nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa từ năm 2005. Liệu việc đấu giá bảo vật của quốc gia Việt Nam có xem xét đầy đủ và thận trọng các khía cạnh pháp lý, dựa vào Công ước UNESCO 1970 nói trên hay không?".

Bức thư có đoạn: "Thưa Tổng thống, chúng tôi được biết và rất trân trọng thái độ dấn thân có hiệu quả của ngài, vì quyền tự do của các dân tộc, vì sự bình đẳng của các công dân và tình huynh đệ giữa các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi hiểu rằng ngài có thể ưu tiên cho lợi ích quốc gia (nhà đấu giá Millon nằm trên đất Pháp), nhưng với tư cách là công dân của lục địa châu Âu hùng mạnh và là công dân của thế giới, liệu ngài có thể không quan tâm đến lời kêu cứu của chúng tôi, những người đang tận cùng tuyệt vọng?

Chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo" nói trên gắn với một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam và là một bảo vật thực sự của quốc gia Việt Nam. Do đó chúng tôi long trọng và khẩn khoản mong rằng ngài, với quyền lực của một vị Tổng thống, can thiệp nhằm hủy bỏ cuộc đấu giá 2 cổ vật nêu trên của nhà đấu giá Millon, trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra".

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 26.10 PGS-TS Nguyễn Phước Bửu Nam cũng đã gửi văn bản đến ông Jean Gauchet, Giám định viên hãng đấu giá Millon (Pháp), yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá 2 cổ vật bát vàng của vua Khải Định và ấn triện bằng vàng của vua Minh Mạng.

Văn bản cho biết, Nguyễn Phúc tộc Việt Nam đang nghiên cứu về quyền pháp lý và cách thức mà vị vua cuối cùng của Việt Nam, đức vua Bảo Đại “được cho là” đã chuyển nhượng quyền thừa kế, trong khi chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và chiếc bát vàng là 2 vật quốc bảo.

Văn bản có đoạn: "Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân đức vua Bảo Đại cũng đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào. Do đó, chúng tôi long trọng và khẩn khoản yêu cầu ông hủy bỏ cuộc đấu giá hai cổ vật nêu trên trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra”. 

Thanh Niên cũng vừa thông tin 2 bảo vật triều Nguyễn (gồm ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và chiếc bát vàng) vẫn được đưa ra đấu giá vào hôm nay, 31.10, tại Pháp. Các cổ vật này được đấu giá trong phiên đấu giá Nghệ thuật Việt Nam, bắt đầu từ 11 giờ (theo giờ Pháp).


Bài 3: Chiếc ấn vàng ‘Hoàng Đế chi bảo’: Có phải Việt Nam đã thua hiệp đầu?

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Hoa cúc xanh

                                                                                     Thơ

Xuân Quỳnh


HG: Đang có  mấy ngày Thu thật là thu...  Đường về la cà ven hồ Tây ngắm mênh mông. Ừ nha, chứ chả lẽ nào cứ hoang phí mãi, khi mà tính số ngày Thu trong đời mình, con số còn lại chắc nhỏ hơn con số đã qua...
Hà Nội chưa vào mùa cúc Họạ Mi. Người bán thấy mình tần ngần ngắm mấy bó hoa, bảo: "Hà Nội phải tháng 11 cơ, đây là loại chị lấy từ "trên kia" trồng, được vậy thôi !".

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Tranh Arkhip Kuindzhi

HG: Mất cả buổi tối mê mải tìm chọn tranh Kuidzhi. Mình gửi gắm niềm yêu mến, cảm phục và hy vọng:  Ukraine- sẽ giành lại được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;  cuộc chiến tranh xâm lược của Nga-  sẽ thất bại.


Moonlit Night on the DnieperArkhipKuinji 1880


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

MỘT SỐ BÀI THƠ HAIKU CỦA GIÁO SƯ AKITO ARIMA

Nguyễn Đình Đăng

HG: ..., "Trong cái lạnh của mùa hoa / Tôi lau tấm gương tới khi /Phản chiếu quá khứ", ...

Thật là...!

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Bản hồ sơ mật về Trịnh Công Sơn

 


(HG đăng lại theo các phần từ  báoThanh niên.vn , danh mục các số đăng được dẫn cuối bài).

Phần I:  Từ 'dư chấn' Ca khúc Da vàng

Gia Tài Của Mẹ

HG: Những gì không tự đến thì mình tự đi tìm kiếm. Những thứ đã tồn tại trên thế giới mạng này, đi tìm là sẽ thấy, chỉ là mình muốn tìm hay không mà thôi!

 NS Trịnh Công Sơn sáng tác và hát

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Guadalupe Pineda - Historia De Un Amor


Trong làng nhạc Tây Ban Nha, tình khúc Historia de un Amor, tựa tiếng Việt là Chuyện tình yêu đã trở thành khuôn mẫu nếu không nói là kinh điển của dòng nhạc bolero. Theo Hiệp hội các tác giả Panama, bài hát này tính đến nay đã có hơn hai ngàn phiên bản (cover), chiếm hạng đầu trong số các giai điệu La Tinh, đứng hàng thứ sáu trong số các ca khúc quốc tế được ghi âm lại nhiều nhất.

Hoàng Tử Bé- Người lớn rất thích các con số