Trang

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Buồn tàn thu

Nghe ca khúc Buồn tàn thu- ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện:


Phạm Kim

  "Buồn tàn thu" là một tuyệt tác của nhạc sĩ Văn Cao. Xin nhắc lại Văn Cao sinh năm 1923 tại Hải Phòng, học tại trường Pháp rồi trường nhà dòng. Năm 15 tuổi, gia đình sa sút, Văn Cao phải bỏ học đi làm. Rối sau đó dọn lên Hà Nội.

  Tại Hà Nội, ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Ca khúc này được xem là bước đầu cho sự nghiệp văn nghệ nhạc-họa-thơ đầy phong phú của ông về sau.

   "Buồn tàn thu" đến với Văn Cao vì lòng yêu mến mùa thu, nhất là mùa thu Hà Nội, ông đã từng nói : "Có lẽ cuộc đời sinh ra tôi ở mùa thu. Đấy là những ngày sinh nhật của tôi lại vào mùa thu. Và không hiểu tại sao thơ mà tôi chịu ảnh hưởng thì đều là những bài thơ vào mùa thu. Và với bản thân tôi thì mùa thu nó có cái ấm, có cái se lạnh vào cuối mùa, cũng là những ngày có nhiều tưởng tượng nhất

   Ông cũng tâm sự : " Mùa thu gợi một cái gì đó về nam nữ, có lẽ là mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta cũng lại vào mùa thu. Cái lành lạnh của mùa thu và những chiếc lá thay đổi màu cũng khiến tâm tính con người trở nên khác lạ”. Nhưng có lẽ lúc còn 16 tuổi thì chưa có chuyện trai, gái, vì vậy trong " buốn tàn thu", ông đã lấy chuyện tình trong văn chương để thêu dệt với mùa thu triều mến

   Và để diễn tả cái u sầu, cái chia ly, cái ngăn cách của tình thu ông đã chọn "chinh phụ ngâm khúc" và khi in bản nhạc đâu tiên, ông đã đề hai tựa, hàng trên là "buồn tàn thu", hàng dưới là "trinh phụ khúc".

  Trinh phụ khúc là chuyện của một người đàn bà sống hồi thế kỷ 18 tại Trung Quốc, có chồng đi tham chiến bảo vệ Hoàng Cung. Sau khi sầu đau chia tay với chồng, trở về nhà trải những ngày bơ vơ, cô quạnh, nhìn thời gian trôi qua. Xuân, hạ, thu, đông, rồi qua luôn thời hạn, chồng cũng chưa về, người chinh phụ tìm quên lãng qua công việc hàng ngày, nhưng hình ảnh của kẻ chinh chiến, luôn luôn ám ảnh trong đầu. Để rồi tưởng tượng ngày khải hoàn, chồng trở về rồi sống với nhau trong hạnh phúc.

   Nếu trong "chinh phụ khúc", câu chuyện bắt đầu bằng tả cảnh những trận chiến, cảnh chia ly của chồng với chinh phụ, thì trong "buồn tàn thu" Văn Cao, nhà thi sĩ của lòng người, chỉ chủ yếu tả tâm trạng âu sầu của người chinh phụ trong cảnh thu tàn.

  (...)

Ai lướt đi ngoài sương gió

Không dừng chân đến em bẽ bàng

Ôi vừa thoáng nghe em

Mơ ngày bước chân chàng

Từ từ xa đường vắng

Đêm mùa thu chết

Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng

Em ngồi đan áo

Lòng buồn vương vấn

Em thương nhớ chàng

Người ơi còn biết em nhớ mang

Tình xưa còn đó xa xôi lòng

Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên

Chim với gió

Bay về chàng quên hết lời thề

Áo đan hết rồi

Cố quên dáng người

Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa

Kề má say xưa

Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần

Thôi tình em đấy như mùa thu chết rơi theo lá vàng

Nghe bước chân người sương gió

Xa dần như tiếng thu đang tàn

Ôi người gió sương em mơ thương ái bao lần

Và chờ tin hồng đến

Đem mùa thu chết

Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng

Em ngồi đan áo

Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng

Người ơi còn biết em nhớ mong

Đường xưa còn đó xa xôi lòng

Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên

Chim với gió

Bay về chàng quên hết lời thề

Ai lướt đi ngoài sương gió

Không dừng chân đến em bẽ bàng

Ôi vừa thoáng nghe em

Mơ ngày bước chân chàng

Từ từ xa đường vắng

Đêm mùa thu chết

Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng

Em ngồi đan áo

Lòng buồn vương vấn

Em thương nhớ chàng

Người ơi còn biết em nhớ mang

Tình xưa còn đó xa xôi lòng

Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên

Chim với gió

Bay về chàng quên hết lời thề

Áo đan hết rồi

Cố quên dáng người

Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa

Kề má say xưa

Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần

Thôi tình em đấy như mùa thu chết rơi theo lá vàng

   Chuyện hy hữu là cục NTBD vẫn không cấp phép phổ biến bất cứ một tác phẩm nào của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ vì Văn Cao đã ủng hộ phong trào "nhân văn - giai phẩm".Tác phẩm "tiến quân ca" (quốc ca) là ngoại lệ vì gia đình Văn Cao đã tặng Nhà Nước.

   Hy hữu hơn nữa là những ca khúc: Buồn tàn thu, Chiều buồn trên bến Bạch Đằng, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi lại được cấp phép phổ biến từ 1989 nhưng dưới tên tác giả là nhạc sĩ Văn Chung, trong khi trên thực tế đó đều là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao.

Phạm Kim.




4 nhận xét:

  1. DVD thì thích ca khúc "Suối Mơ"!
    Hi hi hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, HG thích nhiều bài của nhạc sĩ Văn Cao. Trong những bài HG có ther nghêo ngao hát, thì Suối Mơ là bài tủ ạ!:). Buồn tàn thu khó hơn, rất liêu trai, kén giọng hát... HG ngẫm nghĩ, sao một thanh niên 16 tuổ có thể cảm "chinh phụ ngâm" đến mức có một bài thơ nhạc càng nghe càng thấy lôi cuốn, ma mị như vậy... HG nghĩ đó là phẩm chất của thiên tài.

      Xóa
    2. HG nói đúng, Buồn Tàn Thu rất khó hát, khó thể hiện, khó diễn đạt. DVD hát thử rồi, nghe dở ẹt, hi hi hi...
      Chính là phẩm chất thiên tài, tiếc thay!

      À, (sẵn trớn khoe luôn, hi hi hi), HG muốn nghe thử DVD hét hò thì sang Lều Cỏ, chuyên mục "Hét hò", là những ca khúc DVD hét tại nhà, hi hi hi...

      DVD chúc HG an lành!

      Xóa