Huỳnh Văn Úc
Năm 1527 Mạc Đăng
Dung làm phản bắt giam rồi giết vua Lê Chiêu Tông và tự xưng làm vua.
Thời ấy nhiễu nhương, vua không ra vua mà quan cũng chẳng ra quan. Vua
hèn nhát, thấy quân Minh sửa soạn sang đánh nước ta thì sợ mất mật dẫn
tùy tùng hơn bốn mươi người đi chân đất lên Ải Nam Quan xin hàng. Vua tự
trói mình quỳ lạy dâng nộp sổ sách vàng bạc châu báu cho giặc, lại còn
cắt đất của châu Vĩnh An, trấn Yên Quảng dâng cho nhà Minh để họ nhập
vào Khâm Châu của họ. Về sự kiện này Việt Nam Sử Lược còn ghi, vết nhơ
muôn đời không rửa sạch. Vua thì như thế, còn quan thì đông như rươi,
nhiều như kiến, những bậc ngũ phẩm tứ phẩm không thể nào đếm xuể. Quan
nhiều như thế nên đến bậc tứ phẩm mà cũng đội mũ mang hia ra đứng ngã tư
ở kinh thành chỉ đường cho ngựa xe qua lại. Còn quan tòa ngồi công
đường xử án thì lại gây ra những chuyện tức cười. Một hôm có ba anh canh
điền đi cày ruộng thuê, lúc nghỉ tay thấy nhạt mồm mà ở ruộng nước bên
cạnh lại có đàn vịt đang kiếm ăn bèn bảo nhau bắt hai con vịt vặt lông
mổ bụng đắp bùn nướng chín làm mồi nhậu. Người chủ đàn vịt đem việc này
báo quan. Quan chẳng cần suy xét phạt ngay mỗi anh canh điền bốn năm tù
giam và sai lính đánh mỗi anh mười gậy. Người thời ấy chê cười: “Hai con
vịt, mười hai năm tù/Quan gì mà lại xử ngu thế này”.
Trong thời gian vua
Lê Chiêu Tông bị giam chờ ngày chịu chết, ở gần nhà ngục có một cô hàng
rượu hằng ngày vẫn bán rượu cho lính canh. Mỗi lần bán rượu cho lính cô
hàng rượu lại rót mời vua một chén. Một hôm cô hàng rượu pha thuốc mê
vào rượu chuốc cho quân canh ngục rồi lẻn vào gặp vua. Chỉ một lần thế
thôi mà có thai. Sau khi nhà vua bị giết nàng bỏ trốn khỏi kinh kỳ rồi
đủ ngày đủ tháng sinh được một người con trai đặt tên là Chổm. Người mẹ
dặn con: “Có ai hỏi cha con đâu thì nói là cha con họ Lê, đi rừng chẳng
may bị hổ vồ”. Chổm sáng dạ nhưng ngỗ nghịch. Chổm tìm thầy học võ để
lớn lên đánh hổ trả thù cho cha. Nhà nghèo nhưng lại thích ăn chơi. Chổm
thích nhất món cháo lòng tiết canh nhà mụ Thuận, hay đến hàng này ăn
rồi ghi nợ. Con mẹ Thuận không muốn bán chịu nhưng hôm nào Chổm đến ăn
thì hàng nhà mụ đắt như tôm tươi, còn hôm nào Chổm không đến thì mụ chỉ
ngồi xua ruồi. Thôi thì đành cho nó ăn chịu vậy. Những món nợ cứ chồng
chất mãi, người mẹ dù có cố gắng tảo tần làm lụng đến đâu cũng không trả
hết.
Hồi ấy có một tôi
trung của nhà Lê là Nguyễn Kim chiêu binh mãi mã gây dựng lực lượng để
khôi phục vương triều. Nguyễn Kim muốn tìm một người thuộc dòng chính
thống dựng lên để khởi binh nhưng con cháu nhà Lê đã bị họ Mạc giết gần
hết nên chưa tìm được. Một hôm ông được thần báo mộng: “ Ngày mai giờ
thìn ông hãy đi về hướng tây, đến quán cháo lòng tiết canh nhà mụ Thuận
thấy rồng đen quấn cột thì đó đích thị là thiên tử”. Nguyễn Kim theo
lời, giờ thìn đi về hướng tây đến quán mụ Thuận thấy một chàng trai trẻ
da đen sì, mặt đỏ lựng đang đứng ôm cây cột. Đó chính là Chổm sau khi ăn
cháo lòng tiết canh, uống dăm ba ly rượu say quá đứng lên ôm lấy cột
nhà. Thấy một người quyền quý khăn áo chỉnh tề có quân theo hầu vỗ vào
vai mình, Chổm sực tỉnh, hơi rượu bay mất và chực bỏ chạy. Nguyễn Kim
giữ lại lễ phép thưa rằng: “ Xin điện hạ đừng sợ!”. Nguyễn Kim đưa Chổm
về gặp mẹ trong một túp lều tranh. Tự nhiên thấy quan quân vào nhà người
mẹ ban đầu sợ sệt nhưng thấy ông quan tỏ ra cung kính với mình, bà mẹ
kể hết khúc nhôi sự tình. Sau khi đón được Chổm, thanh thế quân Lê mỗi
lúc một to, chẳng mấy chốc khôi phục được ngôi vua...
Ngày khải hoàn trở về, trong đám dân chúng hân hoan chào đón vua có con mẹ Thuận cháo lòng tiết canh, tuy ở xa kinh thành nhưng cũng hân hoan về trẩy hội. Mắt mở to, mồm há hốc, mụ chỉ vào chiếc kiệu sơn son thếp vàng trên đó có vua ngồi, thảng thốt kêu lên: “ Ơ kìa Chổm! Đúng là Chổm rồi! Trả nợ cho tôi!”. Ông thầy dạy võ và nhiều người khác cũng nhận ra Chổm. Mọi người đưa ngón tay trỏ chỉ vào kiệu vua: “Đúng là Chổm rồi!”. Quân túc vệ theo hầu thấy như thế là bất kính với nhà vua nên thét to: “Cấm chỉ! Cấm chỉ!”. Đúng cái chỗ mà quân lính thét lên: “Cấm chỉ!” bây giờ là đầu một con ngõ có tên là ngõ Cấm Chỉ. Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ...
Ngày khải hoàn trở về, trong đám dân chúng hân hoan chào đón vua có con mẹ Thuận cháo lòng tiết canh, tuy ở xa kinh thành nhưng cũng hân hoan về trẩy hội. Mắt mở to, mồm há hốc, mụ chỉ vào chiếc kiệu sơn son thếp vàng trên đó có vua ngồi, thảng thốt kêu lên: “ Ơ kìa Chổm! Đúng là Chổm rồi! Trả nợ cho tôi!”. Ông thầy dạy võ và nhiều người khác cũng nhận ra Chổm. Mọi người đưa ngón tay trỏ chỉ vào kiệu vua: “Đúng là Chổm rồi!”. Quân túc vệ theo hầu thấy như thế là bất kính với nhà vua nên thét to: “Cấm chỉ! Cấm chỉ!”. Đúng cái chỗ mà quân lính thét lên: “Cấm chỉ!” bây giờ là đầu một con ngõ có tên là ngõ Cấm Chỉ. Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông, thời Pháp có tên là phố Lông Đơ (Rue Lhonde), sau năm 1945 đổi tên là phố Cấm Chỉ, sau năm 1964 lại đổi tên là ngõ Hàng Bông Lờ còn bây giờ thì bỏ Lờ đi mà gọi là ngõ Hàng Bông. Dù có đổi tên đến mấy lần dân gian vẫn gọi phố này là ngõ Cấm Chỉ...
Ngõ Cấm Chỉ chạy từ phố Tống Duy Tân đến cuối phố Hàng Bông |
--------------------------------------
(*) Có một sự tích khác về ngõ này:
Đây là lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông Nam, cấm không cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối). ("Cấm chỉ": Cấm không được...)
Đây là lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông Nam, cấm không cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối). ("Cấm chỉ": Cấm không được...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét