Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bình thơ Cố Thành

           
Nhà thơ Cố Thành (1956-1993)

                                  
MỘT THẾ HỆ NGƯỜI   

                         Đêm đen cho tôi đôi mắt màu đen
                        Thế mà, tôi đã dùng nó tìm ra ánh sáng 

                                 XA VÀ GẦN
                         Em
                         Sẽ nhìn anh
                         Sẽ ngắm mây

 
                         Anh cảm thấy
                         Lúc nhìn anh, em thấy rất xa

                                                                    Khi ngắm mây, em thấy rất gần.
                  
                                                                              Vũ Phong Tạo (dịch và giới thiệu)

      Trong một giáo án giảng dậy thơ của môn ngữ văn trung học của Trung Quốc, có một đoạn bình ngắn gọn cô đúc về hai bài thơ thuộc trường phái “mông lung” của nhà thơ Cố Thành, một trong ba cột trụ tiêu biểu của thi đàn Trung Quốc, cuối thế kỷ 20. Đó là Giả Đảo, Cố Thành và nữ thi sĩ Thư Đình.
     Cố Thành (1956-1993) là một trong những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc cuối thế kỷ XX. Giai đoạn Trung Quốc cải cách đất nước cuối thập niên 1970 cũng là lúc Cố Thành bắt đầu sáng tác thơ. Cùng với các nhà thơ trẻ khác, Cố Thành đã thực hiện cuộc cách tân thơ ca toàn diện; và cũng từ đó, ông bị xếp vào nhóm “mông lung thi”. Năm 1987, ông rời Trung Quốc sang sống ở châu Âu; nhờ tiếp xúc với một nền văn hoá mới mà thơ ông đã có chuyển biến rõ rệt khi đi sâu vào những biến tấu của ngôn ngữ.

      Chúng tôi trích dịch đoạn điểm bình cô đọng trên, để đồng nghiệp cùng bạn đọc tham khảo và thưởng thức.
                              Nhất đại nhân
                   Hắc dạ cấp liễu ngã hắc sắc đích nhãn tinh
                  Ngã kiếp dụng tha lai tầm trảo quang minh

Tạm dịch:
                      
                             Một thế hệ người                 
                  Đêm đen cho tôi đôi mắt màu đen
                  Thế mà, tôi đã dùng nó tìm ra ánh sáng 
       Bài thơ nhỏ chỉ có hai dòng này, sau khi công bố trên tạp chí thơ “Hai Sao” (Tinh Tinh) số 3 năm 1980 đã làm chấn động cả thi đàn Trung Quốc, bất kể những người có thái độ khẳng định hay những người mang thái độ phủ định thơ “mông lung”, đều nhất trí khâm phục và hết lời ca tụng bài thơ này.
      Tác giả dùng hình tượng ẩn dụ, trong bối cảnh đêm đen hắc ám nặng nề, đã hiển hiện lên một “đôi mắt màu đen” không tầm thường (tượng trưng cho sự giác ngộ tỉnh táo của một thế hệ người), trước mắt, tựa hồ có thể nhìn thấy một chùm tia sáng phát ra từ trong khe hở của đám mây đen. Chúng ta có thể lĩnh hội được rằng, trong những năm tháng khiến mọi người bức bối ngạt thở ấy, đã nhìn thấy một thế hệ trẻ quằn quại trưởng thành lớn lên từ trong hiện thực hoang đường ấy, đã nhìn thấy tinh thần ngoan cường lần tìm ra lối đi từ trong tiềm năng được chôn sâu tận đáy lòng ấy!

                                    Viễn hoà cận
                            Nhĩ
                            Hội khán ngã
                            Hội khán vân

                            Ngã giác đắc
                            Nhĩ  khán ngã thời ngận viễn
                            Nhĩ  khán vân thời ngận cận

Tạm dịch:
                                    Xa và gần
                            Em
                            Sẽ nhìn anh
                            Sẽ ngắm mây

                           Anh cảm thấy
                           Lúc nhìn anh, em thấy rất xa
                           Khi ngắm mây, em thấy rất gần.

      Đây là một dạng ảo giác. Với ảo giác sinh ra trong tích tắc, nhà thơ đã ngộ ra một ý tứ sâu sắc: Con người và tự nhiên (mây tượng trưng cho tự nhiên) hài hoà, con người và con người cách bức. Tác giả hy vọng một mối quan hệ giữa người với người hiểu biết lẫn nhau, tín nhiệm lẫn nhau, chung sống hoà hợp với nhau.

11 nhận xét:

  1. Thơ hay đôi lúc do người bình,nếu không có khi nó chỉ bình bình. Thơ Cố Thanh cô đọng như cuộc đời ông vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô đọng, giống như truyện cực ngắn ấy ạ! Bài "Một thế hệ người" thấy được ca tụng lắm, ẩn dụ thì đúng là ẩn dụ rồi, nhưng sao mà HG chỉ thấy như một câu nói giàu ý nghĩa thôi, chả thấy thơ? Hay HG kém quá, hiểu về chất thơ phiến diện? hay là chữ dùng, ngữ điệu của bản gốc trong ngôn ngữ của họ đặc sắc mà bản dịch không truyền tải hết được nhỉ? :((

      Xóa
    2. Bài "Xa và gần" thì đọc là HG ưa ngay đấy, nhưng ý tứ bao la "con người với con người cách bức"; "Tác giả hy vọng..." thì quả là phải đợi đọc xong đoạn điểm bình :)

      Xóa
  2. Bài này có hay không?

    THƠ GỞI NGƯỜI ANH EM DA TRẮNG

    Hỡi người anh em da trắng,
    Khi sinh ra, tôi đen,
    Khi lớn lên, tôi đen,
    Khi ra nắng, tôi đen,
    Khi đau ốm, tôi đen,
    Và khi chết, tôi sẽ đen.

    Còn anh, người da trắng,
    Khi sinh ra, anh hồng
    Khi lớn lên, anh trắng,
    Khi ra nắng, anh đỏ,
    Khi thấm lạnh, anh xanh.
    Khi lo sợ, anh tái,
    Khi đau ốm, anh vàng
    Và khi chết, anh xám.

    Vậy thì, trong hai chúng ta,
    Ai mới là người DA MÀU ??

    ( TTS dịch )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Galoa có thấy hay không ạ? ^ ^
      HG tuy có hơi sợ bị mắng là ... thuộc quảng đại quần chúng khi ngắm bộ quần áo mới của Hoàng đế..., nhưng vẫn cứ liều nói là HG có thấy hay, thực sự thấy hay! :)) Nếu bị "sát hạch" bắt phải lí giải thì HG sẽ cố thử xem:
      Trước hết HG thấy sự phát hiện tinh tường, bài thơ ngắn mà giàu hình tượng, ý tưởng thuyết phục một cách hòa bình những định kiến cố hữu; Tiếp đến nữa là kiểu điệp từ điệp ngữ nhưng không điệp y nguyên ý... làm cho thể thơ tự do mà không còn như con ngựa bất kham... ; nó có trật tự, có nhạc điệu, dễ thẩm thấu, mà lại không đơn điệu... Hết ạ! :))

      Xóa
  3. Người da đen, giữ màu da đen suốt cuộc đời, người da trắng màu da có thể bị thay đổi theo hoàn cảnh từ lúc sinh ra đến lúc mất đi.Câu hỏi đâu quan trọng nữa. Bài thơ này hay, nhưng không rất hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo HG, vì hiểu ra câu hỏi đó quả là không còn quan trọng mà người đọc sẽ tự khám phá cho mình những câu hỏi mới. Chẳng hạn: Đã hiểu vậy thì tại sao trước nay các bạn gọi người da đen chúng tôi là người DA MÀU? Tại sao chúng ta phải phân biệt màu da khi tất cả chỉ là quan niệm tương đối? Màu da của bạn và tôi, suy cho cùng, có quan trọng đến thế không? ... Những câu hỏi ẩn đằng sau này lại rất quan trọng, với những con người và xứ sở đang còn là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc.

      Xóa
    2. Trước đây để không phải gọi là "dân tộc" dễ hiểu nhầm là miệt thị, ta nói tránh đi là "dân tộc ít người". Gọi là "da den" dễ hiểu là phân biệt chủng tộc, nên chệch ra là "da màu". Tác giả cố khai thác từ da màu để khẳng định người da đen một chút thôi! Màu trắng coi như không màu, con lại là màu! Người da vàng và da đỏ cũng không ngoại lệ.
      Khi tác giả không phải là em bé da đen, không từng đoạt giải, tự nhiên bài thơ...bớt hay đi! Đúng là...tương đối.

      Xóa
    3. Mới là khẳng định người da đen, chưa tự hào như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Đêm da vàng"- HG khâm phục nhạc sĩ lắm! :)
      Thực ra cũng có lúc cần tên gọi cho màu da, cốt là không có hàm ý miệt thị...
      Cảm tình của CCK với bài thơ nhiều hơn nếu tác giả đúng là trẻ em... chắc là ai cũng vậy?- HG thú nhận mình cũng thế, mặc dù thấy như vậy có vẻ không được... "vị nghệ thuật" cho lắm! ^^

      Xóa
  4. Nếu bài thơ này của 1 tác giả vô danh, thì... Nhưng nó là của người châu Phi, một người da đen, lại là một em bé, ở thời đại (2005) bây giờ...ơ thế thì bài thơ hay quá! :)

    Trả lờiXóa
  5. Cách đây chưa lâu, HG cũng đọc bài thơ với tác giả là một em bé châu Phi. Nhưng vừa tra lại thì thấy có thông tin tác giả bài thơ là Léopold-Sédar Senghor (1906-2001)- một nhà thơ kiêm nhà chính trị người Sénegan. Có ai đó dịch từ Pháp ngữ sang Anh ngữ và đã đề như vậy...
    Ở đây ạ, thông tin chả biết có đáng tin cậy không nữa:
    http://sonthan.blogspot.com/2011/03/ve-bai-tho-ai-da-mau-cua-mot-em-be-chau.html

    Trả lờiXóa