Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hiệu ứng đám đông có thể giết chết một con người...


1. Một bức ảnh đau thương

     Năm 1993, Kevin Carter – phóng viên chụp ảnh cho một tờ nhật báo ở Nam Phi, đã đi đến vùng Sudan để thu thập tài liệu về phong trào nổi dậy ở địa phương này. Thế nhưng khi đến đây, chứng kiến cảnh đói khát và dịch bệnh ở nơi này, anh quyết định chuyển sang chụp ảnh dân thường – những người đang phải chịu đựng khổ sở cùng cực.
    Một lần đang ngồi nghỉ chân [1], anh trông thấy một bé gái da đen thân thể gầy gò, đói khát gục xuống đất vì kiệt sức, sau lưng em là một con kền kền đang chờ đợi. Nó đợi em bé chết để ăn thịt, trong khi em bé thì đang cố lết đến một trại phân phát lương thực của Liên Hiệp Quốc gần đó. Kevin đã canh suốt 20 phút để lấy được cảnh con kền kền tung cánh nhằm gây được ấn tượng mạnh hơn nhưng không được. Thế là, anh đành chụp bức ảnh và đuổi con kền kền đi.


Bức ảnh em bé và kền kền - được đăng báo lần đầu ngày 26-3-1993

     Lúc ấy, Kevin đã biết rằng bức ảnh của mình có thể gây ra một “quả bom” lớn nên anh về lại thành phố ngay và bán nó cho tạp chí New York Times. Bức ảnh được đăng lần đầu vào ngày 26-3-1993 và ngay lập tức khiến dư luận cực kỳ quan tâm. Hàng ngàn cuộc gọi của độc giả đổ về tòa soạn để hỏi về số phận của em bé ấy khiến tờ New York Times phải ra thêm một thông báo đặc biệt về vấn đề này, cho biết họ không rõ đứa trẻ ấy có chết hay không...

2. Và số phận của nhà báo Kevin Carter

      Bức ảnh tiếp tục được đăng tải trên rất nhiều báo và tạp chí trên khắp thế giới, trở thành biểu tượng cho những gì đen tối nhất, thống khổ nhất đang diễn ra tại Lục địa Đen và cũng mở ra một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Liban đến Somali, từ Haiti đến Rwanda, Kosovo, và sau này là Irak… Kevin Carter trở thành một cái tên nổi tiếng. Tất cả dư luận lúc bấy giờ trên khắp thế giới đều dồn cả về anh và bức ảnh của anh. Ngày 23-5-1994, Kevin nhận được giải thưởng danh giá Pulitzer ở thể loại ảnh báo chí và cũng nhận được rất nhiều lời tán dương cho sự cống hiến của mình. Thế nhưng, 3 tháng sau, anh tự sát. Khi người ta nhìn lại cuộc đời của phóng viên trẻ này, tất cả đều không khỏi giật mình khi nhận ra được sức mạnh ghê gớm của dư luận.

     Bởi vinh quang và đau khổ đã đến với Kevin gần như cùng một lúc. Khi anh nhận được giải thưởng cao quý nhất trong nghề của mình, cũng là lúc anh thực sự rơi vào căng thẳng, khủng hoảng và dằn vặt, khi người ta căn vặn anh vì sao lại không ra tay cứu đứa trẻ, vì sao có thể vô tâm chỉ đứng chụp hình và bỏ đi? Người ta điện thoại cho anh kể cả lúc nửa đêm chỉ để chửi bới anh là kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm. Thậm chí có một bài báo còn viết về anh như sau: “Người chỉ chú trọng đến việc chụp được những khuôn hình chuẩn vô cảm trước sự khốn khổ của cô bé thì cũng là một loại động vật ăn thịt, một con kền kền khác trong bối cảnh ấy mà thôi”. Thêm vào đó, người bạn thân của anh – Ken Oosterbroek, bị bắn chết khi đang ghi lại cảnh bạo lực đường phố vào năm 1994 đã khiến Kevin thực sự suy sụp. Người ta thấy anh chết trong chiếc xe hơi đầy khí độc của mình, bên cạnh dòng sông anh vẫn thường chơi thuở bé.



Kevin Carter (1960- 1994)
      Sau cái chết của anh, báo chí cũng như những người quan tâm cho rằng nên thông cảm cho Kevin Carter, bởi vào thời điểm ấy, cánh phóng viên tác nghiệp tại Sudan đều được cảnh báo rằng không nên tiếp xúc với người dân nơi đây để tránh lây lan dịch bệnh. Kevin Carter chỉ có thể làm được một việc là đuổi con kền kền đi. Tuy vậy, người phóng viên trẻ này cũng đã bao lần tự dằn vặt về điều ấy. Bạn bè của anh kể lại anh thường xuyên tâm sự với họ rằng anh ước gì mình có thể can thiệp và cứu đứa bé ấy. “Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương…” – đó là những lời cuối cùng của anh trong lá thư tuyệt mệnh.
      Lúc này, những người đã từng công kích và đả phá anh ngày xưa cũng lên tiếng. Họ cho rằng anh có lỗi một phần nào nhưng không đáng phải chết. Nhưng quan trọng là, rất nhiều người thú nhận, họ lên án anh chỉ vì dư luận xung quanh đang làm thế, họ chỉ quan tâm đến những lời quá khích về anh mà không thực sự tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện. Đó chính là hiệu ứng đám đông, khi bạn tham gia vào một việc chỉ vì đám đông đang làm thế. Người ta cũng bắt đầu đề cao anh, bởi chính nhờ bức ảnh của anh mà cả thế giới bàng hoàng nhận ra một châu Phi đang đói khát và khổ cực đến thế nào và ra tay cứu giúp. Thế nên, anh có thể đã không cứu được đứa bé ấy nhưng không thể phủ nhận rằng anh đã gián tiếp cứu được biết bao mạng người. Kevin Carter thực sự có lỗi hay không – tùy vào đánh giá của từng người [2]. Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là liệu tất cả chúng ta có thực sự còn muốn tham gia vào một cuộc chỉ trích, phê phán ai đó nếu biết được rằng một lời nói nhỏ bé của mình có thể khiến họ phải tìm đến cái chết?

3. Hiệu ứng đám đông



     Vì sao khi xảy ra hỏa hoạn, việc mà hầu hết mọi người thường làm là chạy nháo nhào theo dòng người ồ ạt xô đẩy nhau cho dù không hề biết là họ đang đi đến đâu? Tất cả những phản ứng này gọi là hiệu ứng đám đông.
      Hiệu ứng đám đông là một hành vi có thể thấy được ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống chúng ta. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề này và kết luận đó là một phản ứng tâm lý rất tự nhiên, không hề xấu. Thế nhưng, khi hiệu ứng này có thể giết chết một con người, đó không còn là chuyện nhỏ. Bạn đã bao giờ thực sự suy nghĩ về vấn đề này? Hiệu ứng đám đông mà chúng ta đang đề cập là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng con người và mang đặc tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Chính nhờ có cái đặc điểm tâm lý xã hội này mà một cộng đồng người cụ thể (từ một nhóm nhỏ, đến một tổ chức, một khu vực dân cư, đến một quốc gia…) có thể thực hiện được nhiều điều lớn lao hay vĩ đại mà một vài người riêng lẻ không thể thực hiện được. Tuy nhiên, như trên đây vừa đề cập, hiệu ứng đám đông này cũng có thể “giết chết” một con người. Đó chính là sự thật!

     Mạng Internet có sức mạnh “phù phép” đông đảo người nghe theo, tin theo và làm theo. Mặt khác, có rất nhiều người sẵn sở hữu “máu bài trừ” người khác (mặc dù có thể họ chẳng biết sự thật là gì) bằng cách truyền đi những thông điệp mang tính chất kích động và chống lại một ai đó (thường là những người nổi tiếng, hoặc ai đó nổi trội hơn mình…). Một đặc điểm khá đặc biệt của nhiều bạn trẻ hiện nay là cứ nghĩ rằng một cái comment thì cũng chỉ như “quả pháo chuột” chẳng gây thương tích gì cho ai, nhưng các bạn đã quên mất rằng rất nhiều quả pháo bé tí xíu đó tạo nên một “dây pháo khổng lồ” và có thể “giết chết” một người là điều bình thường.

    Khi những thông điệp mang tính “bêu xấu” được truyền đi một cách có chủ đích, có hệ thống, và chuyên nghiệp thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong khi đó, từng cá nhân trong đám đông thường bị “lu mờ lý trí” hay “mê muội” như kiểu bị thôi miên và được dẫn dắt bởi một ai khác hoặc một ý tưởng không phải của mình.



     Nói đơn giản thì là đừng nói điều mình không biết, đừng kể điều mình không thấy. Ông bà nói “quét nhà ra rác”, hễ bạn tìm điều tiêu cực thì bất kỳ ai cũng luôn có hàng tá điều tiêu cực để bạn thấy.
    Còn nếu bạn đang là một “hot topic” hay một “đích bắn” của người khác thì điều tối quan trọng là sự bình tĩnh và tự tin. Một hiệu ứng đám đông đang nhắm vào ai đó cũng như một cơn lốc xoáy vậy, ai càng mất bình tĩnh, càng vùng vẫy giải thích, biện hộ… thì càng làm gia tăng nguy cơ “mất mạng". Yên lặng một cách tự tin và tôn trọng những lời bình phẩm của người khác. Đó là một thái độ khôn ngoan, điều này khác với sự chạy trốn. Hãy làm những việc như giải thích, đính chính, hay xin lỗi… sau khi cơn lốc xoáy đi qua, và bạn sẽ thấy vấn đề dường như cũng không đến nỗi quá kinh khủng như lúc đầu.

“Khó khăn lớn nhất là con người thường không suy nghĩ thấu đáo về bản thân mình, khi thì không biết suy xét xem họ đang hy sinh cái gì, khi thì chạy theo số đông” – Raph Waldo Emerson.

     Một hành động của bạn cho dù rất nhỏ bé, nhưng khi nó đã có tương tác với cộng đồng, khi nó hòa mình vào vô số những hành động khác, hãy đủ tỉnh táo để ý thức được bản thân mình đang làm gì và sẽ có hệ quả ra sao.

                      (Theo Facebook: Bài viết của KHÁNH LINH & NGÔ MINH UY)
 -----------------------------------------------------------------------

[1]  Cuốn sách The Boy who Became a Postcard của nhà văn Nhật Bản Akio Fujiwara, ghi lại cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Joao Silva - người đồng hành với Carter đến Sudan.
Theo Silva, anh và Carter đã tới Sudan cùng tổ chức Liên Hợp Quốc và hạ cánh tại miền nam Sudan vào ngày 11/3/1993. Tổ chức cứu trợ cho biết họ sẽ cất cánh sau 30 phút - thời gian để phân phát thực phẩm, nên các phóng viên ảnh đã đổ ra đi chụp ảnh. Phụ nữ và trẻ em từ các ngôi làng cũng ùa ra để nhận lương thực cứu trợ.
Theo Silva, Carter cực kỳ sốc khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết đói tàn khốc và đã chụp rất nhiều hình ảnh về những đứa trẻ đói khổ. Khi đó, cha mẹ của các em bé mải nhận thức ăn từ máy bay nên bỏ lại các con ở giữa cánh đồng. Đó là tình huống của bé gái trong ảnh mà Carter chụp được. (Vnexpress)

[2] Về sự việc này, trích dẫn một số ý kiến trên một diễn đàn:

Mun Babo Ông Carter muốn giúp đứa bé nhưng mọi người can ngăn vì lúc đó ở Sudan đang có nạn dịch dễ lây lan nên mới đành để đứa trẻ đó ở lại, sau này vì mãi bị ám ảnh bởi việc đó và nỗi ân hận ko cứu e bé nên ông ấy tự tử. Rất nhiều người chưa nghe rõ chuyện đã vội trách mắng chỉ trích ông vì cứ trơ mắt đứng chụp ảnh mà ko giúp đứa bé. Thực ra phải đặt mình trong tình huống đó mới biết ngta vì sao lại làm vậy.
  • Càng Lớn Càng Nhỏ đang thắc mắc vấn đề này may có bạn giải thích

    Cao Phương Uyển hóa ra là thế, nhưng mà dù sao ông nên giúp chứ

    Cuong Kop Nếu là thật thì cũng là cả 1 lũ người vô tâm. Thấy chết mà ko cứu.
    Mun Babo mình cũng chả muốn nói nhiều tại nói dai thành nói dại, mọi ng cứ thử đặt mình vào tình huống đó xem sao 
    Huy Pham Đức lạy mấy thánh thôi đừng đạo đức giả nữa. đi đường gặp tai nạn có đứng lại cứu người ta không hay cũng nhắm mắt làm ngơ và nghĩ " chắc rồi sẽ có người khác cứu thôi ". nói hì hay lắm nhưng làm mới khó.
    Fuko Ping ns tóm lại thì bản thân ko ở hoàn cảnh ấy, ko có quyền phán xét ngta, rõ ràng ko đến nhìn thấy cảnh ấy thế mà có những kẻ cứ thích chỉ trích. Ns đi ns lại thì ông ấy cũng có phần ko đúng, nhưng cái ko đúng ấy, phải trách ông ấy cũng chỉ là 1 ng bth, ko fai thần tháng mà bỏ qua quyền lợi cá nhân, sẵn sàng đánh đổi tính mạng bản thân cũng như những hệ quạ mà lý trí suy xét để làm việc "thần thánh" - cứu đứa bé dù fai trả bất cứ giá nào
    Khuynh Thế Mỹ Nam minh xem con am anh huong chi la nguoi chup
    Fuko Ping mình cx ứ hiểu đã chẳng bjk ngta sẽ hành động tnao mà cứ phán xét. Biết mà ko ns thì biết để lm j?
    Chẳng qua có ng ko có niềm tin vào nh điều tốt đẹp nên ms cứ thích nghĩ ng khác xấu xa

    Lo Rukhama sr.. hoi thac mac , ong Carter va nhung ng gan ong luc do ...theo ban ke mh co cam giac nhu ho di tham quan ... vi sao chi vi 1 benh dich lay nhiem ( muc do nghiem trong ntn ? ) .. ma tat ca deu ngan ong Carter lai va ban than ong cung dung lai ??? ... giai thich ntn nao ? va ong cam thay xau ho vi mh da k cuu dua be hay ... vi cau chuyen cua ong dc nhieu ng biet den ..?? sr .. chi la suy nghi ( du sao cung chia se .. tk ban )
    Lam Pham Lo rukhama: nếu bệnh dịch ko đến mức quan trọng thì việc gì các tổ chức phải cứu tế lương thực :| còn ông chết vì ông cũng có lương tâmm; một kẻ ko lương tâm, mặt dày dù có bị lên án ntn đi nữa thì vẫn cứ trây mặt mà sống thôi bạn à :-j
    Nguyễn Thế Hào còn nếu mình là ông ta, mình đã không chụp bức ảnh này
    Mun Babo @Lo Rukhama : ông ấy ko phải du lịch đâu bạn ạ, chả ai tới 1 quốc gia nghèo đói bệnh dịch để đi du lịch cả, ông ấy là phóng viên ảnh, đi theo đoàn cứu trợ, tình cờ gặp cảnh này nên mới chụp lại, chụp xong ông ấy đã đuổi con kền kền đi. Nếu ai muốn tìm hiểu rõ hơn, hãy lên google search cụm từ bức ảnh "Kền kền chờ đợi".
    Mun Babo @Nguyễn Thế Hào : chắc bạn ko biết, bức ảnh này có sức lan tỏa mạnh mẽ như thế nào trên toàn cầu, sau đó có ko biết bao nhiêu chiến dịch quyên góp viện trợ lương thực, thuốc men y tế cho ng dân châu Phi nói chung và trẻ em châu phi nói riêng. Ông ấy ko chụp bức ảnh đó thì chắc cả thế giới còn lâu mới bàng hoàng vì hiện trạng nghèo đói bệnh tật hoành hành ở châu Phi. Hiện thực có thể đau lòng nhưng nó ko nên bị che lấp bởi những cái phù phiếm.
    Taduoitkeolangio Voitay Muonchamduocnganmay theo tớ thì thay vì chụp ảnh chúng ta nên giúp trước
    Sherry Sherry K giúp nổi ý chứ. Bạn nghe 2 chữ "dịch bệnh" mà k hiểu à. Bthường bạn cúm ng ta đã ngại đến gần rồi cơ
    Khuyên Vo vì do nói ko dc rõ ràng nên ng xem mới đi tìm hiểu
    như vậy sẽ hay hơn
    thiết nghĩ ông cater nên trở lại và giúp đỡ những ng khác thay vì cứ thế mà chết
    Phương Trol L khổ thân đứa bé ghê
    Hieu Phan vậy thì cho nó nước với đồ ăn cũng được, mình nghĩ nếu muốn giúp thì có rất nhiều cách để giúp!! còn vụ dịch bệnh thì mình nói thật, mình không tin đó là lý do mà tác giả không giúp đứa bé!!
    Lyna Nguyen các bạn nói muốn giúp là giúp đc dễ dàng lắm vậy. người ta chỉ là 1 phóng viên ảnh, ko chức ko quyền, hơn nữa lại là dịch bệnh của cẩ 1 đất nc, chẳng nhẽ chỉ giúp 1 mình em bé này còn những người khác thì sao? mỗi người có một cách giúp đỡ riêng. tuy ko giúp đc em bé này ngay lúc đấy nhưng nhờ tấm hình mà các tổ chức cứu trợ đc thành lập giúp đc nhiều người hơn. còn mấy người chỉ giỏi ngồi mát ăn no dửng mỡ có mỗi cái việc ngồi gõ bàn phím mà chê trách người ta thì tài giỏi lắm 
    Hoa Ngô hieu phan:chuẩn,dịch bệnh là cái cớ k thể chấp nhận đc,đến gần để chụp ảnh đc thì chẳng nhẽ k để đc đồ ăn và nước gần đứa bé để nó tự lấy ăn??lí do nực cười nhất mà t từng thấy:dịch bệnh.
    Fuko Ping 3 tháng sau, tác giả của bức ảnh tự tử vì bị trầm cảm!
    --- Cái giá của sự dằn vặt ...
    • Đạo Tặc bản thân mình ko làm điều tốt thì đó là cái giá phải trả, dù có làm 10 điều tốt nhưng có 1 điều xấu thì lòng tự trọng cũng ko xóa nhòa đc. Thân tâm bị dằn vặt, điều răn của Phật đấy
      Thuận Thong Thả không hẳni vậy bạn ạ, ngoài việc dằn vặt ông ấy còn bị dư luận ném đá chỉ trích rất nhiều, nửa đêm còn có người gọi điện tới nhà mắng chửi ông ấy. Và sau khi ông ấy tự tử thì nhiều người mới hiểu cho ông ấy , đó là phóng viên nước ngoài lúc đó đc lệnh là không được phép lại gần người bản xứ vì llucs này đang có dịch bệnh, điều duy nhất ô ấy làm là đuổi con kền kền đi, bạn ad đa viết thiếu, bạn có thể đọc kĩ hơn về việc này khi google search :khi hiệu ứng đám đông có thể giết chết 1 cọn người
      Trần Thị Phương Linh Đúng vậy! Đừng vội kết tội ng khác bạn nhé!
      Fuko Ping Mình ko kết tội ông ấy. Những gì mình đọc được bên trên, chỉ khiến mình cảm thấy sự dằn vặt trong con ng ấy, khi tình cờ chụp bức ảnh ấy, nhưng ko cứu đứa bé, mặc cho số phận của nó, hẳn là lương tâm sẽ rất cắt dứt.
      Thứ nhất, vì mình ko biết ngoài tự bản thân, còn có hiệu ứng đám đông khiên ông ấy bị lâm vào trạng thái suy kiệt trầm cảm như thế. Nhưng dù sao lương tâm con ng vẫn ko tránh khỏi những dằn vặt. Suy cho cùng cũng là do bản thân ông ấy, tình cảm và suy nghĩ của ông khiến ông lâm vào trạng thái như thế.
      Thứ hai. Có thể cách mình dùng từ "cái giá" ko đúng, vì dù sao ông ấy cũng là con ng, ko thể yêu cầu đó là con ng máu lạnh, bỏ qua đi lương tâm, thờ ơ trước dư luận mà dùng lí trí chứng tỏ với chính bản thân rằng mình làm thế là đúng, ng ngoài ko chịu đặt bản thân vào, ko thể hiểu được nh j bản thân làm là điều tất yếu ...
      Nhưng dù có ns j, ko cứu được ng vô tội, chẳng có j để ngụy biện cả.
      Fuko Ping Ns về sự "trách nhầm" ng khác ấy! Nó liên quan gì đến hệ quả "tự tử"???
      Ns về trách nhầm, có thể trong suy nghĩ, mình đá đánh giá sai, nhưng cái quyết định số phận của con ng bị mình đánh giá sai kia là cái điều mà mình HÀNH ĐỘNG.
      Ông ấy chết vì nh kẻ đánh giá sai ông ấy đã liên tục sỉ vả, và đám đông dư luận làm cho bản thân lương tâm và lý trí ông ấy dằn vặt ko đk yên.
      Còn những ng chỉ giữ trong lòng, hay thốt lên 1 câu cảm thán khi nhìn thấy sự việc, nhưng vẫn sẵn sàng lắng nghe những nội tình trong đó, thì có cớ gì để mà bạn đưa luôn ra vế sau?
      Thôi ứ ns nữa.

      Nga Pham nếu chết vì dằn vặt thì ông ấy là ng có lương tâm mà,vì lý do nên ông ấy k giúp được đứa bé,thế là...bla..bla
      Lê Thị Quỳnh Châm chắc ông ấy hối hận vì ko giúp đỡ bé hay sao

    • Bàn Chải Đánh Răng Ông Carter muốn giúp đứa bé nhưng mọi người can ngăn vì lúc đó ở Sudan đang có nạn dịch dễ lây lan nên mới đành để đứa trẻ đó ở lại, sau này vì mãi bị ám ảnh bởi việc đó và nỗi ân hận ko cứu e bé nên ôngấy tự tử. Rất nhiều người chưa nghe rõ chuyện đã vội trách mắng chỉ trích ông vì cứ trơ mắt đứng chụp ảnh mà ko giúp đứa bé. Thực ra phải đặt mình trong tình huống đó mới biết ngta vì sao lại làm vậy.

 

4 nhận xét:

  1. Phóng viên phương Đông: đuổi con chim đi, cứu em bé rồi mới nghĩ đến chuyện khác. Phóng viên phương Tây chụp ảnh trước, chuyện khác tính sau. Bán xong ảnh rôi mới sám hối.
    Hiệu ứng đám đông ở đây không điển hình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG có những suy nghĩ mâu thuẫn, rồi ám ảnh về đủ thứ... Thú thực đoạn về bức ảnh, sau đó là cái chết của Kevin Carter làm HG không quan tâm nhiều đến đoạn phân tích "Hiệu ứng đám đông..." - đoạn này HG tự ý chuyển xuống cuối so với bài viết của tác giả, vì thấy mình có thể cần suy nghĩ về nó trong những hoàn cảnh khác...
      Nhưng: "..quan trọng là, rất nhiều người thú nhận, họ lên án anh chỉ vì dư luận xung quanh đang làm thế, họ chỉ quan tâm đến những lời quá khích về anh mà không thực sự tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện." - có gọi là "hiệu ứng đám đông", đúng không ạ?
      Hiệu ứng đám đông đến mức "giết người" thì như thế nào mới là điển hình được? Không phải "giết" theo nghĩa đen, mà đây là làm con người đau đớn vì nỗi day dứt đến tuyệt vọng, tự tìm đến cái chết. Nếu không đúng là có điều gì đáng sám hối thì hà tất dư luận thuyết phục được Carter? hà tất anh ấy phải tìm đến cái chết. Các trường hợp khác hiểu "giết" theo nghĩa này, cũng sẽ tương tự mà thôi!




      Xóa
  2. Ông ta có thể nhờ nhà chức trách đưa em bé đến chỗ người ta cứu trợ, giúp đỡ, cho em bé ăn uống chứ không nên bỏ mặc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Đọc tin này đa số cũng nghĩ vậy ạ! HG đã trích dẫn các ý kiến trên FB, chắc bạn đã đọc. Kevin không làm được như thế... :((

      Xóa