Trang

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Ước mơ




                                                                                           Truyện ngắn ngắn
                                                                                                                                    (Không rõ tác giả)

       Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
     Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
    Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
    Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
    Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
  - Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
 
  - Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?
      Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
     Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
    Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:
- Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.
    Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
                                                                                       (Sưu tầm)

10 nhận xét:

  1. Hãy viết khéo hơn lời kết, cái này nên học hỏi văn học Tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG cũng nghĩ như vậy ạ! Có điều câu chuyện này tình cờ đến vào đúng hoàn cảnh công việc, và HG đang cần có thêm động lực. :((
      Lúc đầu, HG đã băn khoăn không biết trên có gọi được là "truyện ngắn" không, nhưng rồi nghĩ khái niệm "truyện ngắn" cũng rất tự phát, không có gì là cầu kì, mình đề thế cũng không sai. Cách kể chuyện này như trong seri sách "Hạt giống tâm hồn" hoặc "quà tặng cuộc sống"- nhiều màu sắc răn dạy với cách viết đơn giản lối như truyện ngụ ngôn vậy.
      CCK gọi là "văn học Trung Hoa" đi ạ! HG... ghét Tàu! :))

      Xóa
    2. CCk nhớ rồi, HG không phải là Hoa Dzấy!

      Xóa
    3. Trời đất!!! CCK bật nhanh đến phát sợ! :))))

      Xóa
  2. VN đã từng đọc câu truyện này với một dị bản khác nhưng nhó là nó hay hơn bản này rất nhiều - hình như là báo giấy thì phải. ... Nhân câu truyện này lại trạnh nghĩ đến nền GD Nước nhà ... Giấc mơ thì không bị đánh cắp , không thèm đánh cắp bởi vì nó đã được định hướng lập trình sẵn rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG không hiểu lắm ý cuối VN nói, nhưng mà biết "trạnh nghĩ..." nghĩa là thế nào. :)

      Xóa
  3. thì đó lứa 7X thì biết mơ cái gì ngoài con người mới xã hội chủ nghĩa.. anh Nhẫn chăn bò....đã có định hướng để ước mơ vươn tới đó thôi,hồi đó mà mơ thành nhà thơ nhà văn chắc nhiều người tưởng là bị ấm đầu. còn hiện nay thì sao? ... trẻ con phải mơ cái giấc mơ của bố mẹ chúng,phải thành ông nọ bà kia phải học...học nữa học mãi...phải trường chuyên lớp chọn... trong khi có những đứa chỉ mơ làm..thợ ảnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì về việc thay thế (hoàn toàn) ước mơ của mình cho ước mơ con, bố mẹ có lỗi nhiều, không phải tất cả ở "nền GD nước nhà", VN à! HG "ở trong chăn", biết rất đáng trạnh lòng, nhưng là ở những khía cạnh khác.

      Xóa
    2. áp lực từ phía " nền GD nước nhà " là rất lớn đối với phụ huynh và bọn trẻ: thành tích ( tỉ lệ 90% đạt giỏi...).... giáo trình, phương pháp, mục tiêu...
      VN đã từng đánh vật với 1 bài toán lớp 1 về khái niệm thời gian ( tuổi ông so với tuổi... ) đến 12 giờ đêm đành phải bỏ vì chịu không thể giảng cho con hiểu
      VN cũng đã từng chào thua 1 bài tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu của cô và SGK - nói thật đến hồi lớp 12 VN cũng chịu không thể làm nổi 1 bài văn hay như sách GK,hay như hướng dẫn yêu cầu của GV - khổ cho con trẻ ...chúng vẫn còn ngây ngô,trong sáng kiểu như " bà nội em tóc xoăn nâu,mặc váy phóng xe ào ào - chứ không phải tóc bạc,răng đen" vậy mà chúng bị gò như vậy - phụ huynh cũng phải gò theo... chúng còn ước mơ gì đây?

      Xóa
    3. HG có lúc nghĩ, hay là mình... dũng cảm một phen: chả quan trọng thành tích của con, cứ để con phát triển "tự nhiên", thế mà rồi cũng chẳng đủ can đảm... :-((

      Xóa