HG: Ôi! Đành rằng lầm lỗi hay không, nhiều khi do ở quan niệm... Nhưng chính quả trong tâm mà sao cao vời vợi, bạch thầy?! :(
(Không rõ tác giả)
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?”
Vài hôm sau, người đệ tử
trở lại: “Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong”.
Sư
phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ!”.
Người
đệ tử gãi đầu "Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì...
Thôi được con sẽ làm."
Một tuần sau, người đệ tử
trở lại, mặt vui vẻ hẳn khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người
mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
Sư
phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng
những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy?!”.
Lần sau người đệ tử trở
lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Người đệ tử hớn hở thưa
rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ.
Sư
phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ
chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ?”.
(Sưu tầm)
Trưởng ban tổ chức xây dựng lễ đài quốc khánh 2-9 là một người cương trực, thẳng thắn và là một nhân cách lớn. Mặc dù bị oan khuất gần 30 năm, nhưng ông vẫn tự cho mình là người cộng sản chân chính. Trong những tác phẩm của ông, người ta không thấy sự oán giận mà chỉ thấy sự khoan dung, nhân hậu, lòng tin vào tương lai của đất nước, dân tộc. Sinh thời, ông vẫn kính trọng gọi cụ Hồ là "cha già dân tộc" và tỏ sự ngưỡng mộ hết sức sâu sắc với cụ, một người mà ông đã có nhiều năm gần gũi và làm việc chung. Thực chất, ông chỉ là người cộng sản đề cao dân chủ, là người đi trước thời đại.
Trả lờiXóa"Lòng tin"- Thuật ngữ này đã được tận dụng đến ... kiệt quệ. HG có cô bạn hay nói xóc. Cô ấy hay thích phản bác bằng câu "... thực hiện bằng gì? bằng niềm tin à?"
Xóacâu truyện trên chắc là dựa theo 1 công án thiền để chỉ 3 giai đoạn khai ngộ mà người tu luyện thường phải trải qua:Một thiền giả nói: "Khi tôi chưa học thiền thì tôi thấy sông là sông, núi là núi. Khi tôi học thiền thì tôi thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Bây giờ tôi học thiền rồi thì tôi lại thấy sông là sông, núi là núi".
Trả lờiXóacông phu tu tập thì đương nhiên là phải gian khổ và loằng ngoằng vất vả rồi, thường nhân chúng ta thì cứ lấy cái tâm hướng Phật,hướng thiện là tốt rồi " Phật ở trong tâm lọ phải cầu "
HG thấy ngoài ý nghĩa về mức độ "tịnh tâm" đến cao độ mà vị sư thầy đặt ra, còn thấy một sự "mở mắt" về mọi oán hờn trên cõi đời... Chuyện cho thấy nhiều khi là ở tại mắt mình cả. "Yêu nhau nên tốt, ghét nhau nên xấu" ; "Yêu nhau cau sáu bổ ba/ Ghét nhau cáu sáu bổ ra làm mười" ; "Yêu nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau bồ hòn cũng méo"...
XóaMột vị tổ của thiền tông muốn truyền lại y bát, bèn hỏi đệ tử thứ nhất:
Trả lờiXóa"Trước mắt con là hai cốc nước, một trong, một đục. Con chọn cốc nào?
Đệ tử thứ nhất trả lời:
"Con chọn cốc nước trong"
Sư nhắm mắt không nói gì. Để tử thứ nhất lui ra. Đệ tử thứ hai vào. Thiền sư vẫn hỏi câu ấy. Đệ tử thứ hai trả lời:
"Con chọn cốc nước đục"
Sư lại nhắm mắt không nói gì. Đến lượt đệ tử thứ ba. Nghe xong câu hỏi, đệ tử thứ ba lặng im hồi lâu. Sư hỏi:
"Sao con không trả lời?"
Đệ tử thứ ba bảo:
"Con không thể nào phân biệt được thế nào là trong, thế nào là đục..."
Sư liền trao ngay y bát.
-st-
HG đã đọc truyện này rồi ạ, quả là tứ sâu sắc. Nhưng mà bây giờ HG thích quay ra bình luận vấn đề tinh nghịch kiểu Hooh: Đệ tử thứ nhất đi ra, thế là đệ tử thứ hai chạm trán, vội hỏi tình hình, rồi bụng nghĩ: "huynh ấy không thành rồi, chi bằng ta nói ngược lại",. Và thế là "Con chọn cốc nước đục"... Tình hình lại diễn ra tương tự, và tất yếu sau khi "tham khảo" hai đệ tử trước, đệ tử thứ ba đành: "Con không thể nào phân biệt được thế nào là trong, thế nào là đục..." :))
Xóa