Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Bức tranh

HG: Mình vừa đọc thấy (thực ra là đọc lại, có gì mới đâu!): "Con người ta mất ba năm để học nói, sau đó mất cả cuộc đời để học im lặng.". Đúng với chuyện đang diễn ra... Thực sự buồn lắm mà chẳng dễ chia sẻ. Cuộc sống sao phức tạp quá! Khi vào nghề, mình đã hy vọng đây là một nghề bình yên, thanh thản... Ao ước cao xa gì đâu! Thế mà không được... Và dù rất dĩ hòa vi quý, cốt được chữ "yên" đó, mà chẳng bao giờ lường hết được mọi chuyện. Nhớ câu thơ của Puskin, dù chẳng ăn nhập về đề tài: "Em thân yêu đã bao giờ thấy biển/ Khi bão tố từ nơi nào ập đến...". Lắm lúc cứ bàng hoàng cả người...
Ta ơi, thôi đi mà! Nhiều lắm cũng chỉ vài chục năm nữa, mọi vui buồn của ngươi cũng thành cát bụi.
Cố quên, vào blog nho nhỏ này để chốn "bão"... Dạo này quá bận, không có tâm trí để tìm bài post lên. Khéo mà nhà cửa mọc rêu...

 BỨC TRANH

        Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

    Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

    Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

    Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:
- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

    Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

    Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

    Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

    Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có, nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.
                                                                                                              (Sưu tầm)
http://www2.vietbao.vn/images/viet1/van-hoa/11023607-frontRa.jpg
" Lối ra"- Nguyễn Đình Đăng. Giải Outstanding Rising Artist 2007

2 nhận xét:

  1. Thay vì để bút vẽ và màu bên cạnh (có thể Người Việt Nam không lấy trộm tranh mà ăn cắp vặt bút, màu), có thể bắt chước cách làm của ta vừa qua: đặt 3 cái lọ sành tín nhiệm tài vẽ cao, tín nhiệm và tín nhiệm tài vẽ thấp, cùng sỏi nhỏ để bỏ vào mỗi lọ. Bạn sẽ luôn luôn được tự tin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại còn lọ sành với cả sỏi nữa- nghe cũng... nhuốm màu cổ kính ra phết ạ! :))
      Nhưng CCK ơi, họa sĩ Ranga thấu đáo lẽ đời vẫn theo một cách... "chân chân thực thực", chắc không tự nghĩ được biện pháp tinh tế này đâu! :) Phải từ ... YCTT cơ (trộm vía!) :P

      Xóa