1. Tiểu sử
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh
năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã
Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia
đình danh gia vọng tộc, thân phụ ông là cụ Văn Ðình người học rộng tài
cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh, sau được tặng phong
Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên
Sinh, thân mẫu ông là Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan,
người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ có học vấn cao... Nguyễn Bỉnh Khiêm
từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương của gia tộc. Ông ngoại
của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê
hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang
Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư
bộ Hộ.
Theo
Vũ Phương Đề ghi lại trong Công Dư Tiệp Ký, sinh thời ông có đến ba vợ.
Con cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái. Tất cả mấy người con đều có lập được
quân công.
Những
năm Quang Thiệu (1516-1526), đất nước loạn lạc, Ông về ẩn cư để dạy học
trò, lấy Đạo làm vui, khi nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên
tĩnh ông mới chịu ra ứng thí, khi ấy đã 44 tuổi, khoa hương thi ấy, ông
được đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535), lại ra
tỉnh thì được đỗ thứ nhất, khi vào đình đối, lại đỗ Tấn Sĩ đệ nhất danh,
được bổ chức Đông Các Hiệu Thư, trong thời Thái Tông nhà Mạc, Ông có
làm 2 bài thơ " Xuân thiên ngự tửu", đều được hạng ưu, rồi thăng chức
Hữu Thị Lang Hình Bộ, sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang,
kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ.
Cộng tác với tân triều được 7 năm, sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần (trong đó có cả con rể ông là Phạm Dao ỷ thế lộng hành) mà không được chấp nhận, ông cáo quan xin về trí sĩ giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542), khi mới 52 tuổi.
Về
làng trí sĩ, ông dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng ông ở và vẫn lấy
hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, trong thời gian dưỡng lão, tuy không trực tiếp
dự quốc chính, nhưng họ Mạc vẫn phải kính trọng đối đãi với ông như với
một ông thầy, những việc trọng đại thường sai sứ giả về hỏi, có khi lại
đón lên kinh thành để hỏi, ông đều ung dung chỉ dẫn, xong rồi ông lại
trở về am cũ, họ Mạc giữ lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng
nhất công thần, phong tước là Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng đến Lại Bộ
Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Ông Bà nhị đại cũng được phong ấm, 3
người thê thiếp với 7 người con cũng theo thứ tự phong hàm.
Năm
Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối
ngôi. Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên
Phùng khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân
ngầm đem lễ vật về tận Hải Dương để hỏi, ông không trả lời mà chỉ quay
lại bảo các gia nhân rằng : "Vụ nầy lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm giống cũ để mà gieo mạ."
Nói xong, ông lại lên xe ra chùa, sai các chú tiểu quét dọn đốt hương,
ngoài ra không hề đả động gì đến chuyện khác, bởi vì ông đã hơi tỏ cho
biết cái thâm ý là : Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản. Trạng Phùng thấy
thế vội vàng về báo, Trịnh Thế Tổ hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê duy
Bang) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định.
Đoan
Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tĩnh Vương, đương lúc ở trong
tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm. Thân mẫu
Nguyễn Hoàng vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh mẫu, nguyên quán ở
làng Phạm Xá thuộc huyện Tứ Kỳ, với ông là chỗ đồng hương, nên thường bí
mật sai người về làng nhờ ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống.
Sứ giả đặt gói bạc nén ở trước mặt ông, rồi bái lạy lia lịa. Ông thấy sứ
giả năn nỉ mãi, nhưng vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay cầm
chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh
xếp thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co, trước núi lúc ấy có những
đàn kiến dương men theo tảng đá leo lên. Ông ngắm nghía chúng một lát
rồi mỉm cười đọc một câu :"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân", nghĩa
là : Một dãy Hoành sơn có thể dung thân được.
Sứ
giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng. Hoàng bèn xin vào trấn
thủ Quảng nam, hùng cứ cả một vùng đó, làm tiền đề lập nên triều đại nhà
Nguyễn Gia Long...
Tháng 11 năm 1585, ông lâm bệnh. Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự. Ông chỉ trả lời rằng : "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế." , nghĩa
là : Sau nầy quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm
được mấy đời. Quả nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các Chúa nhà
Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ
Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau 3, 4 đời thì mới hoàn toàn bị diệt,
coi đó thì lời nói của ông dự đoán chẳng sai chút nào.
Ngày
28 tháng ấy thì ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy tôn hiệu là
"Tuyết Giang Đại Phu", phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng. . . . .
. . . . . .
Ông
có nhiều môn sinh tiếng tăm lừng lẫy như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu
Khánh, Nguyễn Dữ, và Trương Thì Cử, sở học đạt đến độ uyên thâm, và sau
đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng.
Khi
Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thanh, có một đêm ông đến chỗ nhà trọ của
Khoan gõ cửa bảo rằng: Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn
nằm ỳ ở đó. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh
Hóa, nhưng lại ẩn cư với Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ có
soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, một cuốn Thiên cổ kỳ bút, được Nguyễn
Bỉnh Khiêm phụ sửa rất nhiều.
Các
tác phẩm văn học ông để lại cho đời chủ yếu là thơ quốc ngữ, qua cuốn
Bạch Vân Thi Tập và một thiên Trung Tân Quán Phú, và một cuốn gọi Sấm
trạng theo dạng sách bí truyền trong dòng tộc, theo thời gian dần thất
lạc, mai một dần.
Sau
khi ông mất mãi đến năm Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735),
người trong làng mới dựng 2 tòa miếu ngay ở nền nhà cũ để thờ ông, miếu
thờ đó hiện nay vẫn tiếp tục được duy tu, tôn tạo, và năm 1991 đã được
UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định tu tạo nâng cấp thành di tích
lịch sử.
Hiệp hội UNESSCO đã tổ chức cuộc hội thảo về thân thế sự nghiệp và các công trình văn học của ông.
Ông cũng được phối thờ tại khu văn miếu Mao Điền thuộc huyện Cẩm Giàng. tỉnh Hải Dương.
Dân gian còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về tài năng tiên đoán vận nước của ông sau hàng ba, bốn thế kỷ như câu thơ trong cuốn sấm trạng:
Nước Nam từ họ Hồng bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang san đổi dời.
Từ Đinh Lê Lý Trần thuở trước,
Đã bao đời ngôi nước đổi thay.
Núi sông Thiên định đặt bày,
Đồ thơ mấy quyển, xem nay mới rành.
. . .
Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,
Thanh minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo dương đầu mã vĩ,
Hồ binh bát vạn nhập Tràng an.
Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan lại muốn toan đường đá xe.
. . .
Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận, T
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
...
Qua những tư liệu trên và qua thực tế chứng minh ta thấy sức sống siêu việt của trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm thật đáng tôn vinh, xứng đáng là Bậc thầy tiên tri của mọi thời đại.
2. Một số truyền thuyết xung quanh Sấm Trạng
2. Một số truyền thuyết xung quanh Sấm Trạng
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền
Năm
Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn
hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con
sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông
ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào
mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm
bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã
ghi :
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay
Nguyễn
Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho
người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ
đến việc phá đền để đào sông nữa.
Cha con thằng Khả
Tục
truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi
đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên
mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ
nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi
tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:
Cha con thằng Khả.
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền tam quán
Cha
con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy
tiền. Chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả
ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi
bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan
tám, đúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền
Thơ
văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch
Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên
người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền
tụng trong nhân gian.... và những lời sấm ký có giá trị.
3. Một số bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Một số bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cảnh nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Thói đời li
Vụng khéo nào ai chẳng có nghề
Khó khăn phải lụy đến thê nhi
Ðược thời, thân thích chen chân đến
Thất thế, hương lân ngảnh mặt đi
Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đậu
Sanh không mật mỡ, kiến bò chỉ
Ðời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không, mấy kẻ vì.
Khó khăn phải lụy đến thê nhi
Ðược thời, thân thích chen chân đến
Thất thế, hương lân ngảnh mặt đi
Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đậu
Sanh không mật mỡ, kiến bò chỉ
Ðời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không, mấy kẻ vì.
Thói đời...
Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.
Tự thán
Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn
Ăn uống miễn theo nơi phép tắc
Tới lui cho biết lẽ kinh quyền
Chăng nên mặc thế người lành dữ
Giáo giở thây ai thói đảo điên
Ở thế, có khôn thời có khó
Chữ rằng: vô sự tiểu thần tiên.
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn
Ăn uống miễn theo nơi phép tắc
Tới lui cho biết lẽ kinh quyền
Chăng nên mặc thế người lành dữ
Giáo giở thây ai thói đảo điên
Ở thế, có khôn thời có khó
Chữ rằng: vô sự tiểu thần tiên.
-------------------------------------------------------------
Tư liệu theo các nguồn:
HG nên phê bình Ông này vì có khuyết điểm lấy 3 vợ nhé! :) Chưa kể còn "thờ Phật thì được ăn oản"!
Trả lờiXóaPhê bình chả ăn thua đâu ạ! Với lại ông nội HG cũng có ba vợ. Giả sử ông không có bà hai, là sẽ không có HG trên đời, HG quyết lòng biết ơn chế độ phong kiến- Đúng là "thờ Phật thì được ăn oản" ạ! ^^
XóaMà thôi được rồi, truyền thống nhưng cũng phải hội nhập... Nể góp ý của CCK, nếu được (hỏi ý kiến), HG sẽ bỏ phiếu "tín nhiệm thấp" hoặc cao lắm là "tín nhiệm" chứ quyết không thể để "cao" được! :))
hi hi!
Trả lờiXóa