Nhạc sĩ Phú Quang: Người con của Hà Nội, ngày trở về
Chẳng phải vô
tình, Phú Quang được mệnh danh là nhạc sĩ của Hà Nội, bởi ông đã sáng
tác nhiều bài về Hà Nội và những bài của ông mang đậm dấu ấn, phong vị
Hà thành. Ông khắc khoải về một Hà Nội êm đềm nhỏ bé là những câu ca
không bao giờ cũ. Người yêu nhạc, yêu Hà Nội có thể thấy ngay được
“phong vị Hà thành” qua những ca khúc của Phú Quang như “Em ơi Hà Nội
Phố”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội", “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa
đông”, “Khúc mùa thu”...
Đó là hương hoa sữa, phố cổ mặc trầm, từng hàng cây
góc phố, lác đác lá thu vàng rơi, cơn mưa nhỏ chợt đến mùa hạ…Tất cả,
vướng vất mang hơi thở của một Hà Nội xa xưa quá vãng… Sự cuốn hút kỳ lạ
trong giai điệu, câu ca ám ảnh, bạn cũng như tôi có thể rong ruổi hàng
giờ trên từng con phố để say sưa cảm nhận "một Hà Nội ngây ngất nắng,
một Hà Nội run run heo may", hay thơ thẩn nuối tiếc "gió mùa đông bắc se
lòng, chút lá thu vàng đã rụng chiều nay cũng bỏ ta đi"… Còn trong tình
yêu, ông đã nói hộ tâm trạng của không ít người bằng những lời ca giản
dị nhưng cũng thật tinh tế: "Dù mai ngày cách xa mãi mãi diệu kỳ là tình
yêu chúng ta. Và ta biết một điều thật giản dị. Càng xa em ta càng thấy
yêu em"…
Hẳn, định mệnh đã an bài cho ông, khi sinh ra để trở
thành nhạc sĩ của Hà Nội. Người nhạc sĩ rời đất mẹ vào thành phố mang
tên Bác để lập nghiệp, nhưng vẫn quay quắt về nơi mình lớn lên trên phố
Khâm Thiên cùng bao kỷ niệm thời thơ ấu.
Ông trải lòng viết: "Năm nào cũng vậy, cuối thu đầu
đông tôi lại trở về Hà Nội, để nói lời yêu thương và tỏ bày nỗi nhớ bằng
đêm nhạc của chính mình. Trong tôi, Hà Nội là nỗi nhớ thiết tha, như
một dòng sông không ngừng chảy, lúc êm đềm, lúc lại cồn cào con sóng.
Không hiểu sao càng có tuổi tôi càng nhớ nhung những ngày thơ ấu của
mình. Hà Nội ngày tôi còn bé đẹp và yên bình biết bao. Tôi vẫn thường
cùng bạn bè chơi thổi búp lá đa, bắt dế bỏ vào ống bơ và xem chọi dế.
Tôi đã lớn lên bằng những kỷ niệm của thành phố một thời bom đạn. Thời
trai trẻ của tôi thuộc về Hà Nội. Mối tình đầu của tôi cũng thuộc về Hà
Nội. Ấy là người bạn gái trong trẻo thầm lặng dành bánh mỳ luộc cho tôi
mỗi sáng. Rồi chúng tôi đi qua đời nhau… Rồi phút ngập ngừng đầu tiên ấy
trở thành kỷ niệm. Và Hà Nội là nơi cất giữ quá khứ dịu dàng của cuộc
đời".
"Cuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lý" lời bài hát
trong âm nhạc của ông như đã vận vào đời ông. Yêu tha thiết Hà Nội đến
vậy mà Phú Quang ra đi, chọn Sài Gòn để sống, để lập nghiệp. Dù sống
trong phồn hoa đô hội, ông vẫn không thể quên vùng đất nguồn cội, vùng
đất của một phần đời có bóng dáng người mẹ hiền, cùng những mối tình
dang dở. Nhạy cảm quá chăng?! Tố chất trong ông luôn là nỗi cô đơn bẩm
sinh đeo bám. Người nhạc sĩ đành nương vào âm nhạc, để thổn thức nỗi
lòng.
N.S Phú Quang và ca sĩ Hồng Nhung |
Hà Nội chính là không gian màu mỡ để ông có thể thỏa
thê khóc cười, giăng mắc tình cảm. Ông dành viết lời 30% trong số ca
khúc của mình. Mảnh đất văn chương không đủ rộng để ông tải nỗi thiếu
hụt mênh mông, bỗng dưng như cơ duyên, từng ý thơ của thi sĩ đã gợi lên
trong ông những bản tình ca lãng mạn và sâu lắng. Người nhạc sĩ tài hoa
đã phù phép để biến bài thơ thành lời ca réo rắt có tiếng, có hình, và
những tình khúc bất hủ ra đời: “Dạ khúc”, “Đâu phải bởi mùa thu”, “Tình
khúc 24”, “Dòng sông không trở lại”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Mùa thu và
em”…
Tâm hồn đồng điệu của thi sĩ và nhạc sĩ cùng bắt nhịp,
họ trở thành tri kỷ trong âm nhạc và đôi khi cả ngoài đời. Chả thế mà
ông tâm sự, nửa thế kỷ gắn bó với nền âm nhạc nước nhà, nhưng ông chỉ có
bạn thân trong giới nhà thơ, nhà văn, họa sĩ còn đứng trong đám đông
nhạc sĩ, ông cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng… Người nhạc sĩ của những bản
tình ca trong sáng, lãng mạn, có vô khối nỗi niềm u uất chất chứa trong
lòng.
Ngay từ khi còn là cậu bé con đã bị gán cho cái tội
chả lấy gì làm tốt đẹp là kiêu ngạo và khinh người, để phần đời sau đấy
là chuỗi ngày "bi kịch về lòng tin" đeo đẳng đến tận giờ. Để nói với
cuộc đời, với chính mình, ông trải lòng viết những câu tê tái thế này:
"17 tuổi. Trong nỗi bức xúc đến tuyệt vọng của tâm trí, trong sự chao
đảo của lòng tin tôi đã viết tác phẩm âm nhạc không lời đầu tiên. Viết
ào ào như một gã khùng. Bất chấp những định kiến, những ràng buộc của
những thói quen hằn lên từ cuộc đời. Tôi viết để vơi đi những dằn vặt
từng đêm bởi một đời sống thiếu may mắn và quá nhiều éo le". Đó chính là
nhạc phẩm ballats "Niềm tin" viết cho violonxen và piano vào năm 1967.
Ngay khi nhạc phẩm này ra đời, đã khẳng định được vị thế của cậu bé Phú
Quang trong làng nhạc.
Phú Quang kể, ngày thơ bé ông đã khóc dưới sự tàn nhẫn
của đồng loại. "Mày là đứa trẻ hư. Mày kiêu ngạo. Mày ích kỷ. Mày sống
biệt lập và không hòa đồng. Mày không được đi đâu hết…" không chỉ một
lần người ta đã đổ từng ấy thứ vào đầu một đứa trẻ. Số là, năm 14 tuổi
cậu bé Phú Quang viết đơn xin đi nước ngoài học nhạc, tiêu chuẩn ở
trường học có hạn, nhưng nhiều người muốn đi, và người ta đã gán cho cậu
từng đấy thứ. Suốt những năm ở trường nhạc, Phú Quang đã 7 lần “xuất
ngoại... hụt” (!?).
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nhìn thấy cậu học trò có
nhiều triển vọng, chả có lý do gì để cậu phải oan uổng thế, ông đã đề
nghị không thể đưa Phú Quang ra xét tuyển, phải cho đi nước ngoài học
nhạc. 10 ngày sau, ông quá đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé đang thơ
thẩn ngoài đường: "Ơ! Tại sao cháu còn ở đây?". Cậu bé buồn rầu: "Cháu
không được đi đâu, bác ạ". Thật ra, lần đó có công văn cử Phú Quang đi
học nhạc ở nước ngoài, nhưng ai đó đã giấu công văn đi.
Một lần khác, xảy ra vào lần thứ 6 đi học nước ngoài
hụt. Vào học trường nhạc, Phú Quang học lớp kèn "cor", thầy giáo dạy kèn
gặp cậu học trò bảo: "Phú Quang à, nếu trò ra nước ngoài học nhạc thầy
sẽ rất ủng hộ em". Nhưng, cũng chính người thầy này sau khi biết nếu Phú
Quang không đi thì mình sẽ được thế vào chỗ đó, nên trong cuộc họp xét
tuyển đã đổ bao nhiêu tội xấu xa lên đầu cậu học trò. Hiệu trưởng trường
nhạc, nhạc sĩ Tạ Phước nói với thầy dạy kèn: "Anh đi rồi, ai sẽ dạy kèn
thay anh". Thầy giáo dạy kèn chỉ vào Phú Quang "Đây, cậu này có tài
lắm, rất thông minh…". Nghe xong nhạc sĩ Tạ Phước giận lắm bảo: "Anh đã
bảo thằng bé không có đủ tư cách đi nước ngoài thì làm sao thằng bé còn
có thể đứng trên bục giảng làm thầy được"… Sau đấy, nhạc sĩ Tạ Phước,
gặp Phú Quang an ủi: "Bác biết là cháu chịu nhiều bất công, cháu không
có gì phải sợ hãi cả. Cháu có thể không được đi học nước ngoài, nhưng
cháu cứ tin bác đi, người như cháu dứt khoát sẽ thành công...".
Cuộc đời của ông đến 6 lần bị "tuyên án tử hình" vì
căn bệnh ung thư. Đã lâu, những đốt xương ở khớp tay, ở lưng của ông
trồi lên những cục thịt cứng ngắc. Nó lan ra từng mảng, bác sĩ xác định
ông bị căn bệnh vô phương cứu chữa. Mãi sau này ông mới biết bác sĩ đã
chẩn đoán nhầm. Cuộc sống không yên ả, những cơn sóng gồ ghề, những đoạn
lồi khúc khuỷu, người nhạc sĩ đã tựa mình vào người tình âm nhạc, để
cứu rỗi tâm hồn xanh xao vì buồn phiền.
Cách đây vài năm, gặp ông, tôi nhớ ông đã từng ao ước:
"Rồi khi tôi không còn bôn ba được nữa, tôi sẽ trở về Hà Nội sống yên
bình trong một góc nhỏ bình dị nào đó, để được nghe nhịp đập của thành
phố và mường tượng lại tuổi thơ mình…". Nỗi mong mỏi được cất cánh thành
lời: "Cơn gió lang thang về chốn quê nhà… Về đây bên nhau cùng bao buồn
vui. Sau những tháng năm ở chốn quê người". Câu ca trong âm nhạc của
ông như những lời tiên tri dự cảm điều sẽ xảy đến trong tương lai, sau
đổ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất giờ đã ở tuổi 60 ông lại trở ra thủ đô
để làm hai việc lớn lao, to tát của đời người là làm nhà và lấy vợ.
Cũng thật vô tình sau hàng chục năm người nghệ sĩ "lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường…", sau nhiều lần dịch chuyển thì tết năm nay, tìm được bến đỗ an toàn và hoàn hảo. Tổ ấm của ông, trú ngụ ở nơi đầy chất nhạc, đó là ngôi nhà 110m2 tại đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, ngay sát bờ sông Hồng. Từ dinh cơ này, người nghệ sĩ thỏa sức ngắm, "sương giăng đỉnh núi mờ xa…" của Ba Vì trập trùng, rồi lại "tắm mình" trong dòng sông Hồng đôi bờ cát trắng, và không còn khắc khoải vào mỗi chiều đông, lòng tự hỏi lòng khi "làm sao về được chiều đông, để nghe chuông chiều xa vắng", bởi quanh nhà là vườn đào Nghi Tàm, quất Nhật Tân và những ngôi chùa cổ hiện hữu, không gian tĩnh tại để cho người nhạc sĩ phiêu diêu thả hồn mình bồng bềnh cõi Phật như lời bài hát của ông.
Người con của Hà Nội, ngày trở về như thiên sứ đã hoàn thành sứ mệnh. Nỗi niềm canh cánh, ấp ủ từ cõi xưa vọng về "Anh vẫn chờ những điều chưa tới. Anh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào…" giờ đây đã có một kết thúc có hậu. Ông còn mong gì hơn nữa?!
Cũng thật vô tình sau hàng chục năm người nghệ sĩ "lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường…", sau nhiều lần dịch chuyển thì tết năm nay, tìm được bến đỗ an toàn và hoàn hảo. Tổ ấm của ông, trú ngụ ở nơi đầy chất nhạc, đó là ngôi nhà 110m2 tại đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, ngay sát bờ sông Hồng. Từ dinh cơ này, người nghệ sĩ thỏa sức ngắm, "sương giăng đỉnh núi mờ xa…" của Ba Vì trập trùng, rồi lại "tắm mình" trong dòng sông Hồng đôi bờ cát trắng, và không còn khắc khoải vào mỗi chiều đông, lòng tự hỏi lòng khi "làm sao về được chiều đông, để nghe chuông chiều xa vắng", bởi quanh nhà là vườn đào Nghi Tàm, quất Nhật Tân và những ngôi chùa cổ hiện hữu, không gian tĩnh tại để cho người nhạc sĩ phiêu diêu thả hồn mình bồng bềnh cõi Phật như lời bài hát của ông.
Người con của Hà Nội, ngày trở về như thiên sứ đã hoàn thành sứ mệnh. Nỗi niềm canh cánh, ấp ủ từ cõi xưa vọng về "Anh vẫn chờ những điều chưa tới. Anh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào…" giờ đây đã có một kết thúc có hậu. Ông còn mong gì hơn nữa?!
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Ha-Noi-Va-Toi-Trung-Duc/IW6I0U6U.html
Trả lờiXóaTrùng lặp đến ngạc nhiên! Hooh biết không, bài HG lúc đầu lục tìm chính là bài "Hà Nội và tôi", lúc chiều nghe đi nghe lại ba bốn clip và đã chọn clip ưng ý, song phút cuối HG đổi ý, chuyển sang "Hà Nội ngày trở về"... vì HG nghĩ hợp quá cái tựa đề, khi mình mới đi xa HN trở về..., hơn nữa bài hát cũng rất hay :)
XóaHG đã nghĩ để giành "Hà Nội và tôi", sau này lúc nào đó sẽ post lên . Bi giờ Hooh làm HG "lộ bí mật" mất rồi! ^^
Đoán là HG vừa đi nghỉ mát về.
Trả lờiXóaHồi 5 tuổi, buổi chiều dắt em trai (đã mất) 3 tuổi đến trường chị đang học,2 anh em đứng ngoài cửa lớp nghe thầy tập đọc (không bị đuổi như bây giờ):
"Làng tôi làng anh"
Cũng giống nhau nhỉ
Có mái nhà tranh
Có người cày cấy
Nuôi tôi và anh...
Chúng ta yêu...lũy tre xanh
Yêu người cày cấy
Yêu anh học trò"
Đúng thế ạ! , mọi người khác nhau đấy, nhưng suy cho cùng đều có những điểm chung...
XóaThời của chị Hooh học, chắc là đã xa xôi lắm, khi mà học trò nhỏ được học những bài thơ thật hiền, bình dị và giàu tính thiện. "Bao giờ quay lại... ngày xưa"