Trang

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Một vụ xử án...

HG: Cảm giác kính phục và ngưỡng mộ về những lời trước tòa của bị cáo- một người thầy không chỉ giàu kiến thức, giàu tâm hồn mà còn can đảm biết bao!
Thầy là ai? Sao mình chưa tìm thấy ai nói rõ hơn tên tuổi của Thầy?
--------------------------------------

Vụ xử án một giáo viên dạy văn

Nhà văn Phạm Thị Hoài (trích): Trong đoạn trích sau đây, luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) thuật lại lời đối đáp giữa chánh án và bị cáo ở một vụ xử án mà ông cho là “quái lạ duy nhất được biết trong lịch sử ngành tư pháp văn minh ngày nay“. Theo lời kể của ông, “sau khi tiếp quản Hà Nội, các lãnh đạo cao cấp đã ra lệnh để tòa kết án một giáo sư dạy văn đã đầu độc tâm hồn sinh viên vì đã giảng dạy tác phẩm có tên là "Nỗi cô đơn" [*] (L’Isolement) của nhà văn người Pháp Lamartine“. Vị quan tòa này đồng thời là Tổng Thư kí Đảng Xã hội, phân bộ Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bị cáo là một giảng viên đại học tại Hà Nội, không đi theo kháng chiến. Ông bị tuyên án 4 năm tù. Đó là năm 1954.
(...) 

_____________

Chánh án: Bị cáo! Ông có nhận thấy là ông có tội là đã dạy cho thanh niên của chúng ta một loại triết lý đầy thê lương, mất niềm tin, bi quan, trong khi Đảng Cộng sản của chúng ta được giao phó trách nhiệm tuyên truyền cho sự lạc quan, hy vọng và vui sống?

Bị cáo: Thưa ngài chánh án, làm sao tôi biết được là Đảng Cộng sản đang dạy về một cuộc sống đầy niềm vui, hy vọng và lạc quan? Theo chỗ tôi biết, những người làm việc cho chế độ cũ được chính phủ kháng chiến giữ lại làm việc chưa bao giờ học hay đọc bất kỳ ở đâu là Đảng Cộng sản đã dạy những điều như thế. Ngay cả nếu điều đó có thật, tôi cũng ngại rằng một nền giáo dục như thế khó mà đạt được kết quả. Thực vậy, lãnh vực cảm xúc không phải là đối tượng nằm trong phạm vi quyền hạn của thế quyền. Những gì xảy ra trong nội tâm của con người nó không biết về những qui luật về logic và lý lẽ, những ràng buộc về luật lệ, công lý và ngay cả về đạo đức. Một cảm xúc được hình thành, lớn lên, tàn phai rồi biến mất hay tự mình biến thể tùy theo những thôi thúc, kích động hay những tác động bởi thế giới bên ngoài và tùy theo cá tính chủ quan của con người trong một nền luân lý, nếu tôi có thể nói thêm về nó, là có liên quan đến con người khi mỗi người thu nhận hay gạt bỏ những gì đến từ môi trường chung quanh theo cách riêng của họ. Đây là lãnh vực mà quyền lực muốn áp dụng những điều răn dạy để chứng minh niềm kiêu hãnh của mình thì cũng sẽ buông tay chịu thua. Nhà chính trị có thể mong muốn mang lại cho nhân dân hy vọng, niềm lạc quan và vui sống. Nhưng việc làm không đi đôi với lời nói, nếu những thực tiễn không đi theo những lý thuyết trừu tượng thì chẳng có chuyện gì xảy ra ngoại trừ chuyện làm phù thuỷ bắt ma! Hy vọng không thể có nếu không có lý do nào để hy vọng và cũng chẳng có gì để mà hy vọng. Lạc quan và vui sống sẽ thấm vào lòng người khi mà ở đâu cũng có trật tự xã hội và phồn vinh, có tối thiểu tự do và có những quyền mà một xã hội loài người văn minh đòi hỏi phải có. Người ta có thể thành điên khùng như lão Don Quichotte khi bị tay Dulchinée mặt mày nhăn nheo, miệng mồm không một chiếc răng lừa phỉnh. Một người trí thức, nhỏ nhoi như tôi, không thể chấp nhận theo đường lối của Đảng Cộng sản, một đường lối tạo dựng bằng hy vọng, lạc quan và vui sống. Nó chỉ là một điều mong muốn mà sự thành công là tùy thuộc Đảng Cộng sản. Lời buộc tội duy nhất đưa tôi tới trước vòng móng ngựa ô nhục này không có một cơ sở nào đứng vững. Tôi cho rằng tôi không có tội là đã làm hại đến một đường lối chính trị mà nói một cách bình thường và đúng đắn là không hiện diện. Ngoài ra, tôi sẽ rất vui nếu được biết là dựa trên điều khoản nào của luật pháp, những điều mà chưa bao giờ có, để các ông kết án tôi trước toà?

Chánh án: Chúng ta đừng chơi nhau trên chữ nghĩa, ném vào nhau những điều này nọ của bộ Luật Hình sự. Sự việc đã hiển nhiên. Có hay không có việc ông giảng dạy cho sinh viên tác phẩm Cô đơn (L’Isolement) của tác giả Lamartine và ca tụng nhà thơ này? Có hay không có việc ông tán tụng những vần thơ chán chường, mất hy vọng và bi quan yếm thế và hậu quả là đầu độc tâm hồn của giới trẻ đã nghe theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản của chúng ta mà đứng lên muôn người như một để xây dựng lại nền Tự do, Độc lập và Tự hào Dân tộc?

Bị cáo: Thưa ngài, tôi không học luật, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng đều hiểu là muốn kết án ai đều phải dựa vào một hay nhiều điều Luật Hình sự định rõ tính chất và những điều kiện để cấu thành tội. Hơn nữa họ cũng biết là chính trị và luật là hai lãnh vực không giống nhau, giống như ước mơ và sự thật. Mơ ước là điều cho phép nhà chính trị làm khi mà những việc làm của họ là nhắm tới tương lai, nhưng luật là được xây dựng vững chắc trên những cơ bản vững chắc, của hiện tại và cụ thể vì nó hoạt động trong hiện tại để mà duy trì và xây dựng nên một xã hội phù hợp với ước vọng của mọi người. Mọi lẫn lộn giữa mơ và thực, giống như trường hợp giữa chính trị và luật, là một bước nhảy lùi về quá khứ hàng thế kỷ.
Lời buộc tội giờ đây có chút thay đổi. Tôi không phê phán đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản, nhưng tôi ca tụng một nhà thơ mơ mộng, biện hộ cho tư tưởng chán chường, thất vọng và bi quan, tôi tự nhắc với tôi là người trí thức có tiếng tăm không làm chuyện ca tụng bất cứ ai, biện hộ cho bất cứ người nào. Hai từ ngữ đó phải được lấy ra khỏi trong mọi lời lẽ buộc tội: đó là một sự lạc đề không đúng với ý nghĩa chính thức của hai từ đó. Có thể nói một cách chính đáng, đây là một hành động hạ nhục và xúc phạm đến lòng tự trọng của người trí thức. Ngay khi đang lúc tán dương, người trí thức tự kềm chế mình để không bị bất ngờ vì tán dương rởm và luôn luôn giữ một sự dè dặt nào đó. Nụ cười và thái độ quỳ lạy không nằm trong nghề của họ, mà làm vũ khí của những người đã bán rẻ lòng tự trọng để chắt mót được những lợi lộc tồi tàn. Tôi xin nhắc lại: tôi không tán dương một ai, ngay cả đó là người được mọi người ca tụng. Tôi không đứng ra bào chữa cho một chủ thuyết nào, ngay cả khi có hàng triệu người theo nó và ca tụng nó. Không, tôi chỉ phân tích, giải thích, cố gắng làm cho sinh viên hiểu cái trạng thái tình cảm mà không một kẻ độc tài nào, không một chế độ độc tài nào có thể xoá bỏ, khi mà tác phẩm ấy đã có mặt hơn một thế kỷ nay. Chính trị có thể thực hiện quyền lực của mình ở hiện tại, đôi khi trong tương lai, nhưng cũng phải chấp nhận là đối với quá khứ thì không thể làm được gì.
Vì vậy tình cảm mơ mộng, một trạng thái của tâm hồn, là chuyện đã có từ lâu, nếu ngài cho phép tôi có ý kiến, là mọi người đều có thể chứng minh đó là một điều chân thành, con người ai cũng liên tục mơ mộng cho đến một tuổi nào đó và trong một hoàn cảnh sống nào đó. Chỉ có những người cộng sản lão đời, những người khắc khổ không còn nước mắt mới cho rằng không thể có những giọt nước mắt khốn cùng của loài người, để tự nâng mình thành một loại siêu nhân.
Thưa ngài, tôi không tự biện hộ cho tôi, tôi chỉ làm công việc trả lời sự kết án của ngài. Tôi đã biết trước số phận của tôi: không có người nào bị Toà án Nhân dân xử mà bước ra khỏi đó để về nhà. Tôi có thể nghe buổi xét xử. Tôi có thể đơn giản nhận tội và nhờ sự khoan hồng của Đảng Cộng sản, và với những cố gắng cá nhân, tôi hứa rằng tôi sẽ không từ bỏ một nỗ lực nào nhằm cải thiện và làm trong sạch những suy nghĩ của tôi để đi đúng đường lối của Đảng Cộng sản. Nhưng tôi mong mỏi rằng, ít nhất một lần, tiếng nói trung chính của người trí thức được nghe đến, để cho những thế hệ ngày nay và mai sau hiểu chính xác thế nào là một nền công lý cách mạng.

Nguồn: Trích phần II (“Mỏm đá Tarpéienne”), chương 2 (“Ông quan tòa Việt Nam”) trong cuốn hồi kí Kẻ bị mất phép thông công của luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997), nguyên bản tiếng Pháp Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel, do Nguyễn Quốc Vỹ dịch và đăng trên Thông luận năm 2009.
---------------------------------------------------------------------------
[*]: Nguyên văn bài thơ và một bản dịch:

L'isolement (Alphonse de Lamartine)
 
Cô đơn (Người dịch: Phạm Nguyên Phẩm)
Souvent sur la montagne, à l'ombre du vieux chêne,
Au coucher du soleil, tristement je m'assieds ;
Je promène au hasard mes regards sur la plaine,
Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.

Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes ;
Il serpente, et s'enfonce en un lointain obscur ;
Là le lac immobile étend ses eaux dormantes
Où l'étoile du soir se lève dans l'azur.

Au sommet de ces monts couronnés de bois sombres,
Le crépuscule encor jette un dernier rayon ;
Et le char vaporeux de la reine des ombres
Monte, et blanchit déjà les bords de l'horizon.

Cependant, s'élançant de la flèche gothique,
Un son religieux se répand dans les airs :
Le voyageur s'arrête, et la cloche rustique
Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts.

Mais à ces doux tableaux mon âme indifférente
N'éprouve devant eux ni charme ni transports ;
Je contemple la terre ainsi qu'une ombre errante
Le soleil des vivants n'échauffe plus les morts.

De colline en colline en vain portant ma vue,
Du sud à l'aquilon, de l'aurore au couchant,
Je parcours tous les points de l'immense étendue,
Et je dis : " Nulle part le bonheur ne m'attend. "

Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières,
Vains objets dont pour moi le charme est envolé ?
Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé !

Que le tour du soleil ou commence ou s'achève,
D'un oeil indifférent je le suis dans son cours ;
En un ciel sombre ou pur qu'il se couche ou se lève,
Qu'importe le soleil ? je n'attends rien des jours.

Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière,
Mes yeux verraient partout le vide et les déserts :
Je ne désire rien de tout ce qu'il éclaire;
Je ne demande rien à l'immense univers.

Mais peut-être au-delà des bornes de sa sphère,
Lieux où le vrai soleil éclaire d'autres cieux,
Si je pouvais laisser ma dépouille à la terre,
Ce que j'ai tant rêvé paraîtrait à mes yeux !

Là, je m'enivrerais à la source où j'aspire ;
Là, je retrouverais et l'espoir et l'amour,
Et ce bien idéal que toute âme désire,
Et qui n'a pas de nom au terrestre séjour !

Que ne puîs-je, porté sur le char de l'Aurore,
Vague objet de mes voeux, m'élancer jusqu'à toi !
Sur la terre d'exil pourquoi resté-je encore ?
Il n'est rien de commun entre la terre et moi.

Quand là feuille des bois tombe dans la prairie,
Le vent du soir s'élève et l'arrache aux vallons ;
Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie :
Emportez-moi comme elle, orageux aquilons !
Hoàng hôn xuống tôi thường hay lên núi
Lòng buồn buồn ngồi dưới bóng hàng cây
Chợt đưa mắt nhìn trải dài phía trước
Cánh đồng quê đang đổi sắc thay màu

Đây dòng sông, sóng ầm ầm tung bọt
Lượn quanh co, khuất nẻo tối mù xa
Kia hồ lặng, từ mặt nước bao la
Sao hôm mọc trên nền trời xanh biếc

Ánh tà dương muộn màng từ từ lặn
Trải non cao in rợp bóng hàng cây
Chúa cung Thiềm ngự giá xe mây
Đang xuất hiện ở chân trời nhuốm bạc

Từ tháp nhà thờ chuông ngân thánh thót
Khách lữ hành dừng bước trầm ngâm
Trong yên tĩnh nhạc thánh thót hoà âm
Cùng những tiếng của ngày tàn sắp tắt

Cảnh êm đềm như bày ra trước mắt
Tôi dửng dưng chẳng một chút say mê
Mặt đất với tôi như bóng kéo lê thê
Vầng nhật dương không sưởi người đã thác

Tôi vô vọng nhìn núi đồi khắp lượt
Hết Đông, Đoài rồi từ Bắc đến Nam
Nhìn mọi nơi, khắp mọi chốn không gian
Lòng tự nhủ: không nơi nào hạnh phúc

Giúp gì ta, hỡi cảnh vật tiêu điều?
Hỡi núi, rừng, sông tĩnh mặc mến yêu
Vắng một bóng mà đất trời yên lặng
Hoa lá, cỏ cây cũng cảm nhận nỗi buồn

Mặt trời mọc hay mặt trời đang tắt
Tôi dửng dưng theo vầng nhật vần xoay
Sớm hay chiều, âm u hay trong lại
Đều vô nghĩa, tôi chẳng cần ánh sáng

Dù theo dõi vầng dương luôn chuyển động
Trong tôi chỉ sa mạc với hư vô
Tôi chẳng mong điều ánh sáng đem lại
Chẳng cầu xin nơi vũ trụ bao la

Rất có thể bên kia bờ cầu lửa
Mặt trời đích thực chiếu sáng Thiên Đàng
Nếu có thể gửi thân nơi cõi thế
Điều mong chờ sẽ xuất hiện với ta

Ở nơi đây tôi sẽ say niềm ước
Thấy lại niềm hy vọng với tình yêu
Và điều mong điều ước của bao người
Không tên gọi ở nơi trần thế

Trên xa giá Bình Minh, ta có thể
Bay tới điều ảo vọng bấy lâu nay
Cớ làm sao còn đày đoạ nơi này
Nơi trần gian ta còn đâu ràng buộc?

Khi lá rừng rơi trên đồng cỏ
Gió chiều lên, cuốn lá khỏi lòng thung
Còn ta đây, như lá úa còn vương
Hỡi giông tố, cuốn ta bay như lá!

2 nhận xét:

  1. http://viteuu.blogspot.com/2013/05/hoi-ky-ke-bi-rut-phep-thong-cong-cua_7.html

    Đây là hồi kí của một luật sư, nên mới chỉnh gọt được lời tự bào chữa của nhà văn bị cáo, chứ trong hoàn cảnh ngày ấy khó mà nói được như vậy và chẳng ai cho nói như vậy, cũng như nói hay đến vậy cũng mấy ai hiểu hết!

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/nhan-van-giai-pham-nhung-nhan-vat-co.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc hai chương hồi kí mà CCK gửi, HG cũng cảm giác đoạn đối thoại này đã được tái hiện qua lăng kính của luật sư NMT... Tuy nhiên có lẽ về ý, về nội dung lập luận- phần cốt lõi- không phải bịa đặt ra được(HG nghĩ gì thì gì người ta còn có biên bản phiên tòa nữa chứ ạ?). Chỉ có điều lời nói khi được tái hiện trong văn viết, nghe sẽ mượt mà hơn là... "gỡ băng ghi âm" :)). Tuy đó là thời kỳ ngạt thở, nhưng trong lịch sử, những phiên tòa người được dự số lượng hạn chế và "có chọn lọc", trong đó "người cãi cứ cho cãi, người xử cứ xử"... đâu phải chuyện ít đâu?
      CCK tìm thấy bài viết thứ hai nhiều điều hay thế! HG có từng đọc về vụ án NVGP rồi mà đọc ở đây vẫn thấy hấp dẫn, không thấy chán... CCK có từng đọc về chuyện này nhiều chưa ạ?

      Xóa