HG: Hồi đó, mình còn rất bé, nhưng
in sâu đậm trong tâm trí bao nhiêu là ấn tượng: Vẻ lo lắng xôn xao kéo
dài ngày này sang ngày khác của bà nội, ba mẹ, các chị, những người hàng xóm; Chiếc hầm trú ẩn hình chữ A nền đất nện, nửa nổi nửa chìm được làm sẵn dưới bờ tre; Từ
"sơ tán" ẩn hiện nhiều lần trên môi người lớn; Những đoàn xe dằng dặc
trở bộ đội hoặc phủ kín bạt, cả xe kéo pháo... cứ ầm
ì trong đêm tối, nối đuôi nhau chạy qua quốc lộ trước nhà;
Cánh tay cuốn đầy băng trắng toát treo trước ngực của một anh bộ đội
khi anh mới trở về, ghé qua thăm cô giáo cũ là mẹ... Mơ hồ đâu đó cả
cảnh "biển người" xa lạ quân phục mũ mềm tràn lên một triền đồi biên giới trong bộ phim "Đất mẹ" với
những tiếng "tả tả" hãi hùng... Sau này lớn lên thì hiểu những ấn tượng đó không chỉ đến vào thời điểm tháng hai năm bảy chín, mà nó đeo đẳng cuộc sống bao người Việt Nam từ đó cho đến những năm tám tư tám lăm và cả về sau... Lớn nữa thì đọc được nhiều hơn, biết thêm nhiều hơn... Không phải chỉ như từng biết và thuộc một bài hát hào sảng...
1/Ngày ra đi, chốn biên cương.Gió bấc tràn về, lòng anh lạnh buốt.
Nòng súng thép dán câu thơ
Ý thơ tuyệt hay là thơ Lý Thường Kiệt.
Lòng người Việt Nam nào đâu thích gì đạn bom,
ngọn nguồn đau thương trải qua đã nhiều rồi.
Việt Nam ơi, Việt Nam ơi!
Trái tim Việt Nam tình yêu cuộc sống.
Giặc dùng đạn bom thì ta giáng trả đạn bom.
Quyết chiến thắng cho hôm nay,
cho con cho cháu và cho khắp mọi miền.
Đời tuyệt đẹp , gió bát ngát
Xanh xanh câu hát đời trong sáng tuyệt vời.
2/Ngày ra đi chốn biên cương.
Có em tiễn đưa mà mắt lệ ướt.
Về đi em, nếu yêu nhau
hãy yêu rộng hơn cả non nước cuộc đời.
Cầm bàn tay em nào anh nói gì nhiều đâu.
Cuộc đời đang xuân mà thôi nhé tạm biệt.
Dòng nước mắt dù thiêng liêng
cũng không làm cho giặc kia lùi bước.
Giặc dùng đạn bom thì ta giáng trả đạn bom.
Quyết chiến thắng cho hôm nay,
cho con cho cháu và cho khắp mọi miền.
Mùa quả ngọt trái sẽ chín, anh đi em nhé vì chân lý ngời ngời.
Một cô bé mẫu giáo lớn người nhỏ còi, mắt to, nhìn đoàn xe chở bộ đội... Năm đó mình được hoãn nhập ngũ vào phút cuối. (Hai năm sau lại nghêu ngao hát bài này cùng đồng đội). Mới đó mà đã 35 năm!
Trả lờiXóaĐúng đấy ạ! CCK tưởng tượng có vẻ đúng cái cảnh đó... Cô bé còi, chỉ có mắt là nhiều.^.^. HG có nhớ lần trước CCK viết: 32 năm ngày nhập ngũ. Quả là HG quá nhỏ so với CCK. Hình dung lúc đó gặp CCK thì buồn cười lắm ạ, làm sao hình dung "dám" nói chuyện như thế này. Đúng là khuất mặt có lợi thật cơ!
XóaCCK đóng quân vùng nào ạ?
Bây giờ, HG đã hơn nhiều cái lắm rùi. Cho nên mình mãi là, "so với ông Bành vẫn thiếu niên".
Trả lờiXóaKhi mắt ở cự ly quá gần, nhìn coi như không thấy. Thế nên mới có câu: "Nhà ngói như nhà tranh"!
Và cuối cùng: "em đằm thắm từ mắt ngời thơ trẻ"!
Hi! Khi đều là người lớn thì gần hơn là trẻ con với người lớn thôi ạ! HG chả thấy liên quan gì đến nhà ngói nhà tranh :).
XóaCCK viết một câu, mà đã nghe rõ ra là một câu thơ, làm HG tự dưng muốn nghĩ một câu nối theo. Hình như hơi lủng củng một tí, CCK cứ sửa thoải mái :):
Em đằm thắm từ mắt ngời thơ trẻ
Ta nghe lòng về lại tháng năm xưa...
"em" ở đây là giả định về một nàng thơ nào đó chứ HG không có dám nhận. Cô bé con nhỏ còi trán dô mắt to ngày xưa không có đằm thắm đâu ạ, mà nghịch như một con quỷ nhỏ. ^.^
Mặc dù đưa vào ngoặc kép, nhưng câu "em đằm thắm từ mắt ngời thơ trẻ" là CCk bịa ra đấy, và câu sau của "Ta" là thì hay quá!
XóaMà hình như câu này đã bịa ra trước câu kia thì phải:
Ta nghe lòng về lại tháng năm xưa/ Em đằm thắm từ mắt ngời thơ trẻ...
Blog thực mà ảo. Mà đôi khi chẳng nhớ rõ ràng, nhìn mắt mình qua gương hình như ảo ảo, mà người nhìn mình thì bảo...
Vâng, thì biết là CCK bịa nên HG mới dám bịa thêm :))
XóaVề logic thì có vẻ câu này trước câu kia hợp lý hơn thực, nhưng về âm điệu thì đến đó lại phải thêm nữa chứ dừng ở đấy làm sao được ạ, mà HG không biết bịa gì thêm... ^.^
HG lại nghĩ hay là sửa "về lại" thành "vời vợi", cho nó vần và... tâm trạng thêm tí nữa :)) :
Em đằm thắm từ mắt ngời thơ trẻ
Ta nghe lòng vời vợi tháng năm xưa...
Hay là CCK giỏi thơ phú, làm hẳn một bài có tứ như thế này đi ạ, cho HG chân cổ vũ. :)
Đã có 3 từ "hình như" rồi, Nguyễn Bính bảo thêm 1 lần nữa cho nó chẵn:
Trả lờiXóa"Em nghe họ nói mong manh/ Hình như..."
Ui trời, tuyệt tuyệt! HG xin ra chủ đề "Hình như" để CCK trổ tài. Một bài thơ 10 -> 20 câu. Thơ 5 chữ hoặc thơ bảy chữ, hoặc lục bát. Trời trời ơi! Nếu sau này CCK được vinh danh về tài thơ, chỉ xin đừng quên thuở hàn vi có chút chơi chữ với bạn nhỏ HG là được ạ!!! :)))
Xóa