Hà Văn Thùy
Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần
Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới
70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì
một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và
tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc
thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn
chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này,
không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ,
không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.
Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt
xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt
để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết
quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn
Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà
Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang
quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà
Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ
cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người
từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á
nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi
nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ
điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi
đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ
ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là
thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”
Sự thật có đúng như vậy không?
Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người
Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản
cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông.
Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy
nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang
võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa
nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu
của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần
thắng thuộc về bậc lão làng!
Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng
đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt
Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương
Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer.
Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học
hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ
Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số
chúng ta tự nhận!
Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên
1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn
Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng
Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng,
thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học
giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học
công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1).
Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có
lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!
Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của
nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn
giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là
dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!
Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2).
Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn
không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu
Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3)
trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy,
tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt
Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là
để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa
bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là
đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt
tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống
với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc,
chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên
chữ viết Trung Hoa (5)!
Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ
của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người
Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.
Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000
năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa.
Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp
rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà
vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng
Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người
Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên
tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian,
người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng
nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ,
hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ.
Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị
kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên
địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly
thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông),
Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa
ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích
nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh
hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng
hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán
Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng
4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ
Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng
Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người
Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn
Giáp cốt.
Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là
chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được
ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt,
ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành
đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế
ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ
tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt.
Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ
từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm
đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương
Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến
chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử
(5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”-
thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà
Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử
dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi
dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như
vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn
tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm
hóa tiếng nói được đẩy mạnh.
Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều
triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha
tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong
vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được
nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn
mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng
nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm.
Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là
bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được
mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ,
nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa.
Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm
được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan
thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh
đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của
Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính
quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm
1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa
khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy
nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương,
truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.
Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho
xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không
biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam,
chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình?
Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ
thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi
bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy
thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân
loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta
thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với
rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong
100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong
hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát
hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc
là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn
nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn
âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh
ngày càng trở nên đơn âm.
Một câu hỏi: khi sang nước ta, người
của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết
trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu
quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt
(7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt,
thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài
một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần
lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách
nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như
hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của
quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô
Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô
Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải
qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành
đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là
người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?
Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ
Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung
Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu
tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường
âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm
điệu tuyệt vời.
Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng
Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ
của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là
sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân
tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.
II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc
Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều
nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những
tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa
uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp
dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký
âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không
được ký tự bị mai một.
Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở
thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình
hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng
không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm.
Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi
giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải
chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều
người bức thúc.
Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó
là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là
Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm
1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ
Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì
tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn
và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt,
ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn,
cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như
vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán,
nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng
thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?
Đường âm là đúng nhưng bây giờ không
thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử.
Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng
không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho
phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát
hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn
cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa
của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác
vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên
ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ.
Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt,
tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử
dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết
khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng
ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho
người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh.
Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn
cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện
thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người
Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than
phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này
để sử dụng tốt nhất.
III. Kết luận
Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta
cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay
mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một
công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa
không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day
dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Nay chúng ta phát hiện ra sự thật:
không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt
được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng
Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài
sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người
cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản
này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.
Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại
tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô
thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc
cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!
Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?
Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị
khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết
vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy
của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh,
luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống,
tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm
trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có
thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung
một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.
Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một
cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để
thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.
---------------------------------------------------------------------------------
Madrak, 1. 12. 2013
—
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979
2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com
4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/
6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
(Theo blog BA SÀM)
Hy vọng 50 năm nữa người Việt (nam) tìm đủ chứng cứ thuyết phục được cũng là cái nôi ngôn ngữ của vùng đông á!
Trả lờiXóaCũng buồn ạ! HG có liên tưởng về cái cây cội nguồn lại thành ra bị cỗi, quả cọc... Trong khi những cây chiết, cây ghép... lại tươi xanh, hoa thơm quả ngọt...
XóaĐọc bài viết trên đây về cái công trình khoa học tự tôn dân tộc này mới thấu hiểu vì sao mà cuộc chiến với căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục vẫn dậm chân tại chỗ.với cái lối tư duy chỉ muốn mình là số một,là cái rốn của Á châu, là dân tộc thượng đẳng thì xã hội khó mà tiến bộ lắm.nó chỉ ru cho con người ta tự sướng,ảo tưởng về quá khứ mù mờ mà quên đi cái thực tại là chúng ta vẫn đang kém cỏi lạc hậu nên càng cần phải học hỏi và Vay…nợ rất nhiều từ các nước khác,các dân tộc khác.VAY MƯỢN hay HỌC HỎI từ những tinh hoa của nhân loại thì có gì sai và đáng xấu hổ đâu – chỉ có giấu dốt và tự cao tự đại thì mới nên xấu hổ.Thiết tưởng những nhà khoa học này nên dành thời gian cho việc nghiên cứu cải cách hệ thống giáo dục thay vì đào xới quá khứ để chứng minh 1 giả thuyết có quá ít tính khả thi.Một vài bài viết của những tên tuổi không tên tuổi…vài hiện vật…vài văn bia cổ mà đã cho rằng Tiếng Việt mới là gốc đẻ ra tiếng Hán,Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương đông thì thật là lạc quan tếu. cần phải nhớ rằng chúng ta chỉ là một bộ phận cấu thành của tộc người bách Việt chứ không phải là là tộc người Việt chung chung.Lại nhớ trước đây cũng có rất nhiều công trình khoa học dạng này mà đến giờ vẫn chưa thể chứng minh được tỉ như : Người Hoa mới là những người đầu tiên khám phá ra Châu Mỹ…. Nhật bản được hình thành cũng là do những người Hoa đi tìm nước Trường sinh cho Tần Thủy Hoàng phát hiện ra… Bát tự Hà Lạc,Kinh dịch bắt nguồn từ Người Việt…. hay gần đây có vài bài viết đặt giả thiết về cư dân một số đảo ở vùng Nam Đảo là do người Việt khai sáng vì… có hình trống đồng và một vài tập tục giống chúng ta…. Cứ cho là cả triệu năm trước chính dân tộc chúng ta mới gốc của Trung Hoa, của Đông Nam á…nhưng lịch sử chỉ thấy ghi nhận lại là những quan lại Người hoa như Sĩ Nhiếp… đã có công đem văn hóa,tri thức đến cho người Giao chỉ.Cứ cho là thực tế có thể đúng như các nhà khoa học kia đã nói…nhưng quá khó để chứng minh…. Và để làm gì cơ chứ.Cái gì hay thì học hỏi,thì sử dụng…cái gì dở thì dù có là chính thống đi chăng nữa nhưng dùng có ích chi. 13 triều vua nhà Thanh cũng đem lại một thời kỳ rất phát triển cho Trung Hoa … nhưng họ có phải người Hán đâu…
Trả lờiXóa… định viết tiếp nhưng thấy dài dòng quá nên xin dừng ở đây, đây cũng chỉ là suy nghĩ riêng của VN nên nếu có động chạm thì cũng là đa văn hóa đa sắc tộc mà thôi
Hoàn toàn đồng ý với VN là học hỏi những tinh hoa của nhân loại không có gì đáng xấu hổ. Nếu từ Hán Việt đúng là gốc Hán, cũng không sao... Nhưng ở đây đang nói về nguồn gốc thứ tiếng, thì lại thuộc về tri thức, đó là khoa học- không thể xem thường; không thể cho rằng không quan trọng, không cần tìm hiểu, không cần chứng minh. Tri thức khoa học nói chung và tri thức sử học nói riêng, không có lỗi kể cả khi con người lấy đó để ảo tưởng, quên thực tại kém cỏi. Lỗi là ở con người chứ! Còn việc nghiên cứu tìm tòi khoa học khó đến đâu, khả thi đến đâu- người trong cuộc ắt họ phải hiểu hơn những người ngoài cuộc. Dùng làm gì ư? HG dám chắc rằng mỗi người chúng ta chỉ hiểu giá trị sử dụng của một góc rất nhỏ trong cái kho tri thức đồ sộ của loài người. Các thế hệ lại vẫn đang làm cái kho đó giàu có thêm mãi bất kể ai phủ nhận tất cả những gì họ không biết hoặc không hiểu tầm quan trọng. Tuy thế, ngay dẫn chứng này của VN: "13 triều vua nhà Thanh cũng đem lại một thời kỳ rất phát triển cho Trung Hoa … nhưng họ có phải người Hán đâu…"- cũng là nằm trong những tri thức "để làm gì cơ chứ" đấy! Chắc chắn có (dù chỉ số ít) nhà sử học đổ mồ hôi sôi nước mắt mới nghiên cứu tổng hợp ra một cái kiến thức ngắn gọn đó để VN vừa dùng- ít nhất đã dùng vào việc để thuyết phục rằng "Cái gì hay thì học hỏi, thì sử dụng…". Nếu không thì VN biết viện lí lẽ nào để lập luận đây?
XóaHG cũng muốn nói thêm: Nghề nào có giá trị, có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng của nghề đó đối với xã hội. Với nhà nghiên cứu lịch sử, khi tìm được những bằng chứng cho thấy tiếng Việt cổ (không phải Việt Nam) là gốc của tiếng Hán (thay vì trước đến nay nghĩ ngược lại)- mà vẫn bỏ cuộc không tìm tòi tiếp nữa cốt để chứng tỏ mình không dân tộc cực đoan, không tự cao tự đại... thì VN hoan nghênh hơn chăng? "Vài hiện vật, vài văn bia cổ..."- phát hiện được những thứ đó là quý giá lắm! Không căn cứ vào những di tích khảo cổ thì căn cứ vào cái gì để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển văn hóa của loài người từ buổi sơ khai? Và cách dùng từ của VN làm HG ngạc nhiên: VN phân biệt thế nào là "đào xới quá khứ", thế nào là nghiên cứu lịch sử?
Hi, HG rất vui vì VN đã nói thẳng những suy nghĩ- nghĩa là blog Hoa giấy còn có cái đáng để VN trao đổi. Vậy VN cũng chấp nhận sự thẳng thắn của HG nhé! :)
Để tiếp tục cuộc tranh luận sau bữa trà dư thì xin được đi vào tích phân 1 số chi tiết ( những vẫn bảo đảm tính thống nhất hay còn gọi là cái sợi chỉ đỏ xuyên suốt ,cái chủ đề cơ bản của tác giả trên và bài châm trích của VN )
Xóa1.về tác giả:
+ bài viết của TG muốn chứng tỏ gốc gác của tiếng Việt dựa trên những chứng cứ khảo cổ chưa có kết luận cũng như sự công nhận của dư luận,lại dựa vào cái nền tảng từ một vài giả thuyết về nguồn gốc con người , trong vô vàn các giả thuyết mà đến nay khoa học vẫn còn đang tranh cãi.xin dẫn chứng:
“ ..Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa…”
“..Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt…”
“..ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ…”
“..chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5)…”
“.. tiếng Việt …còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa..”
+ thái độ của tác giả thể hiện sự bức bối hơi quá khích và niềm tự hào,tự tôn dân tộc.xin dẫn chứng:
“ .Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam!..”
“..Điều khủng khiếp nhất là,…các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt…”
“ … Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!...”
...
2.về bài trọc ngoáy của VN: sợi chỉ đỏ hay cái gọi là chủ đề tư tưởng của bài chém gió này là nhằm vào 1 đối tượng chính và duy nhất : đó là bài viết lạc quan kể trên của TG chứ không phải ngành giáo dục hay khoa học khảo cổ,khoa học lịch sử ( xin được nhấn mạnh điều này với HG )
Trả lờiXóa+ VN cảm nhận thấy dường như TG bắt đầu từ những cảm xúc tự tôn như đã ví dụ ở trên để làm kim chỉ nam cho việc xây dựng và chứng minh giả thuyết của mình>< chứ không bắt nguồn từ nhu cầu nghiên cứu khoa học thuần túy đó cũng là lý do làm VN nhẩy vào đây để châm trích. Tại sao lại gọi là đào xới và có ít tính khả thi?
- Bởi vì những chứng cứ lịch sử đặc biệt là là nguồn sử liệu bằng chữ viết chỉ còn lưu lại cách đây mấy ngàn năm từ thời xuân thu.muốn đi ngược lại xa hơn là rất khó vì chữ viết chưa ra đời thì lấy cái gì mà ghi lại.ngay tư liệu về Lạc Long quân hay nhà nước Xích Quỷ chỉ là các truyền thuyết có rất ít tính xác thực,trước đó còn mờ mịt hơn. Điều này đã được sử gia Ngô thì Sĩ xác nhận.
- Những nghiên cứu về gen …hay khảo cổ cũng chưa có hồi kết
- Loài người sinh ra từ đâu? bắt nguồn từ Châu Phi hay từ cả nhiều vùng khác ? Đấng tối cao đã tạo ra hay bay tới từ hành tinh khác?...vẫn là những câu hỏi đầy tranh cãi của giới khoa học
Vậy mà tác giả lại lập luận cứ như là đúng rồi nên VN mới có lời góp ý: xin trích dẫn
“..Thiết tưởng những nhà khoa học này nên dành thời gian cho việc nghiên cứu cải cách hệ thống giáo dục thay vì đào xới quá khứ để chứng minh 1 giả thuyết có quá ít tính khả thi…”
“…Một vài bài viết của những tên tuổi không tên tuổi…vài hiện vật…vài văn bia cổ mà đã cho rằng Tiếng Việt mới là gốc đẻ ra tiếng Hán,Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương đông thì thật là lạc quan tếu. cần phải nhớ rằng chúng ta chỉ là một bộ phận cấu thành của tộc người bách Việt chứ không phải là là tộc người Việt chung chung…”
“..Cứ cho là cả triệu năm trước chính dân tộc chúng ta mới gốc của Trung Hoa, của Đông Nam á…nhưng lịch sử chỉ thấy ghi nhận lại là những quan lại Người hoa như Sĩ Nhiếp… đã có công đem văn hóa,tri thức đến cho người Giao chỉ.Cứ cho là thực tế có thể đúng như các nhà khoa học kia đã nói…nhưng quá khó để chứng minh…. “
+ một lần nữa xin nhấn mạnh Ý ĐỒ của VN là nhằm vào cái tư duy tự tôn, ta học từ ta chứ chả học của ai. Tại sao lại cứ phải tìm cách chứng minh ta có gốc hơn họ,ta cổ hơn họ… thay vì áp dụng mọi thứ ưu việt của họ chỉ vì họ đã từng cai trị chúng ta.với cái nếp nghĩ ấy thì không rõ người Chăm ở phía Nam họ ước gì nhỉ. “ và để là gì…hay thì học…” đó là ý đồ của VN nhưng HG lại cứ muốn bóc tách nó ra chứ không đặt nó trong cái mạch xuyên suốt của bài viết.
“…Và để làm gì cơ chứ.Cái gì hay thì học hỏi,thì sử dụng…cái gì dở thì dù có là chính thống đi chăng nữa nhưng dùng có ích chi. 13 triều vua nhà Thanh cũng đem lại một thời kỳ rất phát triển cho Trung Hoa … nhưng họ có phải người Hán đâu…”
3.tóm lại về quan điểm của VN: dân tộc nào cũng được,tổ tiên từ đâu đến cũng không sao,chữ viết nào cũng OK miễn là nó hay,nó hữu dụng.các vị nghiên cứu thì cứ nghiên cứu những đừng quá khích,đừng đặt cái tôi to quá và đưa ra các đề nghị thiếu thực tế.
Trả lờiXóaTB: một chút giãi bầy mong tìm được sự hưởng ứng của HG,cũng mong HG nên đọc kỹ nhất là các trích dẫn để thuận tiện cho việc tranh biện.cũng xin thú thực là VN rất khoái trâm trọc những bài viết kiểu như vậy: nào là phát kiến chấn động rồi quả bom tấn…. Nhưng chẳng thấy dư luận lên tiếng bàn tán gì cả…cư như là thiên hạ chưa hiểu được ta vậy….VN cũng rất thích nhận được sự châm trọc trong qua trình tranh luận chứ không phải tranh cãi..... cũng mong HG thông cảm nếu có động chạm cũng như bài viết dài quá vì VN thích trích dẫn để làm bằng.
Vậy ra VN không phản đối đến "hắt đổ đi" công việc của ngành sử học và ngành khảo cổ trong vấn đề tìm gốc gác ngôn ngữ Hoa và Việt, cũng không hẳn là VN định "khuyên" họ nên chuyển nghề sang nghiên cứu về chiến lược cải cách giáo dục... mặc dù HG đọc lại vẫn không tìm thấy những cái "không phải" ấy trong comment đầu tiên của VN. Thì ra chẳng qua VN đã quá sục sôi tập trung vào việc lên án thái độ tự tôn dân tộc hơi thái quá của tác giả bài viết nên có quá lời (HG xin nhấn mạnh đây là một tác giả một bài viết thông tin về những phát hiện khoa học thực ra đã có từ lâu đang dần được củng cố thêm, không thể lấy đại diện cho bao nhiêu nhà nghiên cứu từ Pháp, Mỹ và cả của người TQ...) HG nghĩ VN đáng ra càng dễ thông cảm với tác giả bài viết này đấy: Vì tác giả để lộ hơi quá khích cảm xúc về lòng tự tôn dân tộc nên đã vô tình làm giảm giá trị những nội dung trọng tâm của bài viết- nhưng ít ra vẫn còn truyền tải thông tin chính để người đọc như HG nắm bắt được; Còn VN thì do chỉ xác định mục tiêu "chọc ngoáy" ngay từ đầu, thành ra cách lập luận gay gắt mang tính chế giễu vùi dập thành quả về sử học của họ. HG nghĩ dù động cơ ban đầu là muốn thể hiện nỗi bất bình ở điểm nào, thì khi đưa ra lời bình giấy trắng mực đen, nên có sự bình tĩnh, công bằng khách quan. Về độ chính xác, từ xưa đến nay, các kết quả nghiên cứu sau thuyết phục và phủ nhận được kết quả nghiên cứu trước cũng là điều vẫn xảy ra. Tác giả này hào hứng, nhưng trong khi phân tích cũng không vì thế mà thiếu thận trọng, không có sự hoài nghi khoa học: "Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông"...
Trả lờiXóaCuối cùng HG muốn nhắc lại một hàm ý của HG trong phần ... sabo (từ này HG mới học được từ một bạn đọc blog ẩn danh): "...thích vì "bắt được" một bài viết khoa học... Còn tuyệt nhiên không có cái cảm xúc đắc chí." - Để VN hiểu là HG có nhận ra điểm yếu của bài viết. Tuy nhiên HG nghĩ mình thể hiện thái độ không đồng tình bằng lời lẽ như thế cũng là đủ rồi, nếu gay gắt hơn đến mức phủ nhận cả các giá trị khác, thì mang bài đó về lưu lại trong blog của mình làm gì?!
À quên, VN đừng ngại HG không hưởng ứng những bình luận của VN. HG luôn chăm chú đọc và trả lời những bình luận trong mỗi bài. Có phản hồi của khách thăm, thể hiện sự quan tâm là đã thấy vui rồi ạ! :) Tranh luận khi có những quan điểm suy nghĩ khác nhau cũng hay lắm! HG cảm ơn về những thông tin, tư liệu mà VN đưa thêm vào trong những tranh luận, làm cho bài đăng phong phú thêm rất nhiều. :)
Trả lờiXóa1.Hơi tiếc một chút vì sau 2 lần tranh luận VN nhận ra mấy điều sau:
Trả lờiXóa- Chúng ta có cái nhìn khác nhau về sự kiện và sự việc.có cảm giác như HG thuộc trường phái luôn muốn phân định rạch ròi TA – ĐỊCH,TỐT – XẤU,CHÍNH – TÀ… còn VN thì có lối nghĩ tự do và ít định kiến hơn.
- HG chẳng chịu đọc kỹ và chậm lại bài viết mặc dù VN đã luôn đề nghị và luôn có dẫn chứng
- HG bóc tách các ý kiến,trích dẫn để tích phân nhưng sau đó lại không trả nó về lại trong tổng thể và logic của cả nguyên vẹn 1 bài viết nên nhìn nhận sẽ thiếu sự tổng quát
- HG có vẻ luôn muốn chỉ đi tìm những dẫn chứng để phản bác VN thay vì tiếp cận 1 cách ĐA CHIỀU hơn.
- Cũng có thể vì VN chê những cái mà HG khen nên cái tôi định kiến đã làm HG phản ứng dẫn đến sự đánh giá luôn thiếu khách quan.
- Nếu ta có dịp gặp nhau thì HG sẽ hiểu VN làm vậy chỉ đơn gian là nhu cầu tranh luận và học hỏi,có ích không chỉ riêng VN chứ không phải với mục đích dìm hàng
2.Trở lại các tranh luận trên xin lại được trích dẫn và nhấn mạnh lại như sau:
- “ ..Còn VN thì do chỉ xác định MỤC TIÊU "chọc ngoáy" NGAY TỪ ĐẦU, thành ra cách lập luận gay gắt mang tính chế giễu VÙI DẬP thành quả về sử học của họ..” ---
+ VN chỉ trích và không ủng hộ cách lập luận của TG chứ không hề VÙI DẬP ..mà độ GAY GẮT thì còn thua xa TG.TG vùi dập những tiền bối khoa học có tên có tuổi thì VN châm trọc lại cái nhóm TG chưa có tiếng có tăm này thì có gì là không phải nhỉ?
“ …. dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam!..”
“..Điều khủng khiếp nhất là,… Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó
“..đã cho rằng Tiếng Việt mới là gốc đẻ ra tiếng Hán,Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương đông thì thật là lạc quan tếu..”
“..Cứ cho là thực tế có thể đúng như các nhà khoa học kia đã nói…nhưng quá khó để chứng minh ..”
“ chủ đề tư tưởng của bài chém gió này là nhằm vào 1 đối tượng chính và duy nhất : đó là BÀI VIẾT LẠC QUAN kể trên của TG
+ cái gọi là “ chọc ngoáy “ dựa trên nhận định riêng,có logic, và có tìm hiểu chứ không phải là chỉ thấy trái tai thì “ chọc ngoáy “ . 1 suy diễn đơn giản là công trình của họ gây chấn động này nọ và quan trọng đến như vậy sao dư luận và các học giả tên tuổi không thấy phản biện hay đồng tình…ngay như cái suy diễn của TG về việc người cổ đại di chuyển đến Việt Nam rồi sau đó mới sang vùng Hoa Hạ cũng chỉ là sự suy diễn chưa có bằng cứ - mà đây là mắt xích rất quan trọng trong luận thuyết của TG về nguồn gốc tiếng Việt.
“…những chứng cứ lịch sử đặc biệt là là nguồn sử liệu bằng chữ viết chỉ còn lưu lại cách đây mấy ngàn năm từ thời xuân thu.muốn đi ngược lại xa hơn là rất khó vì chữ viết chưa ra đời thì lấy cái gì mà ghi lại
“ ..Những nghiên cứu về gen …hay khảo cổ cũng chưa có hồi kết
“..Loài người sinh ra từ đâu? bắt nguồn từ Châu Phi hay từ cả nhiều vùng khác ? “
-“ Vậy ra VN không phản đối đến "hắt đổ đi" công việc của ngành sử học và ngành khảo cổ trong vấn đề tìm gốc gác ngôn ngữ Hoa và Việt, cũng không hẳn là VN định "khuyên" họ nên chuyển nghề sang nghiên cứu về chiến lược cải cách giáo dục... mặc dù HG đọc lại vẫn không tìm thấy những cái "không phải" ấy trong comment đầu tiên của VN
Trả lờiXóa+ lại xin được trích dẫn của trích dẫn vì VN đã trích dẫn rồi : “ NHÀ KHOA HỌC NÀY” chứ không bao hàm là ngành khảo cổ hay sử học. phản bác lại quan điểm của TG, công kích luận điểm của TG,khuyên họ “ NÊN ‘’ chuyển này nọ KHÔNG có nghĩa là phản bác hay công kích cả giới lịch sử hay khảo cổ - về điểm này HG cần phải nhìn nhận cho RÕ chứ đừng đánh đồng như vậy. không lẽ ta lên án 1 vài giáo viên đánh học trò hay lợi dụng học trò để này nọ lại đồng nghĩa với việc ta lên án cả ngành giáo dục đều như vậy?
“..Thiết tưởng những NHÀ KHOA HỌC NÀY nên dành thời gian cho việc nghiên cứu cải cách hệ thống giáo dục thay vì đào xới quá khứ để chứng minh 1 giả thuyết có quá ít tính khả thi…”
“…Một vài bài viết của những tên tuổi không tên tuổi…vài hiện vật…vài văn bia cổ mà ĐÃ CHO RẰNG Tiếng Việt mới là gốc đẻ ra tiếng Hán,Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương đông thì thật là lạc quan tếu. …”
“..Cứ cho là cả triệu năm trước chính dân tộc chúng ta mới gốc của Trung Hoa, của Đông Nam á…nhưng LỊCH SỬ chỉ thấy ghi nhận lại là những quan lại Người hoa như Sĩ Nhiếp… đã có công đem văn hóa,tri thức đến cho người Giao chỉ.Cứ cho là thực tế có thể đúng như các nhà khoa học kia đã nói…nhưng quá khó để chứng minh…. “
- “HG nghĩ dù động cơ ban đầu là muốn thể hiện nỗi bất bình ở điểm nào, thì khi đưa ra lời bình giấy trắng mực đen, nên có sự BÌNH TĨNH, CÔNG BẰNG KHÁCH QUAN. Về độ chính xác, từ xưa đến nay, các kết quả nghiên cứu sau thuyết phục và phủ nhận được kết quả nghiên cứu trước cũng là điều vẫn xảy ra. Tác giả này hào hứng, nhưng trong khi phân tích cũng không vì thế mà thiếu thận trọng, không có sự hoài nghi khoa học: "Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông"...
Trả lờiXóa+ VN thấy lạ vì không rõ khái niệm bình tĩnh,công bằng,khách quan theo chuẩn của HG như thế nào? Để tranh luận VN đã đọc qua các bài viết khác của TG cũng như những phát kiến về GEN và khảo cổ học. Để tranh luận VN cũng tìm lại các cuộc tranh luận cứ cho là đình đám,bom tấn của TG và các học giả khác về nhiều chủ đề lịch sử.Để tranh luận VN luôn trích dẫn lại các commend để tiện cho việc tham khảo – đấy không được cho là bình tĩnh,khách quan và khoa học ư?chỉ riêng cái việc TG dựa vào những thành quả của khoa học hiện giờ để ĐẢ KÍCH,TRỌC NGOÁY các vị tiền bối cách đây 50,60 năm có đáng được coi là công bằng không? Hay VN chỉ trích việc TG chỉ dựa vào những giả thuyết còn đang tranh cãi và thiếu các bằng chứng thuyết phục về sự di chuyển của người cổ đại để suy luận,suy diễn về gốc gác của chữ Việt cũng như cái nôi của vùng đông nam á có gọi là không công bằng và thiếu khách quan không? Xin dẫn lại lời của TG ;“..Người Hoa Hạ BÚ SỮA MẸ VIỆT Việt, học tiếng nói Việt…” nếu thực sư khách quan ta sẽ thấy đây là một suy diễn hết sức ngô nghê thiếu chuyên nghiệp,thiếu khoa học và thật buồn cười “.
3.VN cũng rất hiểu cái tinh thần dân tộc của TG cũng như HG, bản thân VN cũng là người sinh ra dưới trời mưa bom, mưa đạn nên cũng chịu không ít thiệt thòi. Chúng ta đang nhìn từ góc độ và vị thế của kẻ yếu nhưng nếu ta mạnh thì sao? Vậy Địch – Ta có đổi ngôi hay không.Nếu KHÁCH QUAN ta nên có cái nhìn khác về kẻ thù hay các cuộc chiến.đa phần các cuộc chiến được bắt đầu từ cái gọi là lợi Quốc Gia hay những nhóm cầm quyền.kẻ thuộc cuộc là kẻ yếu hơn,kém hơn và sẽ bị nô dịch.các cường quốc văn minh như Mỹ,Anh,Pháp,Đức… trước đây cũng thế không riêng gì người Hán,họ cũng xâm chiếm và đặt ách cai trị lên đầu những dân tộc bại trận. Nếu chúng ta cũng hùng mạnh như họ rất có thể ta cũng xâm chiếm và nô dịch các nhược quốc khác.nước Chiêm Thành phải chăng là một thí dụ. Chắc 1 người như HG thế nào cũng đã đọc sách của anh Đứcosin -HG sẽ nghĩ gì.Tại sao VN lại đề cập đến vấn đề này – nó chả mấy liên quan đến các tranh luận của chúng ta. VN có thấy các tiêu đề trên blog của HG về cuộc chiến biên giới,cũng có suy đoán về tinh thần dân tộc của HG ..hi ..hi.Điều VN muốn nói đến ở đây là sự KHÁCH QUAN và không định kiến.Nhiều khi chỉ bắt đầu từ 1 cái gốc đầy định kiến và thiếu khách quan mà một cái cây thiếu công bằng và bao dung sẽ ra đời.
Trả lờiXóaMột lần nữa rất mong HG nên gác bỏ cái tôi,khách quan một chút và đọc thật kỹ,chậm,bao quát đặc biệt là các trích dẫn commend kể từ commed đầu tiên.đã là tranh luận thì khó tránh được mâu thuẫn và gây khó chịu,cũng mong HG nên nhìn theo khía cạnh tích cực của những người bạn.” kẻ chỉ trích ta… chính là bạn của ta.”
Hic! HG và VN khác nhau có lẽ là đương nhiên ạ- vì luôn là vấn đề nan giải giữa một phe đến từ sao Kim, còn một phe đến từ sao Hỏa:). Tuy nhiên nếu VN thấy như thế là HG đọc còm của VN không kỹ, thì HG lại thấy VN cũng chả đọc kỹ còm của HG. Những nhận xét của HG rất đơn giản, như khả năng của HG vậy. HG trước nay hay tự nhận xét mình hơi cực đoan, nhưng giờ nhận ra mình không cực đoan bằng... VN. ^.^ (VN đừng tự ái nhé!:)) Trong màn tranh luận này, ngẫm ra HG và VN có mâu thuẫn gì nhiều, "đồng thuận" đấy chứ! nếu có thì chủ yếu là ở cách phát biểu vấn đề, cách phản ứng... Câu còm mở đầu của VN: "Đọc bài viết trên đây về cái công trình khoa học tự tôn dân tộc này... "- VN xem lại đi- có phải nói lên mục tiêu công kích chỉ nhằm vào mỗi TG bài viết hay không? Công trình khoa học này của nhiều người nghiên cứu! TG tự tôn dân tộc thái quá thật, nhưng còn những người Pháp, người TQ họ đã đang nghiên cứu "cái công trình đó" thì họ "định kiến, thiếu công bằng khách quan" ở chỗ nào cho được? VN còn nói đi nói lại cái ý "chưa được dư luận công nhận"- cứ thế này thì Galile phải lên giàn thiêu là đúng rùi!:) Rồi nữa, VN nhắc đi nhắc lại với ý chê bai: Những nhà khoa học chưa có tên tuổi, chưa tiếng tăm? Đồng ý rằng nhà khoa học có tiếng rồi thì mình nghe tiếng nói của họ có trọng lượng, nhưng rõ ràng đó không là tất cả. Thành công trong công trình này nhưng thất bại trong công trình khác là chuyện thường. Mà những nhà khoa học tiếng tăm, là do thành tựu của họ có trước, hay họ tiếng tăm trước rồi mới có thành tựu? Tiếng tăm nào chẳng có sự khởi đầu vô danh?
Trả lờiXóaHi hi cứ thế này thì VN và HG còn "cãi nhau" dài dài. CCK ơi! CCK ở đâu mau vào làm trọng tài cho HG và VN với. HG sắp bị chữ nghĩa đè bẹp! :)))
thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Trả lờiXóaCho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
-st-
có lẽ ta nên dừng cuộc tranh luận ngồn ngộn câu chữ lại đây để coi như một cái kết mở nhỉ,mỗi người cứ việc nghĩ theo cách của mình... từ sao hỏa mà mò sang sao kim thì quả thật là một khoảng cách không hề nhỏ,cũng may HG nhắc là VN chợt tỉnh ngộ ...he..he
Vâng nhất trí ạ! HG cũng thấy sự khác biệt không thể khỏa lấp trong cách nhìn nhận vấn đề giữa hai phe. Ngoài ra ai cũng chỉ tìm những tình tiết câu chữ để chứng minh cảm quan ban đầu là có lý- thế thì câu chữ thiếu gì sơ hở, đa nghĩa :)))) Ý mình thế này nhưng người kia đọc có thể hiểu khác...
XóaNhưng phải công nhận rằng VN hay đọc, vốn liếng kiến thức rộng hơn HG rất nhiều ạ! HG quả là không đủ hiểu biết để công nhận hay phản bác những sự kiện mà VN đề cập đến...Vì thế thực sự HG tránh tranh luận những vấn đề đó, chứ không phải không đọc đâu! Cảm ơn VN rất nhiều!
Lúc trẻ cái nhìn thẳng
Trả lờiXóaLuôn chỉ muốn rạch ròi
Thật ra khi im lặng
Thấy thêm cả bóng soi!
Thật tuyệt vời ạ!!! HG xin cảm ơn về cách nhắc nhở rất ý vị của Hooh. :)
Xóa