Trang

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Xá tội vong nhân


        Cháo thí


 Gió nã từng cơn
 Bùa trấn trạch
 Nấp trong giấy bản
 Bến đò, quán chợ, ngã ba
Vật vã mùi cháo thí đêm hè.

(Phùng Cung- Tập thơ Xem đêm)





-------------------------------------------------------------------------

Cúng "cô hồn" ngày Rằm tháng Bảy

Tục xưa cho rằng tháng Bảy cửa ngục mở ra, âm cung xóa tội vong nhân, hồn người chết ở cõi âm được về gặp người sống ở cõi dương gian.

Tục cúng cô hồn thể hiện tinh thần nhân hậu 
Về vấn đề cúng cô hồn, thực ra giáo lý Phật giáo không đề cập đến một cõi sống nào có tên là cô hồn cả. Cô hồn chỉ là cách gọi của dân gian mà thôi. 

 Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam

Tuy nhiên, cúng cô hồn, theo quan điểm Phật giáo, là bố thí cho những chúng sinh đang đói khát. Người con Phật luôn phát tâm từ bi, thương xót mọi loài chúng sinh, đồng thời nguyện tu tạo phước báo bằng cách bố thí và cúng dường.

Theo tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật - PV) hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. 

Riêng với người Trung Quốc, gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa nhưng dân gian thì hiểu rộng ra thành cúng cô hồn. Tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. 

Vì thế, ngoài việc bố thí cho người nghèo khổ, súc sinh đói khát thì hàng phật tử được khuyến khích bố thí cho cô hồn được no đủ, bớt đói khổ, nhằm tăng trưởng phước báo cho tự thân. 

Do vậy, nếu thực hành cúng thí cô hồn đúng pháp thì được tăng phần phước báo. Nếu không cúng cô hồn thì cũng chẳng sao vì bố thí là do tự tâm của mỗi người, không ai bắt buộc chúng ta bố thí cả. 

Rằm tháng Bảy, ngày “xá tội vong nhân” ngoài cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ quá vãng, mọi người thường thí thực cho cô hồn. Bởi cúng cô hồn là một việc mang tính nhân đạo, để cứu giúp những linh hồn khốn khổ, thể hiện tinh thần nhân hậu, thương xót kẻ bất hạnh của tổ tiên người Việt. 

Đa dạng lễ cúng cho cô hồn 

Các món đem cúng thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã... Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. 

Cúng chúng sinh bằng: kẹo, bánh, khoai, oản khảo, xôi nắm, chuối, muối, gạo, trầu cau, vàng mã… Theo tập tục cổ truyền, mâm cỗ cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa nhà, chùa, đình. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn. 

Nhưng một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Bởi vì người ta tin rằng: món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. 

Tại các đình, chùa lễ cúng cháo được tổ chức qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các vong linh trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài. 

Người ta còn vẩy cháo ra hai ven đường để những cô hồn già cả ốm yếu cũng nhận được chút phần. Của ít, lòng nhiều, các bài văn cúng chúng sinh nhắc đến trăm nghìn kiểu chết từ chiến tranh đến trộm cướp, sát phạt nhau vì tiền, vì tình cho đến ốm đau bệnh tật, nghiệp chướng… 

Các tư gia, ngoài lễ cúng Thổ Công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Ðồ lễ đặt trên một cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mã. 

Kết quả hình ảnh cho Cháo thí ở các đình, chùa rằm tháng Bảy



(Ảnh từ Internet)

----------------------------------------------

PS: Hôm nay chị Thiện nhà cụ bảo mình: Cô cúng gia tiên trước ngày mười bốn đi! Đừng đợi đến Rằm vì hôm đó Hỏa ngục mở cửa, tất cả các linh hồn đói khát lâu ngày được thả ra họ sẽ tranh nhau giằng giật cướp hết đồ cúng các cụ. Hôm Rằm tháng bảy mình có thắp hương nữa là cho các cô hồn ấy... 
Chị còn mua sẵn nải quả, bộ trang phục đủ nón áo cho cụ bà và comple, mũ phớt rất kiểu cách cho ông cậu.
Mình nghe lời chị, bâng khuâng nghĩ: Vô thần mà hay hơn ư? chắc gì!...
                                                                                                                HG.

9 nhận xét:

  1. Trần sao âm vậy, từ đó sẽ không có việc cô hồn tự do đi vào chỗ không phải của họ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. An ủi cho những ai hay sợ ma:) . HG cũng hơi sợ...:) Có câu chuyện vui, HG nghe từ lâu lắm, chỉ nhớ một đoạn đối thoại: "Hỏi:Đồng chí có tin là có ma không? Đáp: Tôi không chắc chắn. Đảng bảo KHÔNG, nhân dân bảo CÓ, còn khoa học thì chưa chứng minh".
      Từ khi đọc câu chuyện về hai mẹ con vị Tôn giả Mục Kiền Liên http://rafaeloxanti.blogspot.com/2013/08/su-tich-le-vu-lan-va-ngay-le-xa-toi.html , HG cũng băn khoăn: Tại sao Đức Phật dạy thứ tha, cứu khổ cứu nạn... mà vẫn trừng phạt nặng tay thế, rồi có hẳn đến chín tầng địa ngục, có bao cực hình thảm khốc... Sau cũng nghĩ thôi thì trần sao âm vậy, có khi cứu người này là hại người khác, chẳng có gì là tuyệt đối cả. Vả chăng con người ta sống ở đời cũng nên biết sợ...

      Xóa
    2. Đức Phật không ban thưởng hay trừng phạt ai cả. làm lành được phước mà làm ác thì phải chịu tội đó là sự vận hành công bằng của quy luật gieo nhân - gặt quả theo Phật Pháp. câu truyện về Ngài Mục Kiền Liên báo hiếu Mẹ chỉ là do đời sau phóng tác ra mà thôi,do ảnh hưởng của tín ngưỡng trong dân gian, địa ngục hay cửa ngục mở cũng vậy làm gì có ở đâu ? có ngục thì tất có quản ngục vậy có gì mà lo. Bản thân Ngài Mục Kiền Liên là đệ tự đắc đạo của Đức Phật sao lại không hiểu lẽ nhân quả vô thường như vậy

      Xóa
    3. HG nói chuyện tín ngưỡng, theo logic của tín ngưỡng mà! Luật nhân -quả, nhưng mà cả thế gian nằm trong bàn tay Phật, thì chuyện tha thứ, cứu vớt... Đạo Phật ngày nay vẫn chính thức truyền bá câu chuyện Mục Kiền Liên...
      Mà Đức phật quản lý cả cõi âm cơ mà VN? Hay Thái Bá Tân sai ạ:
      DIÊM VƯƠNG VÀ ĐỊA NGỤC
      Thái Bá Tân
      Diêm Vương trong tiếng Phạn
      Là Ya-ma-ra-ja.
      Khi dịch sang tiếng Hán,
      Thành Diêm Ma La Già.
      Nguyên gốc là như thế,
      Nhưng sau, trong đời thường,
      Người ta thích gọi tắt -
      Diêm La Vương, Diêm Vương.
      Trong giáo lý Đạo Phật,
      Do Đức và do Tâm,
      Ngài được giao trọng trách
      Quản lý cả Cõi Âm.
      Diêm Vương, theo truyền thuyết,
      Là vua Vệ Xá Li,
      Một người cũng từng mắc
      Cái thói Tham Sân Si.
      Trong một trận đánh lớn,
      Quân ông thua, và ông
      Trước khi chết chỉ có
      Duy nhất một ước mong,
      Là cai quản Địa Ngục.
      Chư Phật rủ lòng thương
      Cho ông được toại nguyện,
      Trở thành Diêm La Vương.
      Ông, cùng chín vị tướng
      Và chín mươi nghìn quân,
      Phải rũ sạch tội cũ
      Bằng cách ngày ba lần
      Bị bắt há to miệng
      Để nuốt đồng đun sôi.
      Họ phải chịu đau đớn
      Đến sạch tội mới thôi.
      Chín vị tướng tài giỏi
      Sau thành người đứng đầu
      Chín tầng của Địa Ngục.
      Còn binh sĩ về sau
      Trở thành lính cai ngục
      Dữ dằn và vô tâm.
      Một đội quân đông đúc
      Thường trực dưới cõi âm.
      Diêm Vương, khi đến hẹn,
      Thông báo với mọi người
      Giờ chết và cái giá
      Họ phải trả cho Đời.
      Ngài là người chính trực,
      Xét xử rất công minh.
      Thiện Ác, Công và Tội
      Rất có lý, có tình.
      Ngài có bà em gái
      Tên gọi là Ya-mi,
      Được giao việc cai quản
      Các tội nhân nữ nhi.
      *
      Địa Ngục, trong tiếng Phạn
      Gọi là Na-ra-ka.
      Tiếng Hán là Nại Lạc,
      Hoặc Na Lạc, Na La.
      Người đời, sau khi chết,
      Tùy theo tội của mình
      Bị đưa xuống Địa Ngục
      Để Diêm Vương anh minh
      Xét xử theo tội lỗi,
      Sẽ đày đến tầng nào
      Trong chín tầng Địa Ngục,
      Từ tầng thấp lên cao.
      Cả chín tầng Địa Ngục
      Đều khủng khiếp, ngoài ra
      Có mười sáu ngục phụ,
      Sâu và rộng bao la.
      rong đó kinh khủng nhất
      Là ngục gọi A Tỳ,
      Nơi đầy đọa những kẻ
      Phạm tội ác cực kỳ.
      (...)
      https://www.facebook.com/thai.batan.1/posts/483809341754514

      Xóa
  2. sáng tác của TBT dựa trên bản kinh Đại Thừa phát triển,hệ Bắc truyền - nó ra đời muộn và chịu ảnh hưởng nhiều của tín ngưỡng dân gian cũng như tư tưởng của các Tổ sư hay học giả Trung quốc. chính vậy mới có các câu truyện về Thiên Đình, âm ty...Ngọc hoàng,Diêm Vương... như trong Tây Du Ký vậy. Đức phật sinh ra ở Ấn Độ , và ở đây không có các quan niệm như vậy. Phật - buddha: theo tiếng Phạn nghĩa là " Bậc Giác ngộ " chứ không phải là đấng quyền năng tạo ra Thế giới như Thượng Đế. Trước tiên phải nhìn nhận Đức Phật ở khía cạnh lịch sử, đó cũng là một con người bình thường như chúng ta nhưng do duyên, do đại trí, đại tuệ tu hành mà đắc đạo, thấu hiểu rõ bản chất của vạn vật. Ngài chỉ truyền dậy những kiến thức, những sự thực về thế giới, về vũ trụ..mà Ngài đã thấy, đã khám phá chứ không sáng tạo ra hay thay đổi được nó.Ngài không độc quyền làm " Phật " , vì ai cũng có thể thành Phật nếu tu hành đắc đạo - đó là khác biệt rất lớn so với các tôn giáo khác. Ngài cũng già, cũng bệnh và nhập Niết Bàn khi 80 tuổi... nếu quyền năng vô biên sao Ngài không sống thêm vài trăm năm khi chữ viết đã ra đời để có cái lưu lại làm bằng cho hậu thế ? câu truyện vu lan chỉ lưu truyền ở những nơi chịu ảnh hưởng của Phật giáo bắc truyền - Phật giáo Nam tông không hề có tích này. Vấn đề này cũng tương tự như CNXH mang mầu sắc Trung Quốc vậy, từ một Đức Phật lịch sử và có thật ở Ân độ ...khi qua Tây Tạng và Trung Hoa đã phát triển thành một Đức Phật tôn giáo, tâm linh phủ đầy mầu sắc huyền bí và toàn năng.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu nhìn nhận theo quan điểm của tín ngưỡng thì Đức Phật có thể ban thưởng cho người tốt hay trừng phạt kẻ xấu. vậy thì hãy cố làm người tốt vậy... nếu lỡ phạm khuyết điểm thì năng đi Lễ Chùa cầu xin Ngài giảm tội cho. nếu đúng như vậy luật nhân quả không còn mấy tác dụng. theo dân gian thì quản lý cõi âm là Ngài Địa tạng vương Bồ tát chưa phải là Phật. và nếu đã có đủ ban bệ trông coi như vậy thì cũng không phải lo bị tranh cướp đồ cũng tế đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG có từng đọc chút ít về hai dòng Đại thừa và Tiểu thừa nhưng không chú ý lắm. VN viết thật là dễ hiểu. chắc VN có chú tâm tìm hiểu về Phật giáo? Cảm ơn VN nhiều ạ!
      Nhưng theo logic huyền thoại của dòng kinh Đại thừa, thì chuyện xảy ra "tranh cướp đồ cúng tế" trong ngày duy nhất địa ngục mở cửa giải phóng các tội hồn bi giam hãm là hợp lý đấy VN ơi! Làm gì có ai trông coi hôm nay đâu ạ? :)) Dân gian cho rằng: Cũng như nơi dương thế, giữa các linh hồn cũng có hồn tốt hồn xấu. VN cẩn thận, HG còn nghe bà con bảo: Hôm nay không có Thổ công trông nhà đâu! VN cẩn thận hương khói, "mời" phải ma lạ vào nhà mà không biết cách "mời đi" thì mệt lắm đấy! Ma trốn trong nhà, quanh nhà VN, không chịu về lại địa ngục. È e e... :))
      (Dọa được VN, sướng! ^.^)

      Xóa
    2. VN cũng sợ ma lắm, nhưng thấy bảo các Vị Thần Linh Thổ Địa chẳng đi đâu cả vẫn " tại nhiệm sở " nên cũng vững lòng. hình như các Ngài cũng thả lỏng một buổi cho các tội hồn tự do nghỉ phép nhưng vẫn giám sát từ xa đó... nhưng cũng chỉ ở nơi công cộng thôi, đó là lý do khi cúng chúng sinh thì dân gian thường bầy ra trước cửa nhà hoặc ngoài sân, ngoài vườn ...

      Xóa
    3. VN biết sợ là được rồi! Dù cúng ngoài trời cũng vẫn phải biết cách đó, sợ lắm! :P

      Xóa