Trang

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Việc xét tuyển ĐH-CĐ năm 2015 đang rối loạn

HG: Đọc tin từng ngày mà nẫu cả ruột! Riêng đợt xét tuyển thứ nhất mỗi thí sinh được phép chọn tối đa 4 ngành @)@. Chưa nói chuyện "ảo tung chảo" đến nỗi thí sinh chẳng còn biết đâu mà lần với cái thứ tự của mình vẫn hằng ngày được cập trên danh sách ngành đăng ký để biết đường "ở hay đi", mà hãy nói đến chuyện một trong những thiên chức cao quý của cấp giáo dục THPT có tên gọi "hướng nghiệp" dường như đã bị công khai coi rẻ đến đáy, trong sự cổ súy của cấp GD cao nhất cho một lối chọn nghề lấy được, xô bồ như trong một cuộc tranh cướp ...

Thứ Năm, 13/08/2015 - 08:15

Hai nguyên nhân chính khiến việc xét tuyển ĐH, CĐ rối loạn


Nếu Bộ GD - ĐT hạn chế mỗi thí sinh chỉ được phép chọn một ngành cho mỗi đợt xét tuyển như đã làm trước đây thì sẽ không gây ra rối loạn như hiện nay.

Càng đến những ngày cuối, đợt xét tuyển nguyện vọng 1 vào đại học càng trở nên căng thẳng khi nhiều thí sinh đang chờ chốt điểm trúng tuyển để liệu đường rút HS hoặc chuyển nguyện vọng. Kỳ thi THPT quốc gia vừa kết thúc tốt đẹp, được dư luận đánh giá là nhẹ nhàng tại sao đến giai đoạn này lại trở nên rối rắm? Có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT sử dụng sai từ "nguyện vọng"
Từ năm 2014 trở về trước, khi đăng ký dự thi ĐH thí sinh đã chọn 1 ngành (gọi là nguyện vọng 1 - NV1). Sau khi có kết quả thi các trường ĐH xét tuyển NV1 cho các thí sinh. Sau đó nếu có các ngành chưa đủ chỉ tiêu thì các trường xét tuyển đợt thứ 2. Trong đợt này thí sinh được chọn 1 ngành nữa gọi là NV2, vì vậy đợt xét tuyển này được gọi là đợt xét tuyển NV2.
Năm nay (2015) khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh không được yêu cầu chọn ngành nào cả. Trong đợt xét tuyển này thí sinh được yêu cầu nộp hồ sơ ĐKXT, và thí sinh được phép chọn tối đa 4 ngành (gọi là NV) và phải xác định thứ tự ưu tiên nên gọi là NV1, NV2, NV3, NV4. Vì vậy xét về bản chất đây là "giai đoạn xét tuyển đợt 1", nhưng do "quán tính" của cách gọi các kỳ thi trước Bộ gọi đợt xét tuyển này là "đợt xét tuyển NV1" làm cho vấn đề đã khó hiểu lại càng khó hiểu hơn.
Thứ hai, Bộ không lường trước tác hại quá lớn của các nguyện vọng ảo đến tâm lý của thí sinh.
Thay vì mỗi hồ sơ ĐKXT chỉ được chọn 1 ngành Bộ lại cho phép mỗi thí sinh được chọn tối đa 4 ngành thay vì chỉ được chọn 1 ngành như trước đây. Tôi nghĩ rằng Bộ cho phép thí sinh được chọn 4 ngành là tin vào khả năng lọc ảo của phần mềm sử dụng giải thuật được đoạt giải Nobel. Bộ không ngờ rằng việc cho phép thí sinh được chọn 4 ngành đã gây tác hại ngay từ khi nộp hồ sơ chớ không chỉ tạo nên thí sinh trúng tuyển ảo khi hết hạn nộp hồ sơ và tiến hành xét tuyển.
Với quy định nêu trên các thí sinh điểm cao xuất hiện trong danh sách 4 ngành giống như chỉ có 1 Tề Thiên nhưng lại có thêm 3 Tề Thiên được hoá thân từ cái lông khỉ xuất hiện ở 4 nơi đẩy các thí sinh có điểm từ trung bình đến thấp làm cho cách thí sinh này hoang mang vì số thứ tự của họ xuống xa hơn chỉ tiêu. Càng ngày số lượng thí sinh điểm cao nộp đơn càng nhiều hơn nên sự rối loạn càng tăng mạnh hơn. Mấy ngày gần đây sự rối loạn này càng rõ hơn.
Nhiều trường ĐH chưa lường hết tác động này nên chưa chuẩn bị phương tiện CNTT hỗ trợ nên tôi cũng chưa biết rối loạn này sẽ đi đến đâu. Trường ĐH Cần Thơ chúng tôi đã nhận thấy sự tác hại của thí sinh ảo chỉ vài ngày đầu nhận hồ sơ nên chúng tôi đã xây dựng xong phần mềm lọc thí sinh ảo. Trong mấy ngày qua sự lọc ảo này đã phát huy tác dụng.
Ngoài ra cho phép thí sinh được chọn 4 ngành đã gây ra sự hiểu nhầm của thí sinh và phụ huynh làm cho họ không thể dựa vào stt của họ trong danh sách của ngành đăng ký. Trong đó sự hiểu nhầm có tác dụng gây rắc rối lớn nhất là các NV là ưu tiên xét tuyển, khi xét tuyển 1 ngành thì NV1 được ưu tiên xét tuyển trước, NV2 được xét tuyển sau.
Thực chất NV chỉ có tác dụng giúp trường ĐH chọn lại một ngành trúng tuyển khi thí sinh có thể trúng tuyển nhiều ngành chứ ưu tiên của NV không có tác dụng vào việc xét tuyển.
Nếu Bộ hạn chế mỗi thí sinh chỉ được phép chọn 1 ngành cho mỗi đợt xét tuyển như đã làm như trước đây thì sẽ không gây ra rối loạn như hiện nay.
Theo PGS - TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ (Báo Pháp luật TP.HCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét