Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Thêm một

                                      Trần Hòa Bình
Thêm một chiếc lá rụng 

Thế là thành mùa thu 

Thêm một tiếng chim gù 

Thành ban mai tinh khiết... 



Dĩ nhiên là tôi biết 
Thêm một - lắm điều hay 
Nhưng mà tôi cũng biết 
Thêm một - phiền toái thay 


Thêm một lời dại dột 
Tức thì em bỏ đi 
Nhưng thêm chút lầm lỳ 
Thế nào em cũng khóc 


Thêm một người thứ ba 
Chuyện tình đâm dang dở 
Cứ thêm một lời hứa 
Lại một lần khả nghi


Nhận thêm một thiệp cưới 
Thấy mình lẻ loi hơn 
Thêm một đêm trăng tròn 
Lại thấy mình đang khuyết... 


Dĩ nhiên là tôi biết 
Thêm một - lắm điều hay...

24 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Vâng, HG cũng thế ạ! Mà hình như thời sv của HG muộn hơn rất nhiều so với thời sv của CCK, cho nên bài thơ này hẳn có từ lâu lắm rồi, từ thời trai trẻ của THB?
      Lớn lên thêm, HG nghĩ tứ "thêm một..." đó còn rất mở.

      Xóa
  2. "Thêm một" chị cũng biết
    Dù đọc đã lâu rồi
    Bây giờ, lúc nghỉ ngơi
    Nghĩ nhiều điều hay thật:

    Thêm một lần nói thật
    Là một sự mất lòng
    Thêm một lần bẻ cong
    Đối diện điều rắc rối

    Thêm một lần hối lỗi
    Là một lần khôn lên
    Thêm lần ngước nhìn lên
    Là một lần cố gắng

    Thêm một lần quát mắng
    Là tổn hại con tim
    Thêm một sự kiếm tìm
    Tiến gần thêm sự thật

    Thêm một lời đường mật
    Là thêm mối nghi ngờ
    Thêm một sự hững hờ
    Là rộng thêm khoảng cách

    Dĩ nhiên cần tìm cách
    Bớt dở thêm điều hay
    Cũng cần thêm cái may
    Khỏi bị hay hóa dở

    Ta sống bằng hơi thở
    Bằng nhịp đập con tim
    Bằng xây dựng niềm tin
    Người với người sống tốt.

    Tiện thể chị nói nốt
    Đời đừng để thãi thừa
    Biết rõ có hay chưa
    Thêm vào điều chưa có

    Bỗng nhiên chị thấy rõ
    Mình nổi máu hơi điên
    Mới nói một hơi liền
    Về những điều “Thêm một…”

    Bài thơ trên là một
    Tác phẩm rất trữ tình
    Đọng bài học cho mình
    Thêm điều hay, đừng bỏ.

    Nhưng cũng phải nói nhỏ
    Vần điệu chưa thật xuôi
    Vì thế mạch thơ trôi
    Có vẻ như trúc trắc…

    Nhưng chẳng nên thắc mắc
    Nhìn tổng thể vẫn hay.
    Và một điều thật may
    Người đọc nghe vẫn thích.

    Về tác giả chị biết
    Thầy dạy chị đấy mà
    Thầy mất tuổi năm ba
    Khi tài hoa nở rộ.

    Liệu đời người có số?
    Chẳng biết dừng chỗ nào?
    Khi còn biết ngắm sao
    Đừng ngăn hồn bay bổng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị NKP!!! HG thán phục quá đi mất, cảm tác liền một hơi đấy hả chị???
      Quan trọng là những điều chị viết đúng lắm chị ạ! (Chị yên chí là với thói xấu của em, em không có chịu giả vờ thích đâu!^o^ :D...). Thơ năm chữ thì ít trữ tình, nhưng dùng để trải suy tư triết lý về cuộc sống, thế sự thì rất hợp.
      Đoạn bình này của chị về bài thơ của THB cũng giống hệt em nghĩ:
      "Nhưng cũng phải nói nhỏ
      Vần điệu chưa thật xuôi
      Vì thế mạch thơ trôi
      Có vẻ như trúc trắc…

      Nhưng chẳng nên thắc mắc
      Nhìn tổng thể vẫn hay.
      Và một điều thật may
      Người đọc nghe vẫn thích."

      Trúc trắc nhất là vần bắt từ khổ 4 sang khổ 5, tuy nhiên mình vẫn bỏ qua vì thích bài thơ. Khi đăng lại bài này, em đã nhớ ngay đến lời bình của Trần Đăng Khoa về bài thơ "Bờ sông vẫn gió" của nhà thơ Trúc Thông: "Bài thơ vừa ra đời, bạn đọc đã đón nhận nồng nhiệt. Và ngay lập tức, người ta sẵn sàng quên đi những chỗ còn khiếm khuyết của nó..."- cứ y như nói về bài thơ "Thêm một" ấy chị nhỉ!

      Xóa
  3. Khổ thứ 2 ý gò ép, nhạt. Thừa, chẳng hay gì,bỏ đi có khi hơn.
    Khổ 4 tự nhiên câu đầu vần cuối lại đổi sang vần bằng, đọc lên trúc trắc.
    Hai câu cuối không cần nữa. Dừng ở ba chấm câu trên là đủ.
    THB lận đận chuyện tình duyên, mất lúc đang được chú ý. Bài Thêm một có lẽ là thành công của THB.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là nói về vần thì chả khổ nào kế thừa khổ nào ạ! Và đến khổ 4 chuyển sang 5 thì "nản nhất" ... :)
      Về ý CCK thấy nên cắt xén bớt HG lại nghĩ khác: Bài thơ của THB xét về tương quan "nặng nhẹ" thì rõ rằng có dụng ý chủ yếu nói đến những điều "phiền toái" của "thêm một". Vì vậy cho nên có khổ thứ hai để chuyển ý tích cực giữa khổ đầu như tiền đề khơi gợi suy tư (cũng là khổ giàu tính trữ tình nhất), với 3 khổ tiếp theo đầy "tiêu cực" là mục tiêu tác giả muốn phát triển. Các khổ sau tuy vẫn có ẩn dụ (trăng tròn, trăng khuyết,...) nhưng đã "phũ phàng", không còn "như mơ" nữa. Dừng lại ở đấy thì chỉ thấy sự cảnh báo thôi! cảm giác buồn nản. Vì vậy khổ cuối nhắc lại khổ đầu nhưng lơ lửng dừng lại ở "thêm một lắm điều hay..." là có dụng ý trở về với ý khởi đầu, để lòng dịu lại, cảm nghĩ cuối cùng mang đến sự lạc quan hơn, cũng là mở ra những ý tứ mới cho độc giả, khuyến khích độc giả phát triển cảm nghĩ của mình.

      Xóa
  4. Xin bái phục bạn phuongnhung khanh với khả năng xuất khẩu thành thơ .bài thơ châm ngôn rất hay và sâu sắc. mình thấy có thêm cái cảm giác lãng mạn khi đọc những câu triết lý này :

    “ Ta sống bằng hơi thở
    Bằng nhịp đập con tim
    Bằng xây dựng niềm tin
    Người với người sống tốt.”

    “ Khi còn biết ngắm sao
    Đừng ngăn hồn bay bổng!”

    Xin phép tác giả được góp vài câu thêm tí ý

    Mình sẽ buông gánh nặng
    Nếu nhìn xuống bạn ơi
    Phận - Duyên ở trên đời
    Chỉ đức năng thắng số

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ là những điều nói
    Chẳng dám nhận là thơ
    Nhưng cũng có ước mơ
    Mình có thơ xuất khẩu. Hì ...hì...Cảm ơn VN nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Vần ngũ ngôn bạn góp
    Thật đáng để nhập tâm
    Nhưng... nhìn xuống mỗi lần
    Liệu có thêm trĩu nặng?

    Trả lờiXóa
  7. Người đời thường mê đắm
    Giữa bộn bề lợi danh
    Thua người chịu sao đành
    Số mình sao lại khổ ?

    Vậy nên ai cũng cố
    Nghển cái cổ nhìn lên
    Thêm nặng gánh iu phiền
    Muốn mà sao chẳng được

    Ta vẫn cần mơ ước
    Nhưng phải biết đủ thôi
    Bao cảnh khổ trên đời
    Mình vẫn còn sướng... chán !





    Trả lờiXóa
  8. “Sướng” nhưng đừng có “chán”
    Giúp người khó hơn mình
    Bằng hành động nghĩa tình
    Bằng tấm lòng trân trọng

    Thói đời thường trọng vọng
    Cái lợi và cái danh
    Và tìm cách thật nhanh
    Vơ cái danh cái lợi

    Và mấy ai ngẫm ngợi
    Dừng lại thế đủ rồi!
    Nhiều kẻ cố chẳng thôi!
    Lòng tham dường vô đáy.

    Nhan nhản điều dễ thấy
    Trục lợi và mưu mô
    Làm những điều nhuốc nhơ
    In xấu trong bia miệng.

    Thành ra lại bất tiện
    Hàng ngày phải phiền lo
    Như thế đâu hay ho?
    Và còn gì là sướng?

    Vì vậy người được sướng
    Là trút được lòng tham
    Coi cái lợi cái danh
    Sẽ tan như mây khói

    Và như điều Phật nói
    Hỉ xả và từ bi
    Ta sẽ được ra đi
    Trong an lành mãn nguyện...

    Nói thế là một chuyện
    Nhưng làm được, khó thay!
    Vì thế mãi trước nay
    Cõi người luôn bể khổ!

    Trả lờiXóa
  9. Bỗng nhiên thấy thú vị
    Nói chuyện kiểu thế này
    Hoa Giấy đâu ra tay
    Cho vài lời phán xét

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG chưa đủ trình để phán xét ạ! Chỉ lót dép ngồi hóng... Đại loại thấy anh Hai cũng phải, mà chị Cả cũng hay: Gieo vần giỏi, ý tuôn trào lớp này tiếp lớp kia... làm HG quả rất lấy làm thán phục.
      Còn HG ư? thì lúc nhìn lên, khi nhìn xuống, nhìn ngang nhìn ngửa, cũng chả mấy kiên định. Chỉ một điều an tâm là hình như không còn vật vã tìm xem mình là ai...

      Xóa
  10. VN cũng vậy thôi, cổ cũng thường xuyên vận động lên xuống trái phải cho nó khỏi thoái hóa..he he.. mình cũng chỉ là xin phép góp vài ý riêng bổ trợ cho bài thơ của phương nhungkhanh. thấy có ý " nhìn lên " thì thêm ý " nhìn xuống ", thấy câu hỏi " người có số ? " thì cá nhân mình tin là có " phận duyên " nhưng nó không cố định - không phải là cái định mệnh bất biến mà nó vẫn dịch chuyển,đổi thay như quy luật tự nhiên.Nó chịu sự tác động từ bên ngoài và cả từ bên trong như các Cụ thường nói " Đức năng thắng số "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của chị NKP và của VN đều hay cả mà! Chẳng có gì là tuyệt đối. HG hiểu không phải ai đang nói về điều nào tức là chỉ công nhận mỗi điều đó. Chỉ là đang theo dòng tư tưởng thôi ạ!
      "Đức năng thắng số"... Cụ Nguyễn Du nói là "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" đó mà! HG yêu câu thơ này của cụ lắm, tin vào điều này lắm! Đó có lẽ là gốc của tính nhân bản trong các tác phẩm của cụ.

      Xóa
    2. Chị thì chẳng mấy tin vào điều Nguyễn Du nói, mặc dù mong là thế! Chị tin vào thuyết nhân quả, tin lòng thiện giúp người ta an lành lúc nhắm mắt xuôi tay...Lại là mấy vần ngũ ngôn, đừng chán nhé!

      Đã đành cụ Nguyễn nói
      Nhân có thể thắng thiên
      Nhưng muôn sự biến thiên
      Nhân lường sao được hết

      Vì thế cũng nên biết
      Có lúc chịu mệnh trời
      Đừng coi dứt một đời
      Là điều nên hãi sợ

      Đời có duyên có nợ
      Có hạnh phúc, khổ đau
      Để quả ngọt kiếp sau
      Nhân kiếp này cho đẹp

      Vì thế ta nên dẹp
      Mọi thứ Tham, Sân, Si
      Những đố kị, hiềm nghi
      Đừng đeo vào- trĩu nặng

      Hãy vui trong thầm lặng
      Làm việc thiện giúp người
      Sống "tốt đạo đẹp đời"
      Từ bi và hỉ xả,

      Mỗi người một bản ngã
      Chẳng ai giống được ai
      Vì thế việc đúng sai
      Tùy mỗi người quan niệm

      Có điều ta ngộ nhận
      Tưởng đúng nên lao vào
      Kết quả chẳng ra sao
      Còn mang điều tiếng xấu

      Vì thế việc tốt xấu
      Suy xét kỹ hãy làm
      Đã làm phải thật ham
      Cho ra thành quả tốt

      Vẫn biết đời bất ổn
      Khó tránh những trái sai
      Quan trọng khi mắc sai
      Ta quyết lòng sửa chữa

      Nhân thiện luôn giữ lửa
      Soi dẫn con đường lành
      Ngăn chìm đắm lợi danh
      Để đức năng thắng số.



      Xóa
    3. Em thích chủ nghĩa hiện sinh. Cuộc đời này là trọn vẹn. "Để quả ngọt kiếp sau/Nhân kiếp này cho đẹp" ư? Không chị ạ, em không quan tâm đến kiếp sau, thực đấy! Việc phải dứt khỏi cuộc đời là điều em hết sức hãi sợ...Em chả hy vọng gì vào kiếp sau cả! Nếu được ai cho là em sống tử tế, thì chắc là vì em muốn sống cuộc sống như thế mà thôi!
      Về yêu và tin vào cái điều "nhân định thắng thiên"- là kiểu yêu một niềm hy vọng, yêu sức sống có trong niềm hy vọng đó.

      Xóa
    4. " ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay..." cách chuẩn bị tốt nhất cho ngày mai chính là ngay từ ngày hôm nay, sống tử tế bây giờ thì chắc sẽ được lợi ngay bây giờ, và nếu thực sự có kiếp sau thì ró ràng là kiếp sau cũng sẽ nhận được cái lợi đó

      Xóa
    5. Có nhân ắt có quả, cái hiện hữu bây giờ là kết quả của cái có trước nó, và là yếu tố căn nguyên cho cái sau này hình thành. Chủ nghĩa hiện sinh không phủ nhận điều này...Phật giáo và cả Thiên Chúa giáo cũng vậy. Biết đâu cuộc sống của HG bây chính là kết quả từ những cái tốt đẹp trước đây (kiếp trước, thế hệ trước). Tin hay không thì tùy! Nhưng thực tế cho thấy, hầu hết sự tử tế trên đời đều có mục đích (cũng là động lực) là những điều rộng hơn, cao hơn cái cá nhân của mỗi người trong hiện tại. HG đừng nghĩ đơn giản khi phát ngôn đại loại như: tôi làm điều này, điều kia, sống thế này thế khác là do tôi muốn thế. Tổng hòa các mối quan hệ và ý thức cộng đồng chi phối mạnh mẽ tư tưởng và hành động mỗi cá nhân, dù muốn hay không muốn...Kiếp sau ư? Hãy tin là có đi (dù là một cây cỏ, một con sâu, cái kiến, hay một người nào đó... tiếp tục ở chốn trần gian, địa ngục hay thiên đàng) vì nó chẳng phương hại gì trong hiện tại, hơn thế có thể làm cho người ta sống tử tế hơn...Còn xét về phương diện khoa học, nó cũng có cơ sở đấy! Hình như là: Vật chất không mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác... Nếu rỗi, HG thử tìm hiểu xem!... Cái chết làm người ta sợ hãi. Đương nhiên rồi, vì không biết chết đi mình như thế nào? có phải chết là hết không? Quá yêu cuộc sống hiện tại nên sợ phải rời xa nó, nhưng khi không thể sống được nữa thì bình tĩnh chấp nhận, sự hãi chẳng ích gì, có khi gây điều tiêu cực ảnh hưởng tới những người mình yêu quý...Lại lắm lời rồi! hì hì...

      Xóa
    6. Chị không hiểu em rồi! em nói thì có mâu thuẫn gì với "tổng hòa các mối quan hệ và ý thức cộng đồng chi phối mạnh mẽ tư tưởng và hành động mỗi cá nhân" đâu! thế nếu em và những suy nghĩ đơn giản của em chính là là một thứ sản phẩm của sự tổng hòa ấy thì sao? Chỉ là em thực sự không quan tâm đến kiếp trước và kiếp sau. Chị không tin hay sao ấy? Thật là lạ vì chị hình như nghi ngờ, không chấp nhận sự khác biệt. :) "Hãy tin đi" với em mới là khó cơ ấy chị ạ! Mặc dù đúng là về mặt nào đó nó thêm động lực để giữ thăng bằng, sống tử tế hơn... Để đợi đến khi nào "các mối quan hệ và ý thức cộng đồng" làm em thay đổi suy nghĩ, chứ còn bây giờ ... Hi! em thấy cứ y như thể chị bảo em "hãy yêu đi!" hoặc "đừng có yêu!" đi ấy!:) Thế nếu em "vâng!" thì chị có tin là em nghe lời chị không?! :))))

      Xóa
  11. Vậy nên lại cần cố
    Buông si hận sân tham
    Nói thì sẽ phải làm
    Chớ giáo điều, sáo ngữ

    Ngủ thường mê - có chứ
    Khi tỉnh - mộng còn không ?
    Mang nặng gánh trong lòng
    Phật dậy cần buông bỏ

    Ai cũng biết là khó
    Ngộ được - phải làm thôi
    Đâu phải đợi luân hồi
    Niết bàn nơi hiện tại

    Bớt đi chút tham ái
    Thêm hỷ xả từ bi
    Sân hận giữ làm gì
    Tuệ tri cần thêm tỏ

    Vẫn biết hành thật khó
    Từng bước một mình đi
    Trên đường xa vạn lý
    Sao đứng lại làm gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá trời ạ! VN lại xuất khẩu thành thơ thế này, làm HG hơi ghen tị vì hai khách của blog Hoa giấy là chị NKP và VN mới hợp nhau làm sao, HG chỉ có ngồi chầu rìa... :))

      Xóa
  12. thơ vườn 5 câu, 7 câu, 6-8 thì cũng không khó làm đâu HG ạ, cứ thử một hai lần là làm được thôi - có khi HG lại tuôn ra ào ào ấy chứ. Tất nhiên là để cho hay thì không phải dễ , nhưng mình làm chủ yếu là chơi và tự sướng thôi.chuyện Kiều thì VN cũng chỉ biết vài đoạn được học từ hồi phổ thông, nên cũng không rõ ý " Nhân định thăng Thiên " của cụ Nguyễn Du cụ thể là gia sao. Nhưng thử ăn ốc đoán mò một quẻ thì VN thấy chắc ý Cụ cũng cảm theo quan niệm " Đức năng thắng số " của Người xưa thôi. Vì thời đó lấy đâu ra những sách dậy kỹ năng sống kiểu như " đắc nhân tâm " " quẳng gánh lo.." " vượt qua nghịch cảnh " theo tư duy Tây Phương.túm lại là chúng ta đều cùng nhìn về một hướng rồi nhé..he..he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ^^ Vâng thế HG thấy cũng được an ủi phần nào... :))

      Xóa