Bài viết dưới đây của tác giả Dương Minh Đức đã kể câu chuyện có giá trị. Cả những dấu "?", "!" và "(!)", "(?)"rồi "!?", "?!"... trong tâm tư mà nó mang đến cho người đọc, cũng giá trị.
Năm mới, một mùa xuân mới lại về rồi!
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao! Trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên, một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Cố nhạc sĩ Văn Cao: "Mùa xuân đầu tiên", tuyệt tác cuối cùng
Dương Minh Đức
Có người đã mượn cách chơi chữ để gọi ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" là "tuyệt phẩm cuối cùng của thiên tài âm nhạc Văn Cao". Quả đúng thế thật. Ca khúc có số phận kỳ lạ. Nó ra đời sau khi Văn Cao ngừng sáng tác ca khúc tới hai chục năm...
Như
một tiểu thư đài các, thoạt đầu ca khúc còn dè dặt giữ một khoảng cách
với khán giả. Nhưng rồi, cùng với thời gian, như rượu ủ lâu càng ngấm,
"Mùa xuân đầu tiên" ngày càng đi vào đời sống. Có lẽ không hề quá lời
khi ta khẳng định rằng, đây là bài hát luôn thức dậy trong hồn ta mỗi độ
Tết đến xuân về, kèm theo đó là những bâng khuâng, day dứt về một thái
độ sống sao cho xứng với những gì mà cả dân tộc đã phải mất bao nước
mắt, máu xương mới giành lại được...
Trong một bài viết in báo cách đây khá lâu, họa sĩ, nhà thơ Văn Thao - con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao đã kể lại quá trình phụ thân mình sáng tác nên ca khúc "Mùa xuân đầu tiên": Vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976), từ trung tâm chỉnh hình trên Ba Vì trở về nhà (108 Yết Kiêu, Hà Nội), vừa leo lên thang gác, Văn Thao chợt nghe vọng ra tiếng đàn dương cầm. Đó là một điệu valse với giai điệu mượt mà sâu lắng mà ông chưa bao giờ được nghe. Ông bước vào nhà. Một cảnh hết sức ấn tượng hiện ra trước mắt ông: "Văn Cao ngồi bên đàn. Đôi bàn tay khô gầy của ông đang lướt trên những phím đàn ố vàng, loang lổ. Tiếng đàn ấm áp, ngọt ngào âm vang đầy ắp căn phòng".
Sau màn chào hỏi, thăm nom sức khỏe của hai bố con, Văn Thao nêu nhận xét: "Lâu lắm con mới lại được nghe bố đánh đàn một cách say sưa như thế này. Giai điệu đẹp quá. Bài mới sáng tác của bố đấy à?". "Ừ! Bố sáng tác bài hát này mừng xuân đầu tiên đất nước mình thống nhất". Văn Thao nghe mà phấn khích. Vậy là phụ thân ông lại sáng tác ca khúc, điều mà trước đấy hai mươi năm, cụ đã tuyên bố dứt bỏ. Và Văn Thao nhớ lại: Ngày 30/4/1975, nghe tin đất nước hoàn toàn thống nhất, trong khi nhà nhà rộ lên tiếng reo vui thì Văn Cao im lặng. Ông im lặng nhưng đôi mắt sáng lấp lánh.
Cũng theo ông Văn Thao cho biết thì phụ thân của ông đã hoàn tất ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" đúng dịp Tết Bính Thìn. Ca khúc sau đó được in trên Báo Sài Gòn giải phóng. Và, không hiểu bằng cách nào, cũng trong năm ấy, ca khúc được dịch lời và in ở Nga. Tưởng như vậy là nhanh, kỳ thực phải tới nhiều năm sau, "Mùa xuân đầu tiên" mới được dàn dựng và phát sóng.
Theo cách cắt nghĩa của một số nhà nghiên cứu âm nhạc thì sở dĩ có thời kỳ, "Mùa xuân đầu tiên" không được giới quản lý cho phép phổ biến, ngoài những định kiến về Văn Cao trong quá khứ còn vì trong ca khúc, họ lấn cấn bởi những câu sau: "Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người". Nghe mà thấy mơ hồ, rắc rối quá. Thì có một thời người ta cảnh giác, săm soi, bắt bẻ từng câu từng chữ như vậy mà.
Trong một bài viết in báo cách đây khá lâu, họa sĩ, nhà thơ Văn Thao - con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao đã kể lại quá trình phụ thân mình sáng tác nên ca khúc "Mùa xuân đầu tiên": Vào một ngày giáp Tết Bính Thìn (1976), từ trung tâm chỉnh hình trên Ba Vì trở về nhà (108 Yết Kiêu, Hà Nội), vừa leo lên thang gác, Văn Thao chợt nghe vọng ra tiếng đàn dương cầm. Đó là một điệu valse với giai điệu mượt mà sâu lắng mà ông chưa bao giờ được nghe. Ông bước vào nhà. Một cảnh hết sức ấn tượng hiện ra trước mắt ông: "Văn Cao ngồi bên đàn. Đôi bàn tay khô gầy của ông đang lướt trên những phím đàn ố vàng, loang lổ. Tiếng đàn ấm áp, ngọt ngào âm vang đầy ắp căn phòng".
Sau màn chào hỏi, thăm nom sức khỏe của hai bố con, Văn Thao nêu nhận xét: "Lâu lắm con mới lại được nghe bố đánh đàn một cách say sưa như thế này. Giai điệu đẹp quá. Bài mới sáng tác của bố đấy à?". "Ừ! Bố sáng tác bài hát này mừng xuân đầu tiên đất nước mình thống nhất". Văn Thao nghe mà phấn khích. Vậy là phụ thân ông lại sáng tác ca khúc, điều mà trước đấy hai mươi năm, cụ đã tuyên bố dứt bỏ. Và Văn Thao nhớ lại: Ngày 30/4/1975, nghe tin đất nước hoàn toàn thống nhất, trong khi nhà nhà rộ lên tiếng reo vui thì Văn Cao im lặng. Ông im lặng nhưng đôi mắt sáng lấp lánh.
Cũng theo ông Văn Thao cho biết thì phụ thân của ông đã hoàn tất ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" đúng dịp Tết Bính Thìn. Ca khúc sau đó được in trên Báo Sài Gòn giải phóng. Và, không hiểu bằng cách nào, cũng trong năm ấy, ca khúc được dịch lời và in ở Nga. Tưởng như vậy là nhanh, kỳ thực phải tới nhiều năm sau, "Mùa xuân đầu tiên" mới được dàn dựng và phát sóng.
Theo cách cắt nghĩa của một số nhà nghiên cứu âm nhạc thì sở dĩ có thời kỳ, "Mùa xuân đầu tiên" không được giới quản lý cho phép phổ biến, ngoài những định kiến về Văn Cao trong quá khứ còn vì trong ca khúc, họ lấn cấn bởi những câu sau: "Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người". Nghe mà thấy mơ hồ, rắc rối quá. Thì có một thời người ta cảnh giác, săm soi, bắt bẻ từng câu từng chữ như vậy mà.
Trở
lại với câu chuyện vì mấy câu ca từ kêu gọi tình thương một cách "chung
chung, thiếu tính giai cấp" ấy mà mất một thời gian, bài hát không được
phổ cập đúng với giá trị đích thực của nó. Thiết nghĩ, đấy chỉ là một lý
do. Điều khiến "Mùa xuân đầu tiên", dù sau này cũng đã được dàn dựng,
biểu diễn trong thời gian tác giả còn sống (như được ca sĩ Minh Hoa thể
hiện trong đêm nhạc "Văn Cao - một đồng hành tuổi trẻ", được ca sĩ trẻ
Thanh Thúy, bấy giờ mới 17 tuổi thể hiện trong video ca nhạc "Văn Cao -
Giấc mơ một đời người"), nhưng chỉ tới khi Văn Cao tạ thế (năm 1995),
mới thực sự đi vào đời sống và ngày càng lan tỏa, chiếm lĩnh tâm hồn
khán thính giả, ấy là bởi ở thời điểm đất nước gặp nhiều bộn bề, khó
khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần, hình như tâm hồn con người
cũng chưa đủ độ "lắng" để đón nhận một bài hát sâu sắc, trong trẻo và
thánh thiện đến vậy.
Như trên đã nói, ca khúc "Mùa
xuân đầu tiên" được in lần đầu trên Báo Sài Gòn giải phóng. Cụ thể
chuyện này thế nào, trên số Báo Sài Gòn giải phóng ra ngày 2/2/2008,
nhạc sĩ Trương Quang Lục cho biết: "Ngày 5/5/1975, nhật báo Sài Gòn giải
phóng phát hành số đầu tiên. Vài ba tháng sau đó, Ban Biên tập của báo
đã nghĩ đến việc chuẩn bị nội dung cho số báo xuân đầu tiên sau ngày
giải phóng, với ý định làm sao để tờ báo xuân này thật hay, thật đẹp,
thật hấp dẫn. Do đó, riêng về phần âm nhạc, Ban Biên tập quyết định mời
nhạc sĩ Văn Cao, đang ở Hà Nội, viết một ca khúc mới cho số báo Xuân Sài
Gòn giải phóng 1976... Khi nghe ý kiến "đặt hàng" này, nhạc sĩ Văn Cao
vui vẻ nhận lời và hứa sẽ sáng tác ngay. Mấy ngày sau đó, ông hoàn thành
ca khúc "Mùa xuân đầu tiên". Theo nhận định của nhạc sĩ Trương Quang
Lục thì "Mùa xuân đầu tiên" chính là "ca khúc đầu tiên được in trên một
tờ báo xuân cách mạng tại Sài Gòn sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước
thống nhất".
Đến nay, đã có rất nhiều khán
thính giả yêu âm nhạc lên tiếng phẩm bình, phát biểu cảm xúc của mình
khi nghe ca khúc tuyệt vời này. Riêng tôi ấn tượng với hai ý kiến này
hơn cả. Một của nhà thơ Thanh Thảo: "Cả một dòng sông vui, nhưng không
trào cuộn ồn ào, mà như lắng lại, nghe kỹ thấy những lượn sóng đang run
run, những lượn sóng như nhắn nhủ cái gì, báo trước điều gì". Và một của
tác giả Dương Tấn Long: "Nghe loáng thoáng, dễ dãi với các ca từ "mùa
xuân", "chim én"… trong nhịp valse sang trọng, tươi vui dễ cảm nhận đó
là tình tự của mùa xuân, của ngày Tết rộn ràng. Nhưng cặn kẽ, sâu lắng,
càng ngẫm nghĩ cứ thấy nặng lòng, vời vợi. Giai điệu và ca từ mới nếm
vào thì thấy dịu ngọt, nhưng cái ý, cái hồn cứ ngấm dần, nghe đắng quanh
cổ xuống tận tim gan... Nước nhà thống nhất, không còn
chiến tranh - đó là điều kiện thuận lợi, cho phép chúng ta mơ ước, khát
vọng. Nhưng Văn Cao đã nghiệm ra rằng, đất nước, con người Việt Nam
vừa trải qua đau thương, ly loạn, đã đánh mất nhiều giá trị truyền
thống, nhân bản... Dâu bể, tang thương, nghiệt ngã, đã ảnh hưởng sâu
rộng đến từng gia đình, từng thân phận. Vết thương đất nước chưa lành,
nhân tâm còn bất ổn nên không quá vội vàng, ảo tưởng, hân hoan thái quá.
Cần khơi dậy tình người, đánh thức nhân tính… Mọi thứ chỉ mới bắt đầu,
phải làm lại từ gốc… trên những "Mùa bình thường", "người biết thương
người", "một trưa nắng vui cho bao tâm hồn"… thật bình dị nhưng cần
thiết như cơm ăn, nước uống, khí trời... cho lẽ sống Việt Nam. Nếu mọi
người ý thức được như thế là một khởi đầu tốt đẹp, đã là một mùa xuân mơ
ước!"
Những năm gần đây, vào mỗi độ
xuân, chúng ta lại nghe "Mùa xuân đầu tiên" vút bay lên trong tiếng ca
đầy luyến láy, mê hoặc của các ca sĩ trẻ, trong đó đáng chú ý nhất vẫn
là giọng ca Thanh Thúy, Tam ca Áo trắng và nhóm 5 dòng kẻ. Tuy nhiên,
đâu chỉ các bạn trẻ mới thích thể hiện ca khúc này. Tác giả Hà Đình
Nguyên từng kể câu chuyện cảm động: Một lần ông được nghe lão nhạc sĩ Hồ
Bông hát "Mùa xuân đầu tiên". Nhạc sĩ Hồ Bông khi ấy đã ở tuổi 80. Và
người được ông hát tặng ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" khi ấy cũng ở tuổi
80.
"Mùa xuân đầu tiên hiện diện
giữa hai mái đầu trắng như tuyết của buổi tối hôm ấy có lẽ chẳng bao giờ
phai trong ký ức tôi" - Tác giả Hà Đình Nguyên đã kết luận như vậy.
Nghe bài hát, là cảm đoán của nhạc sĩ Văn Cao nếu chưa biết! Có 2 từ trong bài hát có vẻ không trơn tru trong mớ ca từ trau chuốt của ông. Đó là từ "bình thường" và từ "làm sao"
Trả lờiXóaĐọc từ "mùa bình thường" trong ca từ, thấy nó cũng bình thường. Nghe hát thì nghi hoặc không biết vì sao bình thường?! Còn từ "làm sao", thì đúng là làm sao ấy, nghe có vẻ sáo sáo!
Điều lạ là vừa ngớt bom đạn khói lửa chiến tranh, mà có ngay bài hát khi dặt dìu theo én, gà đang gáy trưa!
Cho nên cảnh giác, thắc mắc "Từ đây người biết quê, thương, yêu người" cũng đúng thôi, "mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu"?
Bây giờ tạm bỏ lời bài hát đi, hãy lắng nghe nhạc bài hát, piano vang, violon ngân, ôi tuyệt vời, thanh bình, trữ tình!
Văn Cao, chỉ có một Văn Cao, chỉ có một " ông tương đối-Anhstanh" của âm nhạc Việt Nam!
mùa bình thường - là cái mùa vẫn đến theo chu kỳ và nó lại không bình thường nữa vì nó là " mùa ...đầu tiên ".
Xóalàm sao là từ cảm thán mà nó cũng hơi làm sao thật vì sau 20 năm gác phím cũng không thể như người thường xuyên rèn luyện được
HG quả cũng thấy "mùa bình thường" nó thế nào ấy, cũng nghĩ như VN, nhưng cũng vẫn thấy nghi nghi hoặc hoặc... :-))
Xóa"Yêu quê hương làm sao!" (HG vừa xem lại, điền thêm dấu chấm than, chắc là thế ạ!) thì đúng là câu cảm thán. "Đẹp làm sao! yêu làm sao! thích làm sao!"- Có điều kiểu nói đó cũng hơi có chút... yểu điệu thì phải? Thế thôi chứ HG chả thấy... làm sao. "Yêu nhau chín bỏ làm mười" mất rồi!... :-)
Mà CCK ơi, đoạn này HG thấy rõ là hay mà "Từ đây người biết quê người/Từ đây người biết thương người/Từ đây người biết yêu người." Người ở địa vị như nhạc sĩ VC, trải qua và chứng kiến... nhiều chuyện, cho nên thời điểm đất nước vừa thống nhất, bằng ca từ ấy, ông thổ lộ chút hy vọng thầm kín về một giai đoạn tốt đẹp hơn giữa người với người. Người ta "cảnh giác, nghi ngại", chẳng qua bởi cảm nhận mơ hồ (cũng có lý) về một thái độ không thừa nhận... Mà đúng là không thừa nhận đây: "mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu"! Tội đây là cái tội không chịu thừa nhận.
XóaBom đạn chiến tranh đã qua được một năm, mùa xuân đầu tiên sau một năm thống nhất, bắt đầu có sự hồi sinh (én đã về dập dìu, tiếng gà gáy trưa...).
VN lại nghĩ " ... XƯA có về đâu "mang ý nghĩa thời gian thì đúng hơn, mấy chục năm đã qua vẫn chưa có được cái cái mùa Xuân mơ ước - Bình thường trong niềm vui thống nhất đó .... Nhưng giờ thì nó đã về " mùa xuân theo én về...mùa Bình thường mùa vui nay ĐÃ VỀ.."
XóaĐúng rùi ạ! :-) Ý nghĩa câu hát là như vậy mà! Nhưng mà HG đang nói, người ta- "giới quản lý" lúcđó- có cho nó chỉ hàm ý đơn thuần như vậy không... Các văn nghệ sĩ một thời, họ khổ vì những tác phẩm bị nghi ngờ là có ẩn ý...
Xóaừ đôi khi người ta cứ tích phân tỉ mỉ quá rồi lại áp cái tôi vào cái của người ta. bài hát này Nhạc sĩ Văn Cao cũng được đặt hàng sáng tác, và sáng tác trong niềm vui Thống nhất, sẽ không còn chiến tranh nữa và một trang mới đã bắt đầu với bao niềm hy vọng. chắc chả có gì ghê gớm ẩn chưa bên trong đâu
XóaCũng không chắc được được đâu ạ! :-) Không ai có thể thay lời cụ để trả lời. Chúng ta cứ thưởng thức theo cảm xúc của mình. Chỉ có cảm xúc của mình là chính xác mà thôi!
XóaAll roads lead to Rome!
Trả lờiXóaYes sir! ^.^
Xóa