Trang

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Hai sắc hoa Tigôn

HG: Hôm về, hoa Tigôn cổng nhà nở rực. Tiếc hôm đó do nhiều việc quá, khi có thời gian nhớ ra mà chụp vội vài bức thì đã là lúc chiều muộn, chả còn đủ ánh sáng... 
Có thể tìm thấy nhiều ảnh giàu nghệ thuật hơn trên mạng về tigôn, nhưng ảnh về nơi thân thuộc này của mình thì còn kiếm đâu được! Post một bức, và nhân thể nhớ về bài thơ nổi tiếng (mà mình thuộc từ hồi bé tí- một "bà cụ non" trán dô mắt lá táo, ê a theo các chị y như... thật, rằng: "hoa dáng như tim vỡ...")




  Bí mật tiểu sử T.T.KH tác giả của bài Hai sắc hoa tigôn và ba bài thơ khác (trích)

      Vào khoảng tháng 6/1937, báo "Tiểu thuyết thứ bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn Hoa tigôn của ký giả Thanh Châu, theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một nàng thiếu nữ.
       Sau đó không lâu tòa soạn gặp được của một người thiếu phụ trạc tuổi hai mươi, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gởi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ "Hai sắc hoa tigôn" duới ký tên T.T.KH...Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh người thiếu phụ kia. Đó là lần đầu cũng là lần cuối người thiếu phụ này xuất hiện
      Câu chuyện "Hoa tigôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.KH) đã từng yêu một người, và từng trao lời gắn bó duới giàn hoa Tigôn. Rồi chàng ra đi, nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải tỏa niềm tâm sự.
      Trong "Hai sắc hoa tigôn" tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác- một ông chồng luống tuổi- để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ.
      Sau bài thơ này, tòa soạn "tiểu thuyết thứ bảy" lại nhận được từ đường bưu cục ba tác phẩm khác cũng mang tên T.T.KH..Đó là các baì:
Bài thơ thứ nhất
Bài thơ đan áo (riêng đăng ở Phụ thời đàm)
Bài thơ cuối cùng.
      Từ đó về sau người ta không còn gặp thơ của T.T.KH nữa, và không hiểu tại sao bài "Hai sắc hoa tigôn" lại xuất hiện trước "Bài thơ thứ nhất"...
(...)
     Cũng nhân tiện trong bài viết có lẽ chúng ta cũng nên biết sơ qua về loài hoa Tigôn mà nó đã là đề tựa cho bốn bài thơ của TTKh ra đời. Hoa Tigôn là một loại hoa leo, có hai loại, loại cho ra hoa mầu trắng và loại cho ra hoa mầu đỏ hay hồng tươi, có thể mọc ở toàn cõi VN. Lá Tigôn mầu xanh, hình tim như lá trầu nhưng nhỏ cỡ 3 ngón tay. Hoa Tigôn nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, mọc thành chùm, hoa tigôn có 5 cánh hình trái tim, hai cánh nhỏ ở trong và 3 cánh lớn hơn chụm vào nhau bao ở ngoài. Khi gặp gió hay mưa hoa rụng từ cuống hoa, rơi xuống đất nhưng vẫn còn nguyên cả bông hoa chứ cánh hoa không tách rời ra tơi tả như TTKh mô tả trong thơ của bà:
Thủa đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly...

Lưu An
( Thụy Sĩ, August 2003 )

7 nhận xét:

  1. Bài thơ say lòng độc giả một thời bởi viết về mối tình...vỡ, còn tác giả thì dấu mặt. Bây giờ khi tác giả đã lộ diện, độc giả thời @ thoáng trong tình yêu rồi, thì HSHTG chỉ còn là giai thoại thi ca. Cô bé "mắt lá táo" năm xưa, về nhà mẹ đẻ là là về Nhà với hoa sắc đỏ! Cứ ước gì tác giả của nó mãi là T.T.KH.

    Trả lờiXóa
  2. Vâng! HG cũng hay nhớ từ bài này sang bài "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính- Những câu chuyện dang dở trong một xã hội đã lùi xa...Éo le một cách... rất cổ điển, rất... hiền(chả biết dùng từ như thế nào hơn). Bây giờ những bài thơ mà có đề tài lỡ dở hình như không viết "hiền" được như vậy.
    Tác giả vẫn T.T.KH mà Hooh! quan trọng là trong ý nghĩ...:)
    Lại nói về chuyện "ước gì...". Mấy chị em HG về Nhà gặp nhau vẫn ríu rít như trước kia. Ba mẹ HG thích những lúc đó lắm! Những lúc bầy con gái (bốn cô cả thảy:))) quây quần trò chuyện, ba mẹ chỉ ngồi giữa nghe, âu yếm nhìn các con, thỉnh thoảng nạt đứa này đành hanh với chị, đứa kia nói gì nhiều thế v.v... Cảm giác lại trở về như ngày trước. Mà chả hiểu sao lớn bằng ấy rồi, thậm chí chị lớn cũng đã có cháu gọi bằng bà rồi, thế mà chả ai gọi ba mẹ là "ông bà". Ba mẹ nói chuyện cũng toàn gọi tên con gái, xưng ba xưng mẹ. Cách đây không lâu, trong một bài nào đấy, Hooh có một comment về ngôi nhân xưng này, làm HG cũng nghĩ: ừ nhỉ, sao mình thử chuyển "ba", "mẹ" thành "ông" "bà" lại cứ thấy ngượng ngượng, không quen? Nhưng thôi, cố đổi làm gì đâu! "Ba ơi, mẹ ơi"- HG ước cứ mãi mãi được gọi như thế...

    Trả lờiXóa
  3. Người miền Bắc hình như không dùng từ "nạt"!. Ba của Hooh vẫn gọi anh đầu của Hooh bằng "thằng, xưng "tao" dù anh cũng đã "thấp thập cổ lai hy" :)

    Trả lờiXóa
  4. Trả lời
    1. HG đọc truyện nhiều nên ngôn ngữ chắc cũng ảnh hưởng thôi ạ! Dùng từ "nạt" ở đây thấy vừa, chứ "mắng" thì lại chưa đến mức...
      Con lớn bao nhiêu, trước cha mẹ vẫn bé nhỏ. Thế là thích nhất! :)

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hu hu, còm này chỉ mình HG đọc thui! "Thiên cơ bất khả lộ", để bao giờ biết bà con nào cần, HG "truyền" lại sau ạ!

      Xóa