Trang

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Đợi anh về


HG: Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ, sau đây HG trân trọng đăng bài thơ không đề tìm được từ di vật của một liệt sĩ đến nay chưa biết danh tính. Xin mượn tựa đề của một bài thơ nổi tiếng từ xứ sở Bạch dương vốn gắn liền với một cuộc chiến tranh Vệ Quốc. Kính mong vong linh Anh tìm lại được gốc tích, người thân...


          Đợi anh vợi mùa xuân
          Chẳng thấy anh trở lại
          Chỉ thấy chim én về
          Và hoa đào vẫy mãi

         Tay vít một nhành hoa
          Níu áo mùa xuân hỏi:
        "Vì người công tác xa
         Xuân ơi xuân có đợi?"

          Xin một nụ trên cành
          Ủ kín vào thương nhớ
          Em để dành mùa xuân
          Đợi anh về mới nở.

-------------------------------------------


Nhờ tất cả mọi người vào cuộc

 Theo FB Trần Thị Mỵ


Năm 1968, hàng trăm trận mưa bom ác liệt trút xuống vùng căn cứ kháng chiến Liên khu 5. Quân địch sau khi bị tổn thất nặng ở thành phố trong trận Tổng tiến công Tết Mậu Thân của quân ta đã trút cơn giận dữ lên những khu rừng đại ngàn của Trường Sơn.
Trong số những người ngã xuống sau trận mưa bom, có một chiến sĩ không ai biết tên tuối, quê quán của anh. Chỉ biết trong túi áo anh có một tấm ảnh nhỏ cỡ 6×9. Ảnh tô màu khá đẹp. Người trong ảnh là một nữ công nhân, mặc sơmi trắng, quần yếm xanh, tay cầm chiếc thoi dệt vải. Mặt sau của ảnh có bài thơ chép tay: “Đợi Anh về”
Đây là thông tin được Cựu chiến binh Đặng Minh Phương, người lưu giữ bức ảnh này cung cấp. Nhiều năm qua, ông vẫn đau đáu với ước mong tìm lại người trong ảnh và gia đình liệt sĩ nhưng vẫn chưa thể thực hiện được. Sau này, kỷ vật được trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Ngày hôm qua, Thượng tá Trần Thanh Hằng, cán bộ nghỉ hưu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN đã chia sẻ và mong muốn của bà cũng như nhiều cán bộ đang công tác tại bảo tàng là tìm được hoặc có thông tin về người phụ nữ trong ảnh, từ đó hy vọng sẽ xác định được tên, tuổi, quê quán của liệt sĩ và tìm về với gia đình của anh…



P/S: ảnh cô gái mặc trang phục thợ dệt. Lúc ấy có nhà máy dệt kim Đông Xuân Hà Nội và nhà máy dệt Nam Định. 

Ảnh rất nét và chữ rất rõ.
Mong mọi người chia sẻ. Biết đâu, lại có điều kỳ diệu…Nếu tìm ra cô gái trong ảnh mới mong tìm được liệt sĩ.

----------------------------------------------------


Kết quả hình ảnh cho năm tháng đợi mưa rừng Mỹ TâmEM VẪN ĐỢI ANH VỀ
Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
Clip trên: Ca sĩ Mỹ Tâm

Năm tháng đội mưa rừng
Ngày đêm vùi sương núi
Em vẫn chờ vẫn đợi 
 

Vẫn đợi anh về.

Em vẫn đợi anh về 

Như buồm căng đợi gió
Như trời xanh đợi chim
Như lòng em khát anh 

Như đời khát hòa bình.

Chờ phút giây bình yên
Đợi đạn bom ráo tạnh
Để được ngồi bên anh

Để được ghen, để được hờn
Để được thương, để được giận
Để thành chồng thành vợ và để cùng hôn con.

Bình yên và chiến tranh
Mùa xuân và bão tố
Ngày mai hay quá khứ mãi mãi là bên anh.

----

5 nhận xét:

  1. Cầu mong liệt sỹ linh ứng cho người thân tìm được anh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng hy vọng nhiều...
      DDV dùng từ chính xác hơn HG ạ! Cảm ơn DDV!

      Xóa
  2. Bài thơ trên là của nhà thơ Khương Hữu Dụng, dễ dàng tìm thấy trên Google.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG cảm ơn hooh! Hay quá, HG vừa tìm theo hooh chỉ dẫn, đọc ngay ở đây ạ https://nguyenhanchung.wordpress.com/2007/07/10/ly-lu%E1%BA%ADn-phe-binh-v%E1%BB%81-nha-th%C6%A1-kh%C6%AF%C6%A0ng-h%E1%BB%AEu-d%E1%BB%A4ng/

      Xóa
    2. "Câu chuyện bức ảnh nữ công nhân dệt may trong túi áo người chiến sĩ hy sinh giữa rừng Trường Sơn không chỉ là nỗi niềm đau đáu của người lính già Đặng Minh Phương mà còn của gia đình nhà thơ Khương Hữu Dụng.
      Bà Khương Băng Kính, con gái nhà thơ nhớ lại, khi xem bức ảnh và những dòng chữ chép tay ở mặt sau, cả nhà bà xúc động không nói nên lời. “Bài thơ ấy ba viết cho tôi từ năm 1967, khi người yêu tôi đi chiến đấu. Nhưng ông không ngờ bài thơ được các chiến sĩ chép cùng bức ảnh người con gái họ yêu thương, mang theo vào chiến trường”, bà chia sẻ."
      https://nguoinamdinh.net/nua-ky-tim-nu-cong-nhan-nha-may-det-tu-buc-anh-o-tui-ao-liet-si-truong-son/

      Xóa