Đọc mấy bài viết phê phán bài xích, sốt ruột quá! Nào là người Việt kém tiếng Anh nên mới thích, chứ ở Anh, Mỹ, Úc đâu có quan tâm đến bài hát ấy nhiều như vậy, chỉ người Việt mới hát Happy new year của ABBA đầu năm mới, cần loại bỏ việc hát HNY vào dịp Tết. Nào là nghĩa ca từ đầy những buồn, những đổ vỡ...; cả những ân hận, day dứt, lo âu về một xã hội còn nhiều bất ổn... để rồi mãi mới vang lên điệp khúc lời chúc, lời cầu mong cho một năm mới tốt đẹp: "Happy new year! Happy new year!". Bài hát với những tâm sự cũ kỹ từ cuối thập kỷ 70- đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nghe vào ngày tết ở ta làm gì cho nó kém không khí vui vẻ tưng bừng đáng có. Với lại bài hát Việt về năm mới có thiếu gì...
Mình nghĩ:
1. Bài hát này, dù sử dụng tiếng Anh, là của ban nhạc người Thụy Điển, không phải là của người Anh hay người Mỹ.
2. Xã hội Anh, Mỹ, Úc không giống như xã hội Việt Nam. Do vậy hiệu ứng cảm xúc vẫn có thể khác xa nhau trước cùng một tâm sự được kể bằng âm nhạc đến từ một vùng đất khác.
3. Âm nhạc có thể xuyên biên giới, đi vào lòng người bất chấp thời gian, bất chấp rào cản ngôn ngữ. Bao bản nhạc cổ điển đâu cần ca từ gì mà đã và vẫn đang đi khắp thế giới từ hàng trăm năm nay? Nếu nhiều người thích bài hát vì rung động và thấy gắn bó với giai điệu của nó, tuy không hiểu đúng ca từ, cũng không nên phê phán, trừ phi ca từ đi ngược với giai điệu, gây phản cảm.
4. Bài hát Việt nào bạn thích nghe dịp năm mới, quả thấy hay thì cứ việc nghe đi, không thích HNY thì không nghe nữa, chứ đừng cố thuyết phục mọi người tẩy chay bài hát này vào ngày tết Việt bằng kiểu lí lẽ "đó là bài của Tây, bài hát của Việt Nam về năm mới có thiếu gì...". Đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi. Những bài hát Nga được ưa chuộng từ mấy chục năm trước, đến giờ vẫn lưu hành ở VN, ngấm vào máu nhiều người Việt, trong khi người Nga mới đa số chẳng còn nghe nữa, vậy có phải bỏ đi "thay thế bằng bài hát Việt" không? Tình cảm có thể dùng phép thay thế một cách cơ học như vậy được không?
5. Bây giờ bàn về phần ca từ của HNY- nguồn gốc chính gây tranh cãi, mình không nhớ từ lâu nay có khi nào năm mới của mình bắt đầu tưng bừng như ngày hội?
Mình bận rộn, mình lo toan, cũng chả có thì giờ mà băn khoăn. Ừ, giờ ngồi đây thì nghĩ đi, có rộn rã tưng bừng không? Thực có lẽ chỉ thời thơ ấu.
Bâng khuâng suy nghĩ, lắm lúc đến tự giận cái đầu bé nhỏ. Nhưng có quá nhiều điều trong một năm để mà nghĩ lại, dù thoáng qua: những gì mình đã trải qua- những niềm vui, điều sầu muộn, những yêu thương, giận hờn, những lo âu, rồi những biến động xung quanh... Mỗi khi như vậy, cảm thấy se se lòng, như là tiêng tiếc. Có thể đơn giản chỉ là tiếc thời gian trôi vuột đi không lấy lại được- mình ngày mai không hoàn toàn còn là mình của ngày hôm qua nữa; có thể tiếc một điều tốt đẹp nào đó không còn lặp lại...; mà thậm chí ngay cả một nỗi buồn thương cũng lại làm mình nuối tiếc... Nghĩa là tất cả những gì đã xảy ra, dù hay hay dở, mình cũng đã vượt qua, và đều đã thành quá khứ mất rồi! Còn ngày mai, ngày mai... Tương lai gần mà vừa như rõ ràng hứa hẹn, vừa như chông chênh, mơ hồ... Mình đã tìm thấy mình trong HNY như vậy đấy!
Ca từ của "Happy new year" còn vượt lên trên nỗi niềm của cá nhân một hai con người (mà thực tế có thể bắt nguồn từ những tâm sự rất đỗi riêng tư của hai nhân vật trong ban nhạc như người ta vẫn đồn). Nó đã nói lên những trăn trở suy tư rộng hơn, lớn lao hơn về niềm tin, lẽ sống, những mong ước..., gắn với thực tiễn những năm tháng lịch sử đầy biến động mà nhân loại khi đó vừa trải qua.
Mình thích nhận định này: "Lời bài hát đặc biệt hay và giàu tính triết lý. Nó khoác lên mình một cảm giác man mác buồn, một chút tĩnh tại mà chúng ta chắc chắn thường cảm thấy vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Buồn vì những gì đã qua, và có lẽ, hoài nghi về một tương lai không định sẵn. Ngôn ngữ toàn cầu của Happy new year chắc hẳn nằm ở việc nó có thể chạm đến trái tim của tất cả mọi người, khi con người dù là ai, ở đâu, dù giàu dù nghèo, cũng đều buồn vui lẫn lộn vào năm mới." (Ở đây
Mình thích nhận định này: "Lời bài hát đặc biệt hay và giàu tính triết lý. Nó khoác lên mình một cảm giác man mác buồn, một chút tĩnh tại mà chúng ta chắc chắn thường cảm thấy vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Buồn vì những gì đã qua, và có lẽ, hoài nghi về một tương lai không định sẵn. Ngôn ngữ toàn cầu của Happy new year chắc hẳn nằm ở việc nó có thể chạm đến trái tim của tất cả mọi người, khi con người dù là ai, ở đâu, dù giàu dù nghèo, cũng đều buồn vui lẫn lộn vào năm mới." (Ở đây
Một độc giả nhận xét ngay dưới một bài viết phê phán bài hát ấy: "Trước nay tôi thích nghe giai điệu bài hát này vào mỗi đầu năm mới. Bây giờ qua phân tích mổ xẻ của các bạn, hiểu rõ hơn ca từ bài hát, tôi lại càng thấy yêu thích bài hát này hơn. Xin cảm ơn!"
Lời kết: Mình mới bị chết mất cây hoa giấy. Sao lại nở bừng hoa lá đầu đông rồi tự nhiên lụi tàn cả đến chồi non cuối cùng như vậy hả HG ơi??? Xót xa, hẫng hụt! Năm mới bắt đầu với sự trống trải hoang mang như thế. Và trong đêm giao thừa lạnh giá, yên tĩnh này, mình lại muốn lần nữa lắng nghe, khẽ hát theo bài hát Happy New Year, với đầy đủ giai điệu và ca từ đầy trắc ẩn. Xin cảm ơn ban nhạc ABBA!
Hoa giấy
Chúc mừng năm mới
Không còn Sâm-panh nữa
Những cây pháo hoa cũng đã đốt hết rồi
Giờ chỉ còn tôi và em
Với mất mát và nỗi buồn ám ảnh
Bữa tiệc kết thúc rồi
Và buổi sáng sao mà u ám thế
Chẳng giống chút gì với khung cảnh hôm qua
Đây chính là lúc để chúng ta cùng cất tiếng:
ĐK:
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho mọi người sẽ được thấy hình ảnh bây giờ và mai sau
Về một thế giới nơi mọi người đều là bạn
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho mọi người sẽ đều có những niềm tin, những lý tưởng để nỗ lực hết mình
Bởi nếu không có, tôi và em có lẽ
Sẽ nằm xuống và chìm trong giấc ngủ ngàn thu.
V2:
Đôi khi tôi thấy rằng
Thế giới này thật biết bao cam đảm
Khi vẫn vươn mình ngày một phồn vinh
Tại chính những đám tro tàn của cuộc đời ta đó
Ôi loài người sao dại khờ đến vậy
Cứ nghĩ rằng rồi cũng sẽ ổn thôi
Và mãi lê những bước chân mệt mỏi
Chẳng hề biết rằng mình lạc lối mất rồi
Để cứ vẫn luôn lầm lũi bước.
ĐK:(...)
V3:
Đối với tôi dường như tất cả
Giấc mơ mà chúng mình đã có trước đây
Đều đã chết, chẳng còn gì hơn nữa
Ngoài những bông hoa giấy rơi vãi trên sàn
Vậy là kết thúc rồi 1 thập kỷ
Đã thêm mười năm trời lặng lẽ trôi qua
Nhưng liệu ai nói được những gì ta tìm thấy
Những gì vẫn ẩn mình dưới dòng chảy của thời gian
Vào điểm cuối của năm 89.
ĐK:(...)
ủa! sao đầu năm đã phải làm thầy bói thế hử, VN thấy mấy cái điềm gì đó chả có lý tí nào ( suy từ kinh nghiệm bản thân và của bạn bè ra ) chả hơi đâu mà vận vào mình.
Trả lờiXóaNow's the time for us to say
Happy new year
Happy new year
VN cũng rất khoái nghe bài này, giao thừa nào xong mình cũng đều bật nghe bản này , vài năm còn để tự động nhắc đi nhắc lại cho đến lúc đi ngủ. trước chả quan tâm lắm đến lời ca, chỉ hiểu vài câu đầu nhưng nghe giai điệu thì thật tuyệt vời, da diết, có xuống có lên có đơn có đồng... nhưng công nhận là nghe thì luôn có cái cảm giác , bâng khuâng ,hơi buồn, hơi chùng người xuống.. vừa như nuối tiếc một cái gì đã qua, có vui ,có buồn, có được, có mất…lại vừa lâng lâng, khấp khởi … rằng sẽ có rất nhiều cái mới mẻ, sự đổi thay tích cực rồi sẽ đến.
VN cũng có chung những cảm nhận giống với HG về bài hát cũng như quãng thời gian giao thời. Hay tại người Việt mình có tục cúng giao thừa , thành ra nhiều nhà cứ tất bật đến tận những phút cuối cùng …nào mấy khi được đi chơi giao thừa, thường thì phải sau khi hoàn thành nghi lễ , mình mới chạy ra đường ngắm những chùm pháo hoa rời rạc, lụp đụp… lúc đó mới thấy cái cảm giác hơi chùng xuống, thư thái.. lâng lâng… bản thân ca từ ngay từ đầu của bài hát này cũng mô tả rất rõ cái tâm trạng lúc đó, buồn nó cũng có bối cảnh của nó chả hiểu sao nhiều người nghe lại không thấy nhỉ ?:
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
Bữa tiệc dù có hoành tráng,vui vẻ đến đâu…rồi thì cũng phải tàn, rồi sẽ đến cái thời phải kết thúc ( the end of the party )… những xác pháo hoa vương khắp sàn, vỏ chai lăn lóc… mọi người rồi sẽ ra về…lúc đó mới thấy cái cảm giác buồn, trống trải vừa như luyến tiếc, lại vừa bâng khuâng…VN rất thích một câu thơ của Hoài Vũ ,nó diễn tả đúng cái tâm trạng lúc này… buồn nhưng không sầu, vả lại nó chỉ xầy ra trong một time ngắn thôi…ngay sau cái thời khắc giao thừa , chứ sáng mai tỉnh dậy lại vui như sáo… với vụ thu hoạch tiền lì xì sắp tới
“ xa em anh như người hát sau đêm hát
Chỉ thấy gió vật vờ quanh những tấm phông ”
Cảm ơn VN! Dẫu sao "Are all dead, nothing more/Than confetti on the floor " cũng là điều làm HG nghĩ ngợi. sợ hãi thì chưa đến, nhưng hoang mang thì có: "Feeling lost and feeling blue/It's the end of the party", trong những khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó... Không sao đâu VN à! ít thôi, vì HG cũng có nhiều việc phải làm, cuốn luồng suy nghĩ đổi hướng đến những nơi khác.
XóaCảm nhận tâm trạng trong khoảnh khắc giao thừa như VN và HG có lẽ là thuộc số đông những người bình thường trong thế giới này (HG nghĩ vậy vì HG tự thấy mình sống cũng bình thường). Những người còn lại, không hiểu họ hạnh phúc hơn, hay là ngược lại nhỉ?
HG cũng thích thơ Hoài Vũ VN ạ- biết không nhiều nhưng biết đến bài nào là thích bài ấy.