Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Thế chiến II

 9/5/1945, 9/5/2015- 70 năm, ngày chiến thắng phát xít Đức.


I. THẾ CHIẾN II- CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Phương Vũ (Vnexpress)

Cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.


Tháng 1/1933, Adolf Hitler, lãnh đạo của đảng Đức Quốc xã, trở thành thủ tướng Đức và ngay lập tức bắt đầu củng cố quyền lực, bỏ tù các đối thủ chính trị. Đức bỏ ra nhiều tiền để nghiên cứu vũ khí nguy hiểm và xây dựng nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ. Ảnh: National WWII Museum

Chiến tranh Trung - Nhật tháng 7/1937 nổ ra khi quân Thiên hoàng xâm lược Trung Quốc. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20. Ảnh: National WWII Museum
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Phần đông ý kiến cho rằng đây là thời điểm Thế chiến II chính thức bắt đầu. Ngày 17/9, Liên Xô tiến vào Ba Lan. Đến ngày 6/10, Ba Lan bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Năm 1940, Đức kiểm soát Đan Mạch, và tấn công Pháp, khiến nước này phải đầu hàng và bị Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Bf 110 của không quân Đức vượt biên giới Ba Lan trong Thế chiến II. Ảnh: History of World War
Khi Đức xâm chiếm lãnh thổ mới ở Đông Âu, nước này thành lập các đơn vị bán quân sự đặc biệt gọi là Einsatzgruppen, sát hại người Do Thái và người chống đối, thường trong vụ nổ súng hàng loạt. Người Do Thái và những nạn nhân ở Đức và các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của nước này bị bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động, và hành quyết. Cuộc thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz, Đức còn tiến hành thí nghiệm y khoa trên cơ thể người sống, như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân. Tội ác tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức được gọi tên là Holocaust hay Shoah. Trong ảnh, người Do Thái tại Hungary bị quân Đức tống vào phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz năm 1944. Ảnh: Yad Vashem
Với sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Roosevelt, quốc hội nước này tháng 3/1941 thông qua đạo luật Lend-Lease, cung cấp cho Anh, Pháp Tự do (lực lượng chống Đức Quốc xã tại Pháp) Trung Quốc, Liên Xô và các quốc gia đồng minh khác thực phẩm, dầu, và thiết bị quân sự. Ảnh: National WWII Museum
Tháng 10/1940, Italy tấn công Hy Lạp nhưng thất bại. Tháng 4/1941, Đức tấn công hai nước Nam Tư và Hy Lạp và chiếm đóng khu vực này.
Trên chiến trường Bắc Phi, Italy tháng 8/1940 tấn công các thuộc địa của Anh nhưng đều thất bại. Đức tăng viện cho Italy và tham gia chiến đấu với Anh ở ven bờ biển Cyrenaica năm 1941-1942. Anh sau đó giành chiến thắng, mang về cho phe Đồng minh thêm quân nhu và vật chất. Tháng 11/1942, Mỹ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây lực lượng phe Trục. Đến tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại hoàn toàn. Trong ảnh là quân Anh tại Bắc Phi năm 1942. Ảnh: Imperial War Museums
Tháng 6/1941, chiến tranh Xô - Đức bắt đầu khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moscow trước cuối năm. Đây là cuộc tấn công ác liệt nhất trong Thế chiến II. Khi mùa đông đến, Hồng quân Liên Xô phản công và đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moscow. Trong ảnh, quân Đức tiến vào Liên Xô năm 1941. Ảnh: National WWII Museum 
Đức tái tấn công Liên Xô năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm quân Đức tổn thất nặng nề. Trong ảnh là Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad, diễn ra tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở tây nam Nga từ tháng 7/1942 - 2/1943. Đây được coi là chiến thắng quyết định của Liên Xô, bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong Thế chiến II.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ (trong ảnh), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11/12/1941, Đức Quốc xã và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ, lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ "sự trung lập". Ảnh: National WWII museum
Ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, lực lượng Đồng minh phương Tây đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng lực lượng Đồng minh cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, quân Mỹ tiến vào bờ biển Normandie năm 1944. Ảnh: ensacarmexico
Cuối năm 1944, các Đồng minh phương Tây tiến vào biên giới Đức từ phía tây trong khi Liên Xô tấn công từ phía đông khiến Berlin thất thủ. Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler được cho là đã tự sát trong hầm ngầm Fuhrer tại Berlin bằng súng lục sau khi uống một viên thuốc độc để khỏi bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Eva Braun, cô vợ mới cưới của trùm phát xít, cũng chết cùng ông ta. Ảnh: AP
Ngày 16/4-9/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng vũ trang bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức. Trong ảnh, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này được tiếp quản. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh: archive.gov


Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân đội Liên Xô tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9/8. Nhật Bản ngày 15/8 đầu hàng, đánh dấu chiến thắng của quân Đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, chính thức kết thúc thế chiến II. Trong hình là đám mây hình nấm do quả bom ném xuống Nagasaki tạo thành. Ảnh: archive.org

                   

Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945. 

II. SỰ TÀN KHỐC CỦA THẾ CHIẾN II 

Phương Vũ (Vnexpress)

Những bức ảnh đã lột tả sự khốc liệt của chiến tranh khi ghi lại sự tàn phá của bom đạn, các tội ác tàn nhẫn, và cả những phút giây xúc động khi gia đình đoàn tụ.
Năm 1940, Đức muốn phá hủy không lực của Anh trước khi dự tính xâm lược nước này. Khi kế hoạch đổ bể, Hitler chuyển sang tấn công dân thường bằng những đợt đánh bom trên diện rộng ở London và các thị trấn khác, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Ảnh: Life
Trẻ em vùng ngoại ô đông London ngồi bên ngoài đống đổ nát của căn nhà bị bom Đức phá hủy. Ảnh: National archives
6 lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi, khi quân Mỹ đổ bộ và đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật Bản ngày 19/2 - 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những hình ảnh quan trọng và ấn tượng nhất về cuộc chiến, đồng thời là một trong những bức hình được đăng lại nhiều nhất ở Mỹ. Ảnh: AP
Thủy quân lục chiến Mỹ núp trên một sườn đồi ở Iwo Jima giữa khu rừng đã bị thiêu rụi, khi một cơ sở của Nhật bị xóa sổ tháng 3/1945. Life gọi đây là một trong những bức ảnh thể hiện sự ác liệt và tàn phá ghê gớm nhất của chiến tranh mà tạp chí này từng đăng. Ảnh: Life
Bức ảnh chụp một nhóm người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan bị quân phát xít lôi ra khỏi nơi trú ẩn là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Holocaust, nạn diệt chủng khiến 6 triệu người Do Thái thiệt mạng. Ảnh: United States Holocaust Museum
Tù nhân bị bỏ đói trong một trại tập trung ở Ebensee, Áo tháng 7/1945. Các bác sĩ trong trại này thường xuyên thực hiện thí nghiệm "khoa học" tàn nhẫn trên cơ thể người. Ảnh: NARA
Người sỹ quan Liên Xô trong bức ảnh  đã đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu và đã hy sinh ngay sau khoảnh khắc đó, vào năm 1942. Ảnh: Pravda

Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa, tháng 6/1942. Ảnh: Life

Một lính Đức 16 tuổi khóc khi bị lực lượng Mỹ bắt năm 1945. Ảnh: AP

Lính thủy đánh bộ Mỹ bế một em bé gần chết, được kéo ra từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan, mùa hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống, giữa hàng trăm xác chết trong hang động. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana, là thuộc địa của Nhật Bản từ sau Thế chiến I. Cho đến cuối năm 1943, nơi này có hơn 29.000 người Nhật sinh sống. Tháng 6-7/1944, Mỹ đổ bộ vào Saipan, đánh bại quân đội Nhật Bản và kiểm soát hòn đảo này cho đến nay. Ảnh: Life

Máy bay Mỹ ném bom đường sắt ở Áo tháng 12/1944. Ảnh: AP

Trung tá Robert Moore năm 1943 trở về thăm nhà ở thị trấn Villisca, trung Mỹ và được gia đình cùng bạn bè chào đón. Bức ảnh của Earle L. Bunker đoạt giải Pulitzer năm 1944. Ảnh: Omaha World Herald

Hiroshima sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6/8/1945. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai của Mỹ phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ảnh: AP

Người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin ngày 2/5/1945. Hỉnh ảnh này là biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô và là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến. Ảnh: Yevgeny Khaldei

Một tù nhân Đức được Liên Xô thả đoàn tụ với con gái 12 tuổi của mình năm 1956. Cô bé đã không gặp bố kể từ năm một tuổi. Bức ảnh của Helmuth Pirath đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1956. Ảnh: Keystone Press.

Bức ảnh của Alfred Eisenstaedt ghi lại cảnh tượng một thủy thủ Mỹ bất ngờ hôn một nữ y tá tại quảng trường Thời đại, New York khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố khối Đồng minh đã chiến thắng trước Nhật, kết thúc Thế chiến II ngày 14/8/1945. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng trong văn hóa Mỹ, xuất hiện cả trong điêu khắc và các bộ phim. Ảnh: Life

8 nhận xét:

  1. " Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn "
    Winston Churchill

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG thiết nghĩ câu nói này nổi tiếng bởi thời điểm, và bởi người phát ngôn, thêm nữa là bởi đích ngắm... Chứ nghe cảm giác cứ rờn rợn, càng ngẫm nghĩ càng thấy rợn... :)

      Xóa
    2. tất nhiên đây là quan điểm của những người lãnh đạo và nó rất thực tế... vì nó là một sự thật hiện hữu. kể từ một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội là chúng ta đây - ai trước tiên mà chẳng nghĩ cho mình, vì mình rồi đến gia đình,bạn bè,người thân của mình... Sau đó là đến tập thể mà mình tham gia... Tiếp đến sẽ là vùng miền mà mình sinh sống.. Rồi sắc tộc của mình... Tổ quốc của mình. đó gần như là một thuộc tính đặc trưng của loài người. mục đích thì gần gần giống nhau như vậy nhưng phương tiện thực hiện của mỗi người đều khác nhau nên mới có người tốt kẻ xấu....đa dạng khác nhau.muốn thế giới nhiều tốt đẹp thì phải quay ngược vòng trở lại - bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất học cách chia sẻ quan tâm đến người khác, lợi mình và lợi người,không hại người - cũng không hại mình... cả một sắc tộc đầy lòng nhân ái , bao dung...sẽ không còn chỗ cho Chiến tranh nổ ra.

      Xóa
    3. Hái trăng tự trời- HG nghĩ thế- còn dễ hơn ạ!Đơn vị nhỏ nhất được các đơn vị lớn dạy bảo; đã, đang và sẽ- mãi mãi những câu danh ngôn được lưu truyền... vì chúng là danh ngôn cơ mà!
      Sao lại "cả một sắc tộc đầy lòng nhân ái, bao dung"- VN có viết nhầm đâu đấy không? :)

      Xóa
    4. ko nhầm đâu HG ạ ! " tu thân - tề gia - trị quốc..." " tiên trách kỷ hậu trách nhân " ... mọi việc đều luôn luôn có liên hệ ràng buộc với nhau " thời thế tạo anh hùng - anh hùng tạo ra thời thế "... nếu mỗi người trong chúng ta đều tự tu sửa mình thì ... một ngày nào đó chúng ta có cơ hội làm lãnh đạo và lại sẽ có cơ hội để tác động nhân rộng hơn,hoặc tác động ngươc trở lại. chúng ta nhìn chung thường muốn đổ lỗi cho hoàn cảnh,muốn người khác phải thay đổi con mình thì không... sao ko bắt đầu từ chính ta... nếu ta tiến bộ thì trước tiên là tốt cho cái thân ta đã..rồi có thể sẽ tác động đến gia đình,người thân,bạn bè....nếu ko được như vậy thì tốt cho mình cũng là ok rồi. vấn đề ở đây là danh ngôn, danh nhân thì đầy... ta chọn cái gì mới là quan trọng.

      Xóa
    5. :) HG chỉ lấn cấn về đoạn trong văn cảnh thôi mà! Hình như đáng ra là "tất cả mọi sắc tộc đều..." chứ không phải "cả một sắc tộc đầy...", phải không ạ? Như thế mới "không còn còn chỗ cho chiến tranh nổ ra" được chứ?

      Xóa
    6. hi...hi cái này vẫn đang bị dư âm của cuộc nam tiến... thêm mấy dấu chấm là ..v..v. ok nhỉ

      Xóa
    7. Chết nhá! Thế ra trong tâm thức của VN, cuộc Nam tiến là nội chiến sắc tộc ạ? Chết chết! :))
      Xin mấy anh dư luận viên, đây là khách nhà tôi nói nhỡ, chứ tôi không hề...

      Xóa