Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Hà Nội đã dừng chặt cây hàng loạt.

HG: Nhân đọc tin mới, mừng nên mình gác tất việc định làm để đăng bài này đây!
21/3: Đường phố Hà Nội không thích hợp trồng cây Vàng tâm?
22/3: Lại thêm những thông tin mới hay ghê, như một comment trên Vnexpress: "lãnh đạo hà nội:" nhà tài trợ nôn nóng chặt cây", nhà tài trợ :" chúng tôi không phải là lâm tặc", dân mình sao mà thương thế không biết !!!". "Dân mình sao mà thương thế..." là thương tầm vĩ mô, là bởi lo cho hệ sinh thái của Hà Nội... Còn đây nữa chứ: "sao mà thương cây cối mình thế!"
24/3: Chi phí đốn hạ, thay mới một cây xà cừ ở Hà Nội;
Hà Nội đã chặt hạ xong cây trên những đường nào.
25/3: Cây được thay mới hai lần trên đường Nguyễn Chí Thanh.(Trong một đêm, ôi hoa mắt, chóng mặt! Comment:"Cảnh báo: các bợm nhậu qua đêm rất có thể về nhầm nhà vì quang cảnh lúc đi nhậu với lúc về nhà là rất khác nhau!!!")
Ôi! mà sao lại vừa có: "Hà Nội khẳng định cây trên phố Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm" đã lại có ngay "Chuyên gia phản bác ý kiến của Hà Nội về cây vàng tâm"? Sao "phát biểu" chả thấy đồng thuận gì thế này? Cái chuyện "không đồng thuận" này thuộc tầm "bí mật quốc gia" chứ chả vừa(!) Mình không dám mang về "nhà" đâu!
27/3: "Thớt gỗ chặt cây Hà Nội" bán tràn lan ở TP.HCM
29/3: Tiết lộ 'đường Nguyễn Trãi không cần chặt cây' gây sốc cộng đồng (400 cây- hầu như toàn cổ thụ chắc khỏe, chẳng thuộc dự án nào, đã bị đốn hạ sạch bách, nhanh chóng ở một thành phố thủ đô. Sao lại có thể như thế???)
1/4: "Tin  vui" ngày Cá tháng Tư đââââyyyyyyyyyy: Bí thư Phạm Quang Nghị: "Lãnh đạo Hà Nội cần tự phê bình". Thật là hoành tráng! Phục các lãnh đạo Hà Nội ghê!!!!!
16/4: Hàng loạt cây xà cừ ở Hà Nội bị lột vỏ

Công ty cây xanh đề nghị công an điều tra vụ lột vỏ cây xà cừ

7/7/2015: Hà Nội 'đã nghiêm túc kiểm điểm' vụ thay thế cây xanh   Thế còn gì nữa! Cẩn thận không có "các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội, phản động lợi dụng để xuyên tạc, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Thủ đô."
21/7: Bà con lại cứ để ý các "ông to" hơn cơ, như thế này rồi mà vẫn chưa thỏa: Kiểm điểm, giáng chức nhiều cán bộ trong vụ chặt cây xanh ở Hà Nội . Người ta bực lên, thay thế cả dân thì chết!


Ảnh internet


Với hàng cây trên phố Phan Đình Phùng
Nguyễn Thị Hồng Ngát

Ngày nào tôi cũng qua đây
Xin chào nhé những hàng cây xạc xào
Ngày nào lá cũng lao xao
Như trò chuyện như bước vào mùa vui

Hàng cây có tự lâu rồi
Nắng hun vẫn giữ khoảng trời mát trong
Hai hàng cây đứng song song
Khum khum cành vợ cành chồng chở che

Rộng lòng gánh cả tiếng ve
Chắt lòng trái sấu mùa hè sinh sôi
Bát canh dầm quả sấu tươi
Làm sao quên được những lời nước non



Con đường đẹp lúc chiều hôm
Cùng anh sánh bước khi còn thơ ngây
Xe như mắc cửi suốt ngày
Như dòng sông chảy vơi đầy tháng năm


Con đường đẹp nhất mùa trăng
Đêm khuya tĩnh lặng sương giăng mặt người
Phố dài đâu của riêng ai
Nghìn năm lòng vẫn thương hoài phố xưa...




HG: Cây sấu trên phố  PĐP không "bị tội'. Nhưng hai hàng cây xà cừ cổ thụ (được trồng từ thời Pháp thuộc) trên đường Hoàng Diệu tuyệt đẹp (đứng đầu 10 tuyến phố đẹp nhất Hà Nộicắt phố Phan Đình Phùng thì khác. Xà cừ (Chiếm khoảng 10% cây xanh Hà Nội) đã được lên kế hoạch loại bỏ cả loạt để thay thế... Thế mà những cây xà cừ đó đã sống cả trăm năm nay với Hà Nội đấy! Mình đã đi về bao lần trên con đường thân thuộc này. May dư luận nổi sóng đã cứu vãn được tình thế, chứ không thì như con đường Nguyễn Chí Thanh... Thử tưởng tượng đường Hoàng Diệu sau "chiến dịch" đốn hạ, những cảnh này sẽ chỉ còn là dĩ vãng:






----------------------------------------------------------------------------

1. Lãnh đạo Hà Nội: "Nhà tài trợ nôn nóng chặt cây"


bieu-5453-1426844186.jpg
Sáng 20/3, người dân ở Hà Nội biểu thị sự không đồng tình chặt hạ hàng loạt cây xanh. Ảnh: Nguyễn Sơn.
Phó chủ tịch Hà Nội cho hay, cây xanh như lá phổi của thành phố nên giữ gìn là việc cần thiết. Đề án thay thế cây là chủ trương đúng. "Tuy nhiên, sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của các đơn vị triển khai khiến dư luận chưa đồng tình. Thành phố nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Từ nay trở đi, những công việc liên quan đến người dân, xã hội thành phố sẽ thận trọng hơn", lãnh đạo Hà Nội phân trần.
Chánh văn phòng UBND thành phố, ông Nguyễn Thịnh Thành đọc Thông báo ý kiến kết luận buổi họp sáng 20/3 của Chủ tịch thành phố, trong đó yêu cầu dừng thay thế cây xanh trên các tuyến phố, đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian qua.
Hàng chục câu hỏi về dự án đã được các cơ quan báo chí đưa ra: Quyết định dừng chặt hạ trong thời gian bao lâu? Thành phố nói đa phần người dân đồng thuận, vậy việc điều tra xã hội học, số liệu cụ thể như thế nào? Xã hội hoá như thế nào? Ai thẩm định cây để chặt? Minh bạch giá thành chặt bỏ, thay thế cây mới, xử lý gỗ sau chặt như thế nào?...
Xen lẫn những câu hỏi của phóng viên, một cá nhân xưng danh người dân Thủ đô đã ca ngợi chủ trương thay thế cây xanh của thành phố và cho rằng thời điểm này không nên đặt ra những vấn đề như các câu hỏi báo chí đã nêu.
Chiều 20/3, Hội trường của UBND thành phố chật kín phóng viên các cơ quan truyền thông được mời đến dự họp báo về Đề án thay thế 6.700 cây xanh. Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì, các Sở Xây dựng, Giao thông cùng một số đơn vị liên quan cũng có mặt.
Mở đầu buổi họp báo, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cho hay thành phố luôn lắng nghe, cầu thị, tiếp thu ý kiến người dân, các nhà khoa học để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh. "Hà Nội từng có những quyết định rất khó khăn nhưng đem lại sự hưởng ứng của người dân như quyết định không xây khách sạn SAS tại công viên Thống Nhất, không xây dựng trung tâm thương mại tại chợ 19/12... Tiếp thu ý kiến công luận, Chủ tịch thành phố đã có quyết định dừng việc chặt hạ, thay thế cây", ông Hùng nói. 
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội công bố đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị và đưa ra đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây. Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô.Kết thúc phần hỏi của phóng viên, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nhắc lại quan điểm thành phố sẽ tiếp thu, cầu thị, lắng nghe và gửi lời cám ơn đến các cơ quan báo chí. Ông Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm thông tin đầy đủ đến cơ quan truyền thông cùng người dân những vấn đề còn ý kiến chưa đồng thuận. "Các đơn vị phải giải đáp công khai, minh bạch tất cả thông tin nhân dân quan tâm về dự án", ông Hùng chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Hùng và các đơn vị liên quan có mặt tại cuộc họp không trả lời câu hỏi nào của phóng viên.
Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh" - trong vài ngày thu hút gần 35.000 "like". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, GS Ngô Bảo Châu gửi thư ngỏ đến lãnh đạo thành phố, đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó thắc mắc "tại sao từ trước đến nay Công ty Công viên cây xanh vẫn duy tu, bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?".

------------------------------------------------------
Nhắc lại hai bài hay này:

2. Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư kiến nghị Hà Nội dừng chặt bỏ 6.700 cây xanh

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư kiến nghị Hà Nội dừng chặt bỏ 6.700 cây xanh


THƯ NGỎ
Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước. 



















Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:
- Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn
- Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.
- Để đảm bảo giao thông
thì chắc không ai có ý kiến khác.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.

Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:

Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không? 

Thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6700 cây đó, để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người ta không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.

Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc:
- Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
- Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
- Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.

Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng.

Trần Đăng Tuấn
(Mỹ Đình- Từ Liêm-Hà Nội) 

3. GS Ngô Bảo Châu lên tiếng về việc chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội


Tối 18/3, giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ trên trang cá nhân một số câu hỏi về việc thành phố Hà Nội quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Trong đó, giáo sư đưa ra ba vấn đề lớn, chủ yếu xoay quanh những lý do mà thành phố Hà Nội đưa ra để chặt cây. Ở mỗi vấn đề, ông đều đặt ra những câu hỏi vì muốn làm rõ những lý do đó.
Lý do để chặt cây và các câu hỏi:

1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão.

Câu hỏi:

1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?

1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?

1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?

2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố.

Câu hỏi:

2a. Nhiều khu phố nhà Hà Nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?

2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?

2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?

2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?

3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu hỏi:

3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?

3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?

3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?

(Theo Vnexpress.net)

vnm_2014_8855034 (Copy)


a1-1407125082-1200x0-8431-1417149192.jpg

Trong năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế 4.500 cây không đúng chủng loại (cây cấm trồng) trên 190 tuyến phố

Xe chở cây bị chặt nườm nượp trên đường Hà Nội
Đường Nguyễn Chí Thanh trước "chiến dịch" đốn hạ

Hoài niệm hàng cây xanh trên con đường đẹp nhất VN

2-copy-c5ebe (Copy)



Tờ Người Lao Động chú thích: Một cây lớn bị chặt hạ nhưng gốc và thân cây không hề có dấu hiệu mục rỗng. (Ảnh: NLĐO)

Chủ tịch Hà Nội: Không có chuyện 'kiếm chác' trong việc chặt cây xanh - Ảnh 1

Xe chở cây bị chặt nườm nượp trên đường Hà Nội

Xe chở cây bị chặt nườm nượp trên đường Hà Nội


Chủ tịch Hà Nội: Không có chuyện 'kiếm chác' trong việc chặt cây xanh - Ảnh 2

---------------------------------------------
Tin tức cập nhật tiếp:
Ngày 22/3, cảm ơn các phóng viên báo Vnexpess:

Nhà tài trợ: Chúng tôi không góp tiền để chặt cây xanh Hà Nội

Đại diện VPBank, Vingroup và Bình Minh đều cho rằng họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố những ngày qua.
                                                               PV Phương Linh - Chí Hiếu
Giải thích trước báo giới về việc chặt hàng loạt cây xanh khiến người dân bức xúc, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng phát biểu "sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của đơn vị triển khai" là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng tình này.
Trong một thông báo ngày 18/3, phía Hà Nội cho hay Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty cổ phần Công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an Thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác là những nhà tài trợ cho dự án thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố.

cay-xanh-4986-1426929150.jpg
Hàng loạt cây xanh trên một số tuyến đường Hà Nội bị đốn hạ những ngày qua. Ảnh: Quý Đoàn
Trao đổi với VnExpress, hầu hết các nhà tài trợ được nêu tên ở trên cho hay việc tham gia vào dự án xã hội hóa cây xanh đều xuất phát từ sự kêu gọi của thành phố vì lợi ích cộng đồng.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: “Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án. Chúng tôi cũng không có thông tin gì về việc thực thi lúc nào và như thế nào”. 
Cuối năm ngoái, tập đoàn đã phê duyệt kinh phí hơn 840 triệu đồng ủng hộ chương trình và không có lợi ích cá nhân gì trong việc này, theo ông Hiệp. “Chúng tôi được thành phố đề nghị tài trợ cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cây xanh ở Phố Huế và Hàng Bài. Vingroup hoàn toàn không có dự án nào tại hai tuyến phố này. Ngoài mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, chúng tôi không có lợi ích gì khác”, ông Hiệp thông tin
Còn ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank cũng trần tình, hiện VPBank đang đặt trụ sở ở Hà Nội và hàng năm cũng tham gia trồng cây ở một số địa phương theo các chương trình vì cộng đồng, do đó khi thành phố kêu gọi thì ngân hàng ủng hộ. “Ngân hàng được kêu gọi tham gia trồng cây cho tuyến đường Nguyễn Chí Thanh cùng Công đoàn Sở Công an, song ngân hàng cũng không biết là ngày nào trồng và trồng cây gì", ông Việt nói.
Từng sinh sống ở tuyến đường này, ông Việt cho rằng Nguyễn Chí Thanh có một số cây lâu năm bị mục, nguy cơ gẫy đổ thì cần phải thay thế, nhưng khi thấy cả những hàng cây to lâu năm bị chặt thì cũng “không biết làm thế nào”. “Thành phố kêu gọi thì doanh nghiệp tham gia ủng hộ, nhưng mình không thể can thiệp được họ thay thế cây nào và trồng bao giờ. Tôi xin nhấn mạnh là VPBank tài trợ trồng cây chứ không tài trợ chặt cây. Nếu bảo doanh nghiệp tài trợ chặt cây chắc chắn là chúng tôi không tham gia”, ông nói
Trước ý kiến cho rằng doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án, đại diện VPBank nhấn mạnh “hoàn toàn không có chuyện này”. “Đây là quỹ do Công đoàn đóng góp. Nếu không trồng ở Hà Nội thì chúng tôi cũng có các chương trình khác, không có mưu cầu gì cả”, vị này nhấn mạnh.
Liên quan đến phát biểu của lãnh đạo thành phố về việc chặt cây là do áp lực nhà tài trợ, ông Việt cho hay: "Tôi hy vọng đây chỉ là sự hiểu nhầm do lãnh đạo nói không rõ ý. Việc các cán bộ, nhân viên VPBank cùng nhau đóng góp để trồng cây rồi bị dư luận đối xử như lâm tặc thực sự quá sức tưởng tượng của chúng tôi". Về số tiền chi cho dự án, ông cho biết hiện nay doanh nghiệp với thành phố mới chỉ cam kết "về tinh thần", khi thành phố báo cáo con số cụ thể thì mới chi ra.
Không tham gia đóng góp bằng tiền, bà Vương Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Công nghệ Bình Minh thông tin công ty đã tham gia chiến dịch xã hội hóa trồng cây xanh theo lời kêu gọi của chính quyền Thủ đô từ tháng 9/2014. Đến nay, doanh nghiệp đã ủng hộ cho Hà Nội khoảng 150 cây xanh mà chủ yếu là sấu. Tuyến phố mà đơn vị này tham gia trồng cây nhiều nhất là dọc đường Xã Đàn mới.
Bà Hương cho hay việc tham gia này là hoàn toàn tự nguyện và với tinh thần ủng hộ thành phố chứ không đi kèm quyền lợi gì như việc tận thu với những cây cũ. "Chúng tôi không hề tham gia chặt cây mà chỉ đem cây tới trồng tại những vị trí đã được thành phố chấp thuận", bà Hương nói.
Theo đại diện doanh nghiệp, do một trong những ngành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp là bán, chăm sóc cây, nên việc tham gia theo chủ trương xã hội hóa của thành phố có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác. "Doanh nghiệp có sẵn cây trong 6 vườn ươm của mình chứ không phải đi mua. Do vậy, nếu thành phố tạm ngưng dự án này thì Bình Minh cũng không có tổn thất gì như những công ty phải ký hợp đồng mua cây để ủng hộ cho thành phố. Khi nào Hà Nội triển khai tiếp mà doanh nghiệp thấy phù hợp với điều kiện của công ty thì chúng tôi sẵn sàng tham gia với mục đích để thành phố xanh, sạch, đẹp", bà Hương nói.
Trong khi đó, Vingroup tin rằng sau khi rà soát lại, thành phố sẽ có những quyết định hợp tình, hợp lý. Trong trường hợp Hà Nội dừng đề án này thì khoản kinh phí đã tài trợ sẽ chuyển sang cho các dự án vì cộng đồng khác của thành phố.
Còn với VPBank, sau những lùm xùm vừa qua, ngân hàng dự kiến trong tuần tới sẽ có buổi làm việc lại với phía thành phố để dự án trồng, thay thế cây được thực hiện tốt hơn, đúng mong muốn của doanh nghiệp khi được kêu gọi tham gia. “Rõ ràng là làm thiện nguyện lại mang tiếng thì rất mệt mỏi”, ông Việt than thở.
Để triển khai quy hoạch cây xanh trên địa bàn, từ năm 2014, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh tổng kiểm tra rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường phố, lập đề án huy động các nguồn lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch. Qua rà soát, thành phố có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ gần 6%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Những cây này cần được từng bước thay thế bằng các loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được duyệt.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015 - 2017), dự tính kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Năm 2015, thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo nên có chủ trương kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô bởi sự chặt hạ diễn ra hàng loạt, với cả những cây to vẫn đang sinh trưởng tốt. Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh, hiện đã thu hút hơn 47.400 "like".
Trước tình trạng này, ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, các đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố hiện nay và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.
--------------------------------------------------------------------

21/3/2015:

Đường phố Hà Nội không thích hợp trồng cây Vàng tâm?

Dân trí Cây Vàng tâm chỉ có thể phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ (dưới 30 độ C). Đường phố Hà Nội, nhất là những tuyến phố trung tâm mua hè có lúc lên tới 40 độ C, cây Vàng tâm rất khó phát triển, thậm chí còn không tồn tại được…

Đó là nhận định của Tiến sĩ Đặng Văn Hà - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Cảnh quan và Nội thất, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam trước việc Hà Nội vừa trồng mới hàng trăm cây Vàng tâm thay thế cho những cây xanh bị chặt hạ.
382 cây Vàng tâm vừa được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh.


382 cây Vàng tâm vừa được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh.

382 cây Vàng tâm vừa được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh.

TP Hà Nội đã triển khai trồng khoảng 382 cây Vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh; trong đó 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội, 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là do một ngân hàng đóng góp.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tiến sĩ Đặng Văn Hà, trồng cây Vàng tâm tại các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội là không phù hợp. Cây rất khó phát triển, thậm chí không tồn tại được.
Tiến sĩ Đặng Văn Hà trao đổi với PV Dân trí

Tiến sĩ Đặng Văn Hà trao đổi với PV Dân trí

Khó phát triển, thậm chí không thể tồn tại!
Theo Tiến sĩ Hà, cây Vàng tâm chỉ thích hợp trồng ở những nơi thoáng mát, độ ẩm cao, khí hậu mát mẻ, thường phải dưới 30 độ C thì cây mới tồn tại và phát triển được. Cây Vàng tâm nếu trồng làm cảnh quan, người ta thường trồng ở công viên, nơi có không gian thoáng mát; hoặc nếu trồng ở đường phố phải ở những nơi có khí hậu thích hợp như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng)…
Tiến sĩ Hà phân tích: “Cây Vàng tâm ưa nơi có khí hậu thoáng mát, thường dưới 30 độ C và độ ẩm cao, nhưng không được ngập úng. Đường phố trung tâm Hà Nội vào mùa hè, nhiệt độ có chỗ lên đến 40 độ C thì cây làm sao mà phát triển được, nó sẽ cứ còi cọc, thậm chí còn khó tồn tại được. Mặt khác, đường phố Hà Nội vào mùa mưa rất hay ngập úng, cộng với đất dinh dưỡng ít nên Vàng tâm trồng ở đó là không phù hợp. Tôi lấy ví dụ, cây Vàng tâm đã được trồng ở đường vào khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc từ năm 2009, nhưng mấy hôm trước tôi đến, cây vẫn rất còi cọc, mà ở đấy không khí còn thoáng hơn nhiều so với ở trung tâm Hà Nội”.
Tiến sĩ Hà khuyến cáo, nếu tiến hành trồng mới thay thế những cây bị hỏng trên những tuyến phố của Hà Nội, nên trồng những loại cây như Sao đen, Lát hoa, Sấu bởi những cây này có khả năng “chống chọi” tốt với khí hậu, cũng như thổ nhưỡng nghèo dinh dưỡng trên các đường phố.
Cây bị sâu mọt vẫn chữa trị được
Liên quan đến đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Hà cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc làm của TP Hà Nội và cho rằng đề án này đã được triển khai rất vội vàng.
Theo ông, trước khi quyết định “khai tử” 6.700 cây xanh, Hà Nội đáng lẽ nên bàn bạc với các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây và các đơn vị khác để có những quyết định đúng đắn, hợp lý hơn; tránh sự phản đối kịch liệt của dư luận như hiện nay.
“Tôi thường nói vui với các em sinh viên của tôi là ở Hà Nội các anh công nhân môi trường chặt cây giỏi, có khi giỏi nhất thế giới (cười). Họ chỉ trong thời gian rất ngắn là làm cho cái cây to vật vã đổ sập xuống. Đề án trên có nói cây sâu mọt sẽ bị chặt bỏ. Tôi thấy rất buồn, cây đã tồn tại hàng chục năm, thậm chí lên tới cả trăm năm nay, phải coi nó là di sản của Thủ đô chứ. Cây bị bệnh thì phải chữa, người ta có cả viện nghiên cứu chữa cây. Cây bị sâu mục, chữa trị được là bình thường, phải cứu lấy cây chứ, trường hợp nào nặng quá mới phải chặt bỏ. Chứ không phải hễ cứ sâu mục là chặt bỏ được!” - Tiến sĩ Hà nói.
Khi cắt cành cây phải bôi phủ 1 lớp nhựa composite để mưa và nấm mốc không xâm nhập được vào cây.

Khi cắt cành cây phải bôi phủ 1 lớp nhựa composite để mưa và nấm mốc không xâm nhập được vào cây.

Ông Hà cũng tỏ ra rất quan ngại về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa cành cây của công nhân cây xanh, bởi họ làm chưa thực sự đúng kỹ thuật. Cắt tỉa cành cũng cần được tính toán để cây còn phát triển được. Khi cắt tỉa cành xong cần bôi phủ 1 lớp nhựa composite tại vị trí vết cắt để tránh nước mưa, nấm mốc xâm nhập vào thân cây, làm cây bị mục ruỗng dẫn đến đổ khi gặp thời tiết xấu.
Nói về giá trị gỗ của những cây xà cừ có niên đại nhiều năm, Tiến sĩ Hà cho biết thêm: “Gỗ cây xà cừ có niên đại hàng chục năm như ở Hà Nội rất có giá trị, tôi không phải là dân thương mại nên không định được giá chính xác. Nhưng đối với những cây cổ thụ như vậy, ngoài giá trị về gỗ (giá trị trực tiếp) thì giá trị gián tiếp có thể lên đến 20-30% nữa, đó là những giá trì về cảnh quan, môi trường, di sản… Đối với cây xanh trồng ở trong rừng, giá trị gỗ chỉ là 30%, còn lại 70% là giá trị về môi trường”.
Cũng theo quan điểm của ông, nếu TP Hà Nội muốn thực hiện thay thế những cây “không đúng chủng loại đô thị” thì cần tính toán thêm; phải làm từ từ, trồng xen kẽ, đợi cây con lớn lên rồi mới đánh chuyển cây cần thay thế. Nếu ồ ạt thực hiện thay thế 6.700 cây như đề án trên, Hà Nội sẽ rất “tan hoang”.

Hàng loạt cây bị đốn hạ nằm ngổn ngang trên hè tuyến đường Nguyễn Chí Thanh
Hàng loạt cây bị đốn hạ nằm ngổn ngang trên hè tuyến đường Nguyễn Chí Thanh

Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tại "đại công trường" đốn hạ cây xanh trên "Con đường đẹp nhất Việt Nam" Nguyễn Chí Thanh hôm nay (19-3):
Công nhân phong tỏa vỉa hè khi đang tiến hành chặt hạ cây
Công nhân phong tỏa vỉa hè khi đang tiến hành chặt hạ cây
Gốc cây xà cừ to được trồng lâu năm đang được công nhân chặt hạ
Cây xà cừ to một người ôm không xuể đang bị đào tận gốc, trốc tận rễ
Công nhân đang tích cực làm việc
Cây xanh cao hàng chục m bị đốn hạ
"Con đường đẹp nhất Việt Nam" tan hoang sau khi chặt cây xanh
"Con đường đẹp nhất Việt Nam" tan hoang sau khi chặt cây xanh
Gốc và thân cây không có dấu hiệu mục ruỗng
Một cây lớn bị chặt hạ nhưng gốc và thân cây không hề có dấu hiệu mục ruỗng
Cây chặt hạ đang được cẩu lên trên xe
Cây chặt hạ đang được cẩu lên trên xe
Các gốc cây to sau khi bị đào đi đã để lại những hố đất chưa được trồng cây thay thế, đất, cát rất bừa bộn
Các gốc cây to sau khi bị đào đi đã để lại những hố đất chưa được trồng cây thay thế, đất, cát rất bừa bộn
Những cây đánh dấu sắp bị chặt hạ
Những cây xanh lớn đánh dấu sắp bị đốn hạ
Hàng cây xanh đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng mát trước khi bị chặt hạ
Hàng cây xanh rợp bóng mát, giúp đường Nguyễn Chí Thanh trở thành "Con đường đẹp nhất Việt Nam" trước khi bị chặt hạ.
Có nên coi việc chặt cây xanh ở Hà Nội là
Hàng loạt cây trên đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ.
Thay vào những hàng cây xanh xum xuê lá trước kia là hàng cây mới trồng cao chừng 6 - 7 m, trụi lá
Thay vào những hàng cây xanh xum xuê lá trước kia là hàng cây mới trồng  trụi lá
------------------------------------------------------------------------

24/3:

Chi phí đốn hạ, thay mới một cây xà cừ ở Hà Nội


GiachatcayXaCu
Không tính tiền vận chuyển, công đào một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng.


Theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.

Cụ thể, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc. Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
Tại cuộc họp cuối tháng 1 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc chặt hạ cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú để phục vụ thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại diện Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh khẳng định quy trình chặt hạ, đo đếm củi gỗ, đấu giá rất chặt chẽ và không có thất thoát.
Khi được hỏi về quy trình, giá một mét khối củi gỗ, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng quản lý Hạ tầng, môi trường và công trình ngầm (Sở Xây dựng) cho hay việc thu hồi củi gỗ cây bóng mát sau khi chặt hạ được liên ngành kiểm tra, sau đó trừ vào quyết toán. “Quy định của nhà nước là chặt chẽ, chắc chắn không có thất thoát”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Phó tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Xuân Hưng cho biết, về nguyên tắc cây xà cừ cao bao nhiêu, đường kính thế nào thì sẽ tương ứng bao nhiêu mét khối gỗ. Công ty có 3 bộ phận liên quan phối hợp đo đếm tại hiện trường về số lượng, dài rộng đường kính, đoạn nào sâu, không sâu… sau đó mới đưa ra thống nhất.
Ông Phó tổng giám đốc công ty cây xanh cho hay, củi gỗ thu hồi công ty không được tổ chức đấu thầu. Giá trị một mét khối gỗ tùy theo từng thời điểm trung tâm thẩm định giá Sở Tài chính đưa ra. “Sau một quý, thường là 3 tháng. Công ty báo cáo Sở Tài chính, Sở giới thiệu một công ty đấu thầu, công ty này đứng ra tổ chức thông báo các tổ chức, cá nhân muốn mua củi gỗ đến đấu thầu. Tiền đấu thầu thu được sau đó nộp vào ngân sách”, ông Hưng nói về quá trình bán củi gỗ sau khi bị chặt hạ.
Thống kê của Sở Xây dựng, cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài trong đó 25 loài có số lượng lớn như xà cừ (5.000 cây), muồng (5.500), bằng lăng (5.500), sấu (2.200)... Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, đã có 500 cây các loại bị chặt hạ.
- Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm… là những tuyến phố nằm trong danh mục có cây phải chặt hạ, cắt bỏ do không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và không đúng chủng loại. Theo khảo sát của VietNamNet, việc chặt hạ đã hoàn tất.


Tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc chưa đạt mật độ 50 cây/1km. Thế nhưng, Sở Xây dựng vẫn kiến nghị TP chặt hạ, thay thế 6.700 cây.
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
Cây muồng trên đường Lê Duẩn đang được chặt hạ vào sáng 18/3.
Trong những ngày giữa tháng 3, các đơn vị được giao nhiệm vụ chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn… theo khảo sát, đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành phần việc của mình.
Những cây bị chặt chặt hạ, gồm có cây muồng, xà cừ, dâu da, phượng, chẹo, bông gòn, si… lên đến con số 451 cây, thuộc 12 tuyến phố của 04 quận nội thành.
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
Nhiều tuyến phố nằm trong danh sách có cây bị chặt hạ, lực lượng làm nhiệm vụ đã "khai tử" xong những cây... thiếu may mắn.
Số cây trồng mới thay thế gồm các loại cây chẹo, bằng lăng, long não, giáng hương, sấu, lát hoa, vàng anh…
Các đơn vị thực hiện bao gồm 08 đơn vị xã hội hóa: Cty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Công viên Thống Nhất; Cơ điện công trình; Đầu tư và Phát triển nông nghiệp; Dịch vụ Nhà ở và khu đô thị; Cty Cổ phần Môi trường cây xanh đô thị VPT; Cty CP Bình Minh Thăng Long; Cty CP cây cảnh Nam Điền.
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
12 tuyến phố trực thuộc 4 quận nội thành có 451 cây xanh bị chặt hạ, và sẽ trồng mới thay thế 519 cây mới.
Theo khảo sát của PV VietNamNet ngày 18/3, trên một số tuyến đường như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm…, những cây nằm trong danh sách đã bị chặt hạ.
Phần lớn thân, cành của những cây bị chặt bỏ đã được chuyển đi nơi khác. Hiện trường còn lại là phần gốc chưa được bứng hết, hoặc đã được lấp đất tạm bợ, có khoanh đánh dấu.
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
Cây muỗng ở đầu phố Lê Duẩn (sát với Công viên Thống Nhất) bị chặt hạ khiến nhiều người đi đường tò mò.
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
cây xanh, Hà Nội, công cộng, Sở Xây dựng...
Hàng sao đen cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc trên phố Lò Đúc.
Tuyến phố Lò Đúc hiện tại chưa có dấu hiệu của việc đốn hạ những cây nằm trong danh mục chặt hạ. Con phố này nổi tiếng với hàng cây sao đen lên đến hàng trăm cây, được đánh số, có đường kính một người ôm, cao vài chục mét và thẳng tắp.
Với các tiêu chí cây cong, vênh, bị sâu, nghiêng hay do… không đúng chủng loại thì sẽ bị chặt hạ, nhiều người dân thắc mắc về việc, nhiều cây khỏe mạnh, gốc vững, không hề có biểu hiện sâu bệnh nhưng vẫn có tên trong danh sách. Cây trồng thay thế có nhiều cây vẫn cùng chủng loại, giống loài của cây bị chặt bỏ.
Cùng với việc phân công nhiệm vụ thi hành cho các đơn vị tham gia, Sở Xây dựng Hà Nội cũng chỉ đạo Ban Duy tu tôn tạo (trực thuộc Sở Xây dựng) có trách nhiệm giám sát, phối hợp với các đơn vị tham gia đề án cải tạo cây xanh trên địa bàn Thủ đô.
Kiên Trung

Sáng ngày 20/3, sau khi kiểm tra tình hình, lắng nghe ý kiến công luận, UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, và các đơn vị dừng việc thay thế, hạ chuyển cây xanh hiện nay. Mặc dù vậy, tại một số tuyến phố, nhiều cây xanh đã biến mất, thay vào đó là những hố đất lấp dở, đường phố trở nên trơ trọi, người dân đi qua không khỏi ngỡ ngàng, nhớ tiếc. 



Ghi nhận vào sáng 20/3, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từng được mệnh danh là "Con đường đẹp nhất Việt Nam" trở nên trống vắng và trơ trọi. Những gốc hoa sữa cổ thụ trên con đường này đã gắn liền với nhiều người dân, với nhiều thế hệ sinh viên các trường Học viện Hành Chính; ĐH Luật Hà Nội đã bị đốn hạ khiến người qua đường tiếc nuối, ngỡ ngàng.

Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, khoảng 400 cây xanh tại tuyến đường này bị chặt hạ để trồng thay thế bằng cây vàng tâm - một loài cây khá quý hiếm.




Người dân đi qua khu vực đường Nguyễn Trãi đều cảm thấy hụt hẫng và xa lạ với khung cảnh vắng bóng những hàng cây. Được biết, hàng cây cổ thụ ở tuyến đường này được chặt đi để tạo hành lang an toàn cho thi công, vận hành công trình đường sắt nội đô phục vụ đô thị. 

Ở đoạn ngã tư Phố Huế - Nguyễn Đình Chiểu, những hàng cây xanh xum xuê lá trước kia được thay vào đó là hàng cây mới trồng cao chừng 6 - 7 mét, trụi lá.




Phố Quang Trung vốn nổi tiếng với những hàng cây xanh rợp bóng mát...


... giờ cũng trơ trọi. 

Phố Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phô Ngô Thì Nhậm




Người dân sẽ lại chờ đợi khi những cây mới trồng kia lớn lên, lại cho bóng mát và lấp đầy những khoảng trống 2 bên đường.
----------------------------------------------
25/3:

Cây được thay mới lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh

Mới trồng chưa đầy một tuần, cây vàng tâm trên đường Nguyễn
Chí Thanh (Hà Nội) đoạn gần ngã tư Đê La Thành đã được nhổ lên
 thay bằng cây có hoa lá và tán rộng hơn.
Trong vòng hai tuần, hàng trăm cây xanh trên đường Nguyễn
 Chí Thanh (Ba Đình) bắt đầu được đốn hạ, di chuyển và thay
 bằng cây vàng tâm theo  đề án thay thế 6.700 cây xanh. 
Tuyến phố vốn được coi là con đường đẹp nhất Việt Nam nay 
thiếu vắng màu xanh.

Thay thế cho những cây hoa sữa là những cây vàng tâm cao 
chừng 20 m, được cắt tỉa cành lá. Việc thay vàng tậm khiến 
nhiều nhà chuyên môn tỏ ra không đồng tình vì "cây này ưa 
ẩm, thích hợp ở vùng núi cao". Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó
 viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học
 Lâm nghiệp) cho rằng: "Cây mới trồng thay thế cần phải 
có  màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, 
không có tán, không có lá".








Căn cứ vào đặc điểm của cây mới, chuyên gia thực vật Nguyễn Tiến
 Hiệp khẳng định: "Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ
 chứ không phải vàng tâm, dù cùng một nhóm". Loại gỗ này bình thường
dùng để làm giấy ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang, không thích hợp trồng
nơi đô thị vì lá rất thưa và khả năng sống không cao do điều kiện thổ
nhưỡng Hà Nội không phù hợp. Chưa đầy một tuần sau, đêm 22/3,
 một đơn vị đã cho nhổ bốn cây được gọi là vàng tâm trước cửa
khách sạn Bảo Sơn lên và thay thế bằng những cây mới.
Bốn cây mới trồng thấp hơn so với những cây cũ, có cành vươn dài 
khoảng gần 2 m, lá xanh sum suê. Thân cây có đường kính lớn hơn
 những cây vàng tâm trồng trước đó khoảng 5 cm.








Cây được thay lần hai có hoa màu trắng, to.


Thân cây có màu sẫm, mốc trắng.
Trong khi những cây được gọi là vàng tâm trồng trước đó cùng trên đường 
Nguyễn Chí Thanh có phần thân màu sáng, không đốm mốc.





























Ông Bình - một nhân viên bảo vệ cửa hàng trên đường Nguyễn Chí Thanh cho biết,
 việc thay cây lần hai được thực hiện trong đêm 22/3. Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng,
 Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, "cây thay thế lần hai ở đường
Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt,
 được nhà tài trợ trồng làm mẫu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn
 mua về".
Tuy nhiên, đại diện ngân hàng VPBanks (nhà tài trợ) cho rằng không tự lựa chọn
và trồng mẫu loại cây này. "Dù cam kết tài trợ để trồng cây nhưng đến nay đơn vị
chưa chi tiền vì chưa nhận được thông báo nào về chi phí cũng như các nội dung
khác về việc trồng cây trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh", vị này nói.

Theo kế hoạch của TP Hà Nội, 382 cây vàng tâm sẽ được trồng trên tuyến phố
Nguyễn Chí Thanh, một nửa trong số đó (dãy nhà số chẵn) là do một ngân
hàng  tài trợ, nửa còn lại là đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội.



Bá Đô




































































































































































































































Một chiếc xe bán "thớt chặt cây Hà Nội" trên đường Lê Trọng Tấn, Q. Bình Tân - TP.HCM.
27/3
Mấy ngầy gần dây, người dân thuộc địa phận TP.HCM thường xuyên thấy một số địa điểm bán thớt gỗ ghi quảng cáo: “Thớt gỗ chặt cây Hà Nội”. Nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, và khẳng định đây là “thịt” từ những hàng cây xanh ở Hà Nội đem vào các thương lái còn ghi thêm dòng chữ “thật” cạnh biển giới thiệu.
Đường Lê Trọng Tấn, Q. Bình Tân – TP.HCM là một trong những nơi bán nhiều mặt hàng “thớt gỗ Hà Nội” nhất. Vừa nhìn thấy khách ghé vào mua, một người bán thớt ở đây vội mời chào: “Cây Hà Nội đó. Thật 100%. Nếu có chuyện gì cứ mang ra đây trả lại cho tôi”.
Khi thấy các vị khách chưa hiểu chuyện gì người đàn ông này tiếp tục giải thích: “Không xem tivi, không đọc báo à? Mấy tấm thớt này là từ mấy cái cây bị chặt ở Hà Nội gửi vào đấy. Mua đi không xíu lại hết thì lại tiếc. Sáng giờ có nhiều người ghé mua rồi, ở đây tôi chỉ bán theo mùa vụ vài bữa hết thì sẽ không còn nữa”.
Được biết, vì là “thớt gỗ chặt cây Hà Nội” nên giá của chúng cũng khá cao, giao động từ 45.000đ- 150.000đ/ tấm.  Giải thích về sự chênh lệch giá, người đàn bán thớt cho rằng:
“Giá vận chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn nên khiến giá của thớt cũng tăng cao. Hơn nữa vì đây là lứa thớt từ cây xanh Hà Nội đang gây sóng gió thời gian gần đây nên giá cũng “hot” theo. Ở ngoài Hà Nội, nghe nói người dân cũng đang rầm rộ đi kiếm những tấm thớt này nhưng vẫn không có”.
Mua bao nhiêu cũng có
Cũng theo người bán thớt này cho biết, chỉ cần khách có nhu cầu thì “cần bao nhiêu tấm thớt gỗ bằng cây xà cừ chặt ngoài Hà Nội” cũng có. Dò la về “nguồn” cung cấp thớt, thì người đàn ông này từ chối giới thiệu:
Người bán thớt khẳng định chắc chắn mặt hàng của mình là chặt từ cây xanh Hà Nội trong thời gian vừa qua.
Người bán thớt khẳng định chắc chắn mặt hàng của mình là chặt từ cây xanh Hà Nội trong thời gian vừa qua.
“Phía người quen ở Hà Nội có nhờ tôi bán nên cũng chuyển vào cho tôi bán thử có đắt khách hay không. Nếu được thì sẽ chuyển vào nhiều và trực tiếp vào đây. Chuyện họ lấy từ đâu tôi không biết họ làm sao có được nhưng mà họ chuyển xe Bắc Nam vào cho tôi. Họ cũng khẳng định đây là gỗ cây Hà Nội.”
Quan sát chất liệu gỗ của từng tấm thớt, mọi người có thể dễ nhận ra đó là loại gỗ xà cừ, keo, dâu da. Không có tấm thớt nào từ cây sưa. Đa số những tấm thớt được lau bóng, còn để lại phần vỏ phía ngoài trong rất “tươi” và bắt mắt.
Theo tìm hiểu của Đất Việt, vì thấy lời quảng cáo độc đáo là “thớt gỗ cây Hà Nội” nên có nhiều người mua về vừa sử dụng, vừa để làm kỉ niệm cho những hàng cây xanh ở Hà Nội khi chưa có dịp ra thăm.
Hiện tại, cơ quan chức năng TP. Hà Nội chưa có câu trả lời cuối cùng về việc bất ngờ đốn hạ hàng nghìn cây xanh trên các tuyến phố. Đã có nhiều cuộc điều tra, tìm hiểu về các kho chứa gỗ của những hàng cây này, tuy nhiên cho đến nay hàng nghìn mét khối gỗ bị chặt được đưa đi đâu, làm gì vẫn chưa có lời giải đáp chuẩn xác.

Ngọc Đại
--------------------------------------------------------

1/4/2015
Theo người đứng đầu Thành ủy, các đơn vị thay thế cây xanh đã xử lý vấn đề đơn thuần kinh tế kỹ thuật là lấy cây thay cây mà không thấy hết tính nhạy cảm, đa chiều, góc cạnh của cuộc sống gây nên bức xúc trong dư luận.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban định kỳ của thành phố Hà Nội sáng 31/3, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng lãnh đạo thành phố cần tự phê bình, tự kiểm điểm và khẩn trương khắc phục những việc làm nóng vội gây ảnh hưởng xấu đến uy tín thủ đô. "Điều đó thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc của chúng ta", Bí thư Hà Nội nói.
Tuy nhiên, ông Phạm Quang Nghị cũng cho rằng cần thận trọng, khách quan bởi việc thay thế cây xanh đã nóng vội, nếu xử lý cũng vội lại thành 2 cái sai.
Theo Bí thư Hà Nội, thay thế cây xanh xuất phát từ chủ trương đúng là việc làm thường xuyên, nhưng lần này lại không được sự đồng thuận bởi các đơn vị thực hiện không nhận thức được sự nhạy cảm rằng cây xanh còn là tình cảm, tâm tư của người dân. Bên cạnh đó, việc thông tin rộng rãi, lấy ý kiến các ngành các giới chưa được làm đầy đủ; chưa giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu để đồng thuận. "Ví dụ làm sao phải chặt cây vào ban đêm? Vì đỡ gây nguy hiểm cho người đi đường, không gây ùn tắc giao thông. Nếu không giải thích rõ, có ý kiến lại cho rằng chặt đêm vì có khuất tất", ông Nghị nêu.
Từ chuyện thay thế cây xanh, ông Nghị cho rằng cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc về tổ chức các vấn đề nhạy cảm, bài học về lắng nghe ý kiến nhân dân. "Đây là bài học chúng ta rất thuộc, nhưng khi áp dụng vào thực tế chưa được. Cái cây chưa trồng là của dự án, cây đã trồng là của xã hội, của đường phố, của thủ đô", lãnh đạo Thành ủy nói.
Trước ý kiến dư luận, thành phố đã cho tạm dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh để rà soát hoàn thiện, tiến hành thanh tra và sẽ công khai kết quả. "Thành phố sẽ xử lý đúng mức, khách quan trong phạm vi thẩm quyền của mình, không làm oan sai và cũng không quanh co né tránh", ông Nghị khẳng định.
Ảnh 2: Việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh đã vấn phải phản ứng dữ dội của dư luận. Ảnh: Quý Đoàn.
 Việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận. Ảnh: Quý Đoàn.
Đề án thay thế 6.700 cây xanh trên các tuyến phố nội đô thành phố Hà Nội dự kiến thực hiện trong 3 năm (2015-2017), kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Năm 2015, thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo nên có chủ trương kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô bởi sự chặt hạ diễn ra hàng loạt, với cả những cây to vẫn đang sinh trưởng tốt. Ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, các đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố, yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm những cá nhân liên quan trực tiếp đến đề án.
Sở Xây dựng Hà Nội đã tạm đình chỉ công tác của 3 cá nhân liên quan, gồm các ông Trần Trọng Hiếu, Trịnh Văn Lý, Trưởng, Phó phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm và ông Lê Trung Ngọc, cán bộ của phòng.



2 nhận xét:

  1. Chặt cây như vậy là có văn hoá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, rất là có văn hóa ạ!
      "6700 cây làm mất mỹ quan đô thị"- 500 cây tội nghiệp đã tử hình xong trong cuộc đấu tố thì có lệnh dừng lại. Sao nghe quen quen...

      Xóa