Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Cao Bằng

Trần Mạnh Hảo
cao-bang-truc-lam-ban-gioc-2Núi đuổi trời cao, núi hụt hơi

Vực thẳm chênh vênh hút mặt trời

Mõ trâu bản nhỏ lùa sương khói

Cao Bằng trấn giữ một vùng xuôi

.

Núi vặn mình ra dòng thác réo

Lối lên Hà Quảng mút chân đèo

Áo chàm một giải Nguyên Bình ấy

Khuổi Nậm người đi suối vẫn reo



Đâu là tiếng sáo đâu lời suối

Bóng em tỏa mát một triền nương

Tôi nhớ Cao Bằng em ít nói

Mới đó mà nay lại chiến trường

.

Giặc lại ào sang từ phía đó

Lại Tôn Sĩ Nghị lại Liễu Thăng

Chúng như trận lốc mù đen gió

Phút giây định cuốn cả Cao Bằng

.

Một giải biên cương bùng khói lửa

Giặc xưa tràn đến bản thành tro

A lũ giặc này không thuộc sử

Vác xác sang đây đắp mấy gò?

.

Núi ở Cao Bằng mà đổ xuống

Giặc kia dữ mấy cũng tan thây

Vực ở Cao Bằng thăm thẳm lắm

Dù triệu quân kia lấp chẳng đầy

.

Nơi suối Lê Nin hang Pắc Bó

Giặc sao dám động đến lòng ta

Đá ở Cao Bằng đang tóe lửa

Núi vẹt trời xanh mũi mác lòa

.

Người ở Cao Bằng đều xạ thủ

Nghìn đời quen mặt bọn xâm lăng

Núi buông một tiếng dài như hú

Xác thù ứ nghẹn nước sông Bằng

.

Ngày mai có về thăm Khuổi Nậm

Tiếng khèn vén núi áo chàm giăng

Hãy nhớ những người đang xuất trận

Không cho giặc thoát khỏi Cao Bằng.


3/3/1979.




----------------------------------------------


Rạng sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc bắn hàng vạn loạt pháo trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng 60 vạn quân (Ảnh tư liệu: Huanqiu)
Rạng sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc "bắn hàng vạn loạt pháo" trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng 60 vạn quân (Ảnh tư liệu: Huanqiu)


Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. 

Xe tăng của Trung Quốc xâm lược tiến vào địa phận Lạng Sơn của Việt Nam trong Chiến tranh biên giới 1979, một trong vô số hình ảnh vạch trần cái gọi là Chiến tranh tự vệ chống Việt Nam mà Bắc Kinh rêu rao. (Ảnh tư liệu: Sina)
Xe tăng của Trung Quốc xâm lược tiến vào địa phận Lạng Sơn 


Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979: Khốc liệt Lạng Sơn - Cao Bằng - 4
Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng
 sáng 17-2-1979


Truyền thông Trung Cộng dọa cho Việt Nam ôn lại bài học năm 1979
Cầu Khánh Khê- Lạng Sơn 3/3/79. Quân Trung Quốc vượt sông Kỳ Cùng

 Quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 nhận được lệnh giết hết người Việt Nam (Ảnh tư liệu: Huanqiu)
Quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 nhận được lệnh “giết hết người Việt Nam”
 (Ảnh tư liệu: Huanqiu)

Bia về vụ thảm sát 9/3/1979 tại Tổng Chúp, Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng 

Picture
Riêng Hà Giang, 2/1979 đã có 3240 người chết dưới bàn tay bọn xâm lược phương Bắc
Lính Trung Quốc xâm lược phá hoại cơ sở hạ tầng các tỉnh biên giới của Việt Nam
Lính Trung Quốc phá hoại cơ sở hạ tầng các tỉnh biên giới của Việt Nam


cuoc chien bao ve bien gioi: tx.cao bang chi con lai mot ngoi nha hinh anh 3
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá
tháng 2.1979.




Quân dân địa phương phối hợp chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979
Quân dân địa phương phối hợp chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979



Tù binh Trung Quốc tại Cao Bằng. Ảnh tư liệu.
Tù binh Trung Quốc tại Cao Bằng. Ảnh tư liệu.

Cuoc chien tranh 1979: Lenh Tong dong vien, xac dinh ro ban-thu
Lễ công bố Lệnh Tổng động viên ở Hà Nội ngày 5-3-1979
Khí thế trước giờ ra trận - Ảnh: Thomas Billhardt.
Trước giờ ra trận - Ảnh: Thomas Billhardt.
 Tiểu đoàn đặc công số 45  bí mật tổ chức tập kích địch tại khu vực đường số 4.
Từ 15/3 đến 17/3, tiểu đoàn bám trụ huy động lực lượng truy kích đối phương
trên đường rút chạy.
Picture
Nghĩa trang Vị Xuyên, nơi có 1.700 liệt sĩ yên nghỉ. Còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa
tìm được hài cốt trên chiến trường Vị Xuyên.
cao-bang-truc-lam-ban-gioc-2
Thác Bản Giốc- thuộc địa phận  xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét