Trang

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Sự đãng trí của các nhà toán học

HG: "...giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.". Ôi số phận...!

Toán học thật lý thú, ẩn chứa trong nó biết bao bí ẩn, những con người làm nên toán học cũng không kém phần diệu kì.

1. Newton (Niu-tơn)
Có người hỏi Niu-tơn:
- Thưa ông, muốn hình thành một phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm không?
- Không! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu.
***
Một hôm trước khi ra phố, Niu-tơn treo cái biển nhỏ trước nhà có ghi dòng chữ: “Bạn nào đến thăm tôi, xin hãy đợi, 5 giờ chiều tôi sẽ về”. Lúc 4 giờ, Niu-tơn trở về. Đọc xong dòng chữ trên, ông bỏ đi và tự nhủ: “Ta phải đi một lát nữa, chủ nhà bảo đến 5 giờ ông ta mới về kia mà! Lúc đó, ta sẽ trở lại.”.

2. Euclide (Ơclít)
Có lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít:
– Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi. Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ ra làm đôi, em chọn phần nào? 
Ơclít trả lời:
– Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ!
Thầy ngạc nhiên hỏi lại:
– Thế em không biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao?
Ơclí đáp:
– Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!


Archimède (Ác-si-met)
Huyen thoai bac hoc AcsimetÁc-si-met  là công dân của Syracuse, một thành phố trên hòn đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Sicile. Ông sinh khoảng năm 287, mất năm 212 trước CN, sống gần 75 tuổi .Vua của thành Syracuse cho làm một chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. 
Khi vương miện được làm xong, nhà vua nghi ngờ rằng nó có thể pha lẫn bạc và đã hỏi Ác-si-met làm thế nào để biết được báu vật có đúng là vàng nguyên chất không? 
Ác-si-met đã suy nghĩ rất lâu nhưng chưa tìm được ra câu trả lời, mà ngày trả lời vua sắp đến. Một hôm, lúc đang tắm ở một nhà tắm công cộng, nhà bác học bỗng nhận thấy rằng mực nước dâng cao lên khi ông nhảy vào nước. 
Người ta kể lại rằng, lúc đấy bất thình lình ông phát hiện ra phương pháp giải quyết bài toán về chiếc vương miện (*), quá phấn khởi ông vội vàng nhảy ra khỏi bể tắm và vừa chạy trần truồng vừa hét tướng lên: “Eureka!" (Ơreka!- Tôi đã tìm ra rồi). 

Dupon ( Đuy-pông )
Có lần, Đuy-pông viết thư cho bạn: “Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh. Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé!”.
Đang lúc dán phong bì, ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng. Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm: “Tôi đã tìm thấy cái gậy ở nhà tôi rồi. Anh đừng bận tâm nữa nhé!
Sau đó, Đuy-pông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi.

Poincaré ( Poanh-ca-rê)
Tại một hội nghị khoa học, Anh-xtanh gặp  Poanh-ca-rê và nói: “Ngày xưa tôi muốn theo đường làm Toán nhưng rồi phải bỏ. Vì giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.” 
 Poanh-ca-rê trả lời: “Còn tôi thì ngày xưa muốn theo Vật lý nhưng sau phải bỏ. Vì trong những điều cho là quan trọng, tôi không biết điều nào đúng”.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTiTCRJivgbjHHqWNW5mYLGs3TKX_LtpvMZQLdmPTXttBpNQzhKQP0H_FmcKeHj1Wc0j8ifwPPuV-ZzJNtM5nv8LpYpOyvrmdoRzDOqAf5Ml7EwEcEpxTrgEpm0FrtreDzrvH6bptVYj4Q/s400/Funny+way+to+teach+Mathematics.jpg



-----------------------------------------------
(*) Thời điểm đó, ông (Ác-si-met) đã phát hiện ra rằng, mực nước dâng lên là do bị thể tích phần cơ thể ông chìm trong nước chiếm chỗ.  Như vậy nghĩa là để chìm một vật thể vào bình đầy nước, thể tích nước tràn ra sẽ bằng thể tích vật thể. Từ đó, ông nghĩ ra: Dùng cách đo thể tích bằng nước để xác định thể tích một lượng vàng nguyên chất có cùng trọng lượng với chiếc vương miện. Nếu thể tích của chỗ vàng và của chiếc vương miện không bằng nhau thì kết luận  vương miện có bị pha trộn nguyên liệu. (Sau này ông đã tiếp tục nghiên cứu sự chìm, nổi của vật thể trong nước thành một Nguyên lý mà sau này được mang tên ông: Nguyên lý về sức đẩy Ác-si-mét)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét