Nhạc sỹ Hoàng Dương chia sẻ về bài hát
"Hướng về Hà Nội"
Người nhạc sỹ tài hoa ấy năm nay đã gần tám mươi tuổi. Ngồi nói chuyện với ông, ôn lại những tháng ngày xưa cũ, NS Hoàng Dương[*] bảo khi nói về Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật ấy, trong lòng ông vẫn vẹn nguyên những khôn nguôi kỷ niệm…
Trái tim mãi Hướng về Hà Nội
“Đó là những năm 1953- 1954, tôi đang hoạt động các mạng tại Đội tuyên truyền văn nghệ Thành nội bộ Hà Nội nên luôn phải trốn trách sự truy lùng của quân địch. Một lần khi đang tá túc tại nhà người dân nơi ngoại thành Hà Nội, tiếng pháo tiếng súng phía bên kia thành phố vẫn dội một bên tai, kháng chiến chưa biết ngày nào toàn thắng, nhớ lại bóng hình người con gái Hà Nội mình thầm yêu chẳng biết có bao giờ còn dịp gặp lại…
“Đó là những năm 1953- 1954, tôi đang hoạt động các mạng tại Đội tuyên truyền văn nghệ Thành nội bộ Hà Nội nên luôn phải trốn trách sự truy lùng của quân địch. Một lần khi đang tá túc tại nhà người dân nơi ngoại thành Hà Nội, tiếng pháo tiếng súng phía bên kia thành phố vẫn dội một bên tai, kháng chiến chưa biết ngày nào toàn thắng, nhớ lại bóng hình người con gái Hà Nội mình thầm yêu chẳng biết có bao giờ còn dịp gặp lại…
Tất cả những điều đó đã thôi thúc tôi ngồi vào bàn viết. “Ánh đèn giăng mắc muôn nơi”, “mái trường phượng vĩ dâng hoa”, “thanh bình tiếng guốc reo vui”, “phố phường dãi ánh trăng mơ”… đều là những hình ảnh quen thuộc, khảm sâu suốt một thời tuổi trẻ nên tôi viết rất nhanh, cảm xúc cứ thế tự nhiên đến.”
Năm 1954, “Hướng về Hà Nội” được công bố qua tiếng hát Kim Tước để rồi sau đó được phổ biến rộng rãi. Nó là lời nhắn gửi của một thế hệ, một tầng lớp thanh niên tri thức thủ đô “gác bút nghiên” lên đường vì nghĩa lớn. Chính vì vậy bài hát mang một vẻ đẹp sang trọng và buồn, đậm chất của những con người thành phố và có thể nói, đây cũng là một bài hát mang đậm… “nỗi buồn tiểu tư sản”- những nỗi lòng mà chúng ta từng gặp trong lớp “người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” của Nguyễn Đình Thi hay “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” của Quang Dũng (cả hai ông đều là những bậc văn nhân kỳ tài của đất thủ đô)
“Tôi nhớ có lần Quang Dũng đến chơi nhà tài tử Ngọc Bảo, được nghe ông hát bài hát của tôi, Quang Dũng đã nhờ Ngọc Bảo nhắn với tôi rằng ông rất muốn tôi đến chơi nhà của thi sĩ. Mấy ngày sau tôi tìm đến, Quang Dũng đã ôm lấy và bảo: “Cảm ơn Dương, mặc dù mới được gặp cậu lần đầu nhưng tâm hồn của chúng ta đã rất giống nhau. Tớ cảm nhận được rất nhiều sự đồng điệu trong đó”.
Nhưng cũng giống như nhiều tác phẩm bị “quy” vào cái “tội”: “mang tính chất tiểu tư sản”, một thời gian dài “Hướng về Hà Nội” không có cơ hội được phát công khai. Không được phổ biến rộng rãi nhưng những lời thơ ấy vẫn âm thầm chảy trong ký ức, trong trái tim của biết bao thế hệ con người Hà Nội. Dù đi xa hay ở ngay tại lòng thành phố, mỗi khi lời hát được cất lên, trong nền nhạc violoncenl trầm đục, mỗi người con của thành phố đều cảm thấy rưng rưng biết bao kỷ niệm.
Nhà thơ Ý Nhi, dù chưa một lần gặp nhạc sỹ Hoàng Dương, năm 1994, vô tình được nghe tác phẩm này đã không khỏi những xúc cảm: “Hà Nội của nhạc sỹ Hoàng Dương là một người tình. Các tiếng thì thầm “Hà Nội ơi” cứ lặp lại trong bài hát là tiếng gọi người yêu, nó khiến mỗi tấm lòng yêu nhói đau…”
Nhắc chuyện này lại với tôi, nhạc sỹ cười kể thêm, phải hơn bốn mươi năm sau, đến những năm cuối của thế kỷ 20, bài hát mới được “minh oan” và đón nhận được nhiều sự chia sẻ của khán giả. Có nhà phê bình âm nhạc đã không tiếc lời khi nói: “Hướng về Hà Nội” là sự chưng cất của nét tài.
Yêu Hà Nội bằng cách của riêng mình
Mỗi người con của Hà Nội đều có cách yêu mảnh đất của mình khác nhau và ông cũng vậy. Tình yêu Hà Nội trong Hoàng Dương là nỗi nhớ nhung về những tháng ngày quá vãng, là thuở gác bút nghiên lên đường cảm tử cho tổ quốc quyết sinh. Là một Hà Nội nhỏ nhắn và dịu dàng (lời của ông) nơi ông chôn chặt mối tình thời trai trẻ với một cô gái Hà Nội, người mà ông đã không có duyên nợ nhưng qua đó đã cho ông có được một bài hát mà như ông thừa nhận: “Cũng là tiếng lòng dành cho mảnh đất quê hương”.
Tính từ thời điểm bài hát ra đời, đến nay đã hơn năm mươi năm. Một khoảng lặng dài với biết bao biến thiên dâu bể, Hà Nội bây giờ đã to đẹp hơn, vị thế của thủ đô đã được nâng lên tầm quốc tế, nhưng vẫn còn đó biết bao bộn bề cộng việc đòi hỏi sự chung sức chung lòng của muôn triệu người dân để xây dựng vun đắp.
“Thật khó để biết khi nào mình có thể trả đủ những ân tình cho mảnh đất quê hương. Còn sức khỏe tôi còn viết về mảnh đất này. Cụ thể bây giờ tôi đang chủ biên tập sách “Ca khúc Hà Nội thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21” dày gần sáu trăm trang, như một món quà nhỏ gửi tặng mảnh đất mình yêu quý. Hầu hết các khâu tôi đã làm xong, chỉ chờ thủ tục để phát hành. Đó cũng là một cách yêu Hà Nội của riêng tôi.”
Nhưng giản dị hơn ông bảo, giữa biết bao công việc đang giang dở nhưng hàng tuần, ông đều cùng một vài người bạn đồng niên khác đạp xe trên các con phố cũ của Hà Nội, tự lắng nghe tiếng thở của thành phố hòa nhịp với trái tim mình để tìm về những kỷ niệm xa xưa. Hoặc như hôm nay chẳng hạn, trước khi ngồi nói chuyện với tôi, ông bà đã cùng nhau đi chợ để chuẩn bị thức ăn cho bữa cơm chiều nhưng quan trọng hơn, được bước đi trong tiếng ồn ào náo nhiệt của chợ búa, giữa khói bụi và tiếng ì xèo của chốn đông người, lắng nghe những thanh âm gần gụi ấy, ông cảm thấy Hà Nội không xa, nó vẫn hiện hữu hàng ngày đây thôi, ngay trước mắt và trong chính trái tim mình.
HG: Mình vừa chứng kiến rồi: nhiều người vẫn còn sợ "dính vào" bài hát này. Họ bị ám ảnh đến thế, dù họ cũng chẳng từng là nạn nhân. Đến lạ!
Nhưng giản dị hơn ông bảo, giữa biết bao công việc đang giang dở nhưng hàng tuần, ông đều cùng một vài người bạn đồng niên khác đạp xe trên các con phố cũ của Hà Nội, tự lắng nghe tiếng thở của thành phố hòa nhịp với trái tim mình để tìm về những kỷ niệm xa xưa. Hoặc như hôm nay chẳng hạn, trước khi ngồi nói chuyện với tôi, ông bà đã cùng nhau đi chợ để chuẩn bị thức ăn cho bữa cơm chiều nhưng quan trọng hơn, được bước đi trong tiếng ồn ào náo nhiệt của chợ búa, giữa khói bụi và tiếng ì xèo của chốn đông người, lắng nghe những thanh âm gần gụi ấy, ông cảm thấy Hà Nội không xa, nó vẫn hiện hữu hàng ngày đây thôi, ngay trước mắt và trong chính trái tim mình.
HG: Mình vừa chứng kiến rồi: nhiều người vẫn còn sợ "dính vào" bài hát này. Họ bị ám ảnh đến thế, dù họ cũng chẳng từng là nạn nhân. Đến lạ!
-------------------------------------------------------
[*] Tên khai sinh của ông là Ngô Hoàng Dương, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1933, quê ở Từ Liêm, Hà Nội; công tác tại Nhạc Viện Hà Nội, cư trú tại Hà Nội, là Phó Giáo sư. Đã được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Hoàng Dương là một nhà sư phạm, đồng thời ông là nghệ sĩ biểu diễn và người sáng tác âm nhạc có tên tuổi.
Ông là người có công đầu trong việc xây dựng bộ môn Đàn Violoncelle hơn 40 năm, kể từ ngày đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn violoncelle. Ông đã viết nhiều tác phẩm cho đàn violoncelle hơm 4 năm, kể từ ngày đầu của Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần đào tạo nhiềuu thế hệ nghệ sĩ đàn violoncelle.
Ông đã viết nhiều tác phẩm cho đàn violoncelle, piano, accordéon, clarinette, hautbois,… được biểu diễn và dùng trong giáo trình các khoa của Nhạc viện, như Bài ca không lời (piano), Vũ khúc mùa xuân, Tây Nguyên tươi đẹp (accordeon), sonatine Bài thơ Hạ Long, hát ru, Giai điệu quê hương, Mơ về trái núi Thiên Thai (cello và piano), tổ khúc Tiếng hát sông hương (cello và dàn nhạc). Nhiều tác phẩm của ông đã được sử dụng trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam, biểu diễn trên làn sóng trong và ngoài nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét