Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Tại sao nói 'Một, Chạp, Giêng, Hai'?

 (Sưu tầm)

Để ý sẽ thấy những người Việt Nam lớn tuổi không bao giờ nói “tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2…” mà họ chỉ nói “[tháng] Một, Chạp, Giêng, Hai”.

Ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu nói theo cách đó:

- Bà khen con bà tốt,

Đến tháng Một Chạp bà biết con bà.

-Dưa gang Một Chạp thì trồng,

Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo.

-Một Chạp là tiết mùa Đông,

Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay.

-Bao giờ cho đến Giêng Hai,

Cho làng vào đám cho ai xem chèo?

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Không phải tơ trời, không phải sương mai

 Đỗ Trung Quân

Mong manh nhất không phải là tơ trời
Không phải nụ hồng
Không phải sương mai
Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức
Anh đã biết một điều mong manh nhất
Là tình yêu
Là tình yêu đấy em!

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

MỘT KIẾP NHÂN SINH

                                                                                                      Vũ Thư Hiên

HG: Blog HG trân trọng kính chúc nhà văn Vũ Thư Hiên mạnh khoẻ, trường thọ sau tuổi 90, để bác có thêm thật nhiều ngày tháng hạnh phúc bên đại gia đình; để cháu cùng những  độc giả yêu văn chương và thích tìm hiểu lịch sử lại tiếp tục được đọc thêm những áng văn tuyệt đẹp, những câu chuyện- cũ mà chưa xưa- chân thực từ bác. 

Cháu kính trọng và khâm phục bác vô cùng, vì dù bị đoạ đày đến đâu, sống trong hoàn cảnh nào, giao thiệp với ai,..., bác vẫn luôn là một nhà văn đặc biệt thông tuệ, có chủ kiến, và nhất là luôn có  cho mình trạng thái trung dung, khảng khái mà thật nhân hậu. Những phẩm chất đó đã toả sáng một cách tự nhiên như nó vốn có. Bác cho cháu rất nhiều niềm tin vào lẽ sống.

Và nhờ bác, cháu thêm tin tưởng rằng: có những giá trị là bất biến, không thể bóp méo theo chính trị, thời cuộc.              

                                                     

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Niềm vui lớn: Đối tác chiến lược toàn diện

 Lưu Trọng Văn.

HG: " (...)

Kính gửi cư dân (...)

Để thực hiện công tác đảm bảo an ninh khi đoàn Tổng thống Mỹ sang thăm Viêt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân dân, công an phường đề nghị tất cả các hộ gia đình của (...) có ban công, cửa sổ hướng ra tuyến đường (...) trong ngày 10/9/2023, thời gian từ 12h trưa nghiêm túc thực hiện việc đóng toàn bộ các cửa sổ, cửa ban công, kéo rèm che cửa (nếu có) và tuyệt đối không đứng ngoài ban công khi có đoàn đi qua. 

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

TÔI ĐI HỌC

 HG: Áng văn tuyệt đẹp: Trong sáng, giản dị, mẫu mực mà thơ mộng và đầy xúc cảm. Ở góc độ của mình, chưa thấy có bài văn khai trường nào thay thế được.



Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

Trường hợp “Bác Hồ”

HG: Mình đi tìm thử xem ai là người đầu tiên gọi cụ Hồ là "cha già dân tộc", vì nhớ đọc đâu đó từng khẳng định rằng người này chính là... Trần Dân Tiên-  tác giả  cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Tác giả đó thì từ lâu mình đã biết là ai rồi, không có lẽ? Mà thực sự mình cũng chả muốn tìm đọc lại cả cuốn sách trên để kiểm chứng, nên nhân hôm nay mình định xem lại có chỗ nào khẳng định như thế một cách thuyết phục không. Tìm chưa mấy nỗi thì thấy có bài viết này. Bài chưa có câu trả lời cho câu hỏi của mình nhưng mình thích những phân tích của PTH. Ok, mình cũng thích công bằng trong nhìn người, và nhìn nhận lịch sử.

 Phạm Thị Hoài

Sau đề nghị của tôi về xưng hô, nhiều độc giả lưu ý rằng cha đẻ của cách xưng hô gia đình hóa trong xã hội Việt Nam thời đại xã hội chủ nghĩa là vị “cha già dân tộc”, người tự xưng là “Bác Hồ”. Theo tôi trường hợp “Bác Hồ” không hẳn như vậy.

Khác với những nhà lãnh đạo từ Lê Duẩn trở đi sau này, Hồ Chí Minh thuộc thế hệ các nhà cách mạng xuất thân kẻ sĩ – trí thức trong giai đoạn chuyển tiếp từ Nho học sang Tây học. Xung quanh ông là những người mà tố chất kẻ sĩ – trí thức ấy không chỉ biểu lộ qua sáng tác văn chương, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan… đến Xuân Thủy, Cù Huy Cận, Tố Hữu, Đặng Thai Mai… Trước khi ngôn ngữ chính trị Việt Nam trở thành một hỗn hợp của sáo mòn, đơn điệu, vô nghĩa và lố bịch như chuẩn mực ngày nay, nó đã từng kết hợp được cả học vấn truyền thống lẫn ngọn lửa nóng rực của cách mạng ở những năm tháng đầu.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Thơ Văn Cao

 HG: Mình cũng đã đắn đo về tên bài, sợ viết thế như là nói trống không, như có gì thất thố... 

Nhưng đây là một chùm những bài thơ mang tên Ông. HG chọn đăng và lưu giữ với tấm lòng tôn kính, trân trọng đối với một tên tuổi lớn, một nhạc sĩ- hoạ sĩ- nhà thơ vô cùng tài hoa, và...


Văn Cao (15/11/1923 – 10/7/1995)

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Kịch: Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt

Tác giả: Lưu Quang Vũ

Biểu diễn: Nhà hát Kịch Việt Nam 2014

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

BUỒN CHO LỜI CUỐI QUÁ BUỒN ...

HG: Đau lòng...  

Có những sự thật khó mà chỉ viết trên cát... 

Thậm chí mình không đủ sức để đưa lên một bức ảnh lịch sử để minh hoạ.

Hãy tìm đọc thêm để tự chủ được suy nghĩ của bản thân trong cùng vấn đề, đây là một bài viết của một tác giả.

 BÙI ANH TRINH

Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân hay không?

Năm 1981 ông Hoàng Phủ Ngọc Tường  trả lời phỏng vấn trong phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” rằng ông có mặt tại Huế trong dịp Tết  Mậu Thân.  Ông kể rõ từng chi tiết tàn sát đẫm máu của Mỹ ngụy đối với nhân dân Huế đã xảy ra trước mắt ông.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

"Không đề" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

 HG: Hôm nay, Bà đã về trời. HG kính cẩn thắp nén tâm nhang, mong bà được bằng an nơi Thiên đường.

Lâm Thị Mỹ Dạ có nhiều bài thơ với nhiều đề tài  khác nhau được đông đảo độc giả mến mộ. Riêng HG rất yêu mến những bài thơ tình ngắn Không Đề của bà. Xin trân trọng tiễn biệt Bà với chùm ba bài thơ.

Nhà Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (1949- 2023)

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Giá không có ruồi

                                                   Truyện ngắn

Azit Nexin


Lúc lên mười tuổi, nó bảo:

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

"Giá chúng ta giữ Tây Nguyên như một Bhutan"

 Nhà văn Nguyên Ngọc

Nhà văn Nguyên Ngọc


Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2023

Lạc

                                                                                        Tản văn

Nguyễn Ngọc Tư

“Đâu phải đất của mụ nội họ, mà chạy qua bày đặt thăm dò”, bà già nói thêm, rồi quạu quọ cắp giỏ đi chợ.
---
Bạn đùa, có khi cái cô quậy tưng bừng ở sân bay được China trả lương. Thời điểm cô náo loạn sân bay và cương quyết trình bày bản năng gốc, điên cuồng hơn thua với cuộc đời, tàu Hải Dương 8 của China quay trở lại bãi Tư Chính. Nhưng dư luận đã kịp bỏ rơi hiểm hoạ xâm lăng, tưng bừng chạy sang phía người đàn bà hành xử không phải lẽ. “Mấy rày tụi mình bỏ lớn lấy nhỏ, hao tổn tâm tư vì cổ quá”, bạn nói, có chút bẽ bàng.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

Cây đàn long môn

HG: Không chỉ là một câu chuyện xưa. Ý tại ngôn ngoại. Mình rất thích phong cách viết truyện của nhà văn Lê Đạt. Dù bị khó dễ thế nào, ông vẫn luôn có cách nói chuyện với thời đại mình sống.                                                           

Truyện ngắn

Lê Đạt

                                 Nhựa nhạc phồng con nốt khuông xuân... 

Không ai rõ Bá Nha và Tử Kỳ tri kỷ từ hồi nào. Chỉ biết rằng chưa từng có ai được nghe tiếng đàn tuyệt kỹ của Bá Nha mà lại không có Tử Kỳ ngồi bên.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Trăng nơi đáy giếng

Truyện ngắn                                       

 Trần Thuỳ Mai


Ở Huế quê tôi, phía đầu nguồn sông Hương có Điện Hòn Chén, một ngôi điện bé nhỏ nằm cheo leo trên mỏm đá cao, trước một vực sông sâu thẳm.
Hàng năm vào tháng ba và tháng tám, cả ngàn người tụ về, ca hát, nhảy múa, cầu khấn trên hàng trăm con thuyền neo dưới chân ngôi điện. Trong mấy ngày đêm lễ hội, họ như sống trong một thế giới khác, nơi họ có thể gặp và giao tiếp với các vị thần linh. Nơi họ tin là họ được yêu thương, được che chở và không bao giờ bị phản bội. Có thể nói, đó là một thế giới của huyễn mộng. Nhưng cái khát khao được đắm mình trong huyễn mộng lại là một nhu cầu có thật. Nhu cầu ấy xuất phát từ sự bất toàn, chắp vá của thế giới này. Hàng nghìn năm qua, ở rất nhiều nơi, con người vẫn đi tìm những vầng trăng nơi đáy giếng, dưới hình thức này hay hình thức khác.
Câu chuyện này tôi viết từ lần gặp gỡ với một người đàn bà hiền hậu có đôi mắt rất buồn, trên con thuyền đi dự hội Rằm tháng tám …

Nhà văn TRẦN THÙY MAI.

-----------------------------------------------------------------------------------

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Hồi ức quý giá

HG: "Cảo thơm lần giở trước đèn", xin cảm ơn chị gái N.T. H. A. vì đã đánh máy cẩn thận từng trang viết của mẹ chúng ta. Tựa đề "Hồi ức quý giá" và tên ba mục I, IV, V là do HG thêm vào để chia bài đăng, còn tuyệt đối văn bản từ câu chữ tới từng dấu ngắt, lên xuống, lùi dòng, ... là của Mẹ. Khi còn minh mẫn, chậm rãi viết từng dòng này trong căn phòng nhỏ yên tĩnh, mẹ của con đã không biết là nó sẽ trở nên giá trị như thế nào đối với chúng con.

HỒI ỨC QUÝ GIÁ

Trần Thị Anh Thư

(1938- 2021)


Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN NGUYÊN TRẠNG VÀ LUẬT THÍCH THÌ CHIỀU.

HG: Muốn hiểu hơn, biết nhân tình thế thái, chỉ có cách tự nghe và đọc thêm thôi! Mang một bài lượm được đăng về đây, lúc nào đọc lại thì tiện, khỏi trôi mất.

Trích

3. Quy định của pháp luật Việt Nam về suy đoán vô tội

3.1. Quy định pháp luật về suy đoán vô tội

Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31)

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định:

“Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Gạc Ma 35 năm

Lịch sử chỉ có thể được viết tốt ở một đất nước tự do.  (Voltaire)

Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai, (Robert A Heinlein)

Con người không học được nhiều lắm từ những bài học của lịch sử. Đó chính là bài học quan trọng nhất trong những bài học của lịch sử.  (Aldous Huxley)

Lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng bi kịch lớn nhất của thời kỳ chuyển dịch xã hội này không phải là tiếng la hét đinh tai của người xấu, mà là sự câm lặng kinh khủng của người tốt. (Martin Luther King Jr.)

Lịch sử là câu chuyện dài và bi thương về sự thật rằng nhóm người có đặc quyền hiếm khi tự nguyện từ bỏ đặc quyền của họ. (Martin Luther King Jr.)

Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và phá hủy sự thấu hiểu của họ về lịch sử của chính họ. (George Orwell).

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ


 Bà huyện Thanh Quan (*)

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường

-----------------

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Người trong bao

Truyện ngắn   

      


   

HG: Trích Wikipedia: Người trong bao (Tiếng NgaЧеловек в футляре) là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn người Nga Anton Chekhov được sáng tác vào năm 1898. Với tác phẩm Người trong bao, Chekhov đã phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn cũng muốn thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được”.
Tác phẩm được đưa vào sách Ngữ Văn 11.
Mình đọc những bài phân tích, tìm những lời bình rất dài... Nhưng có nhiều cảm nghĩ của mình, thì mình lại không tìm thấy. Mình là con người của thế kỉ 21 ,và cũng không còn nhỏ tuổi để dễ dãi bỏ những cảm nghĩ không theo những nhà phê bình mong muốn
 .