HG:
Mình xem lại bài "Mười quy luật thú vị của cuộc sống" vừa đăng hôm trước, thấy ăn năn vì đã "chôm" cái tên của một trong mười bức tượng nổi tiếng nhất thế giới khi ghi chú cho bức tranh ngộ nghĩnh đáng yêu của D.
Zolan. Đã nhắc đến cái tên "Người suy tư" thì lại không cầm lòng
được rồi, đi tìm thêm thông tin mang về đây.
"Người suy tư" (Le Penseur). Auguste Rodin (1840-1917). Viện bảo tàng Rodin- Paris |
"Người suy tư"
Nằm ở trong khuôn viên, gần ngay lối vào cửa viện bảo tàng, chễm chệ bức
tượng điêu khắc vô cùng nổi tiếng của Rodin mang tựa đề Le Penseur
(Người suy tư). Nguyên gốc pho tượng nằm tại Paris, trong khi nhiều
phiên bản khác được đặt tại các viện bảo tàng trên thế giới. Một bức
tượng nữa được dựng trên mộ phần của Rodin, theo di chúc.
Cằm
chống lên mu bàn tay phải, người đàn ông này gập người xuống trong nỗi
dằn vặt khủng khiếp. Vóc dáng cuồn cuộn của nhân vật được Rodin lột tả
tương xứng với những trằn trọc bên trong của con người này. Sức mạnh của
bức tượng người đàn ông suy tư nằm trong cái khốc liệt của nỗi lo sợ
trong tâm hồn được ghìm nén lại.
Người
suy tư trầm tư về điều gì ? Có lẽ chỉ có tác giả của nó mới có thể cho
chúng ta biết được rõ bí mật nội tâm của một trong những bức tượng bí ấn
nhất của nhà điêu khắc.
Theo
Le Figaro (*), thoạt tiên, bức tượng Người suy tư có tên gọi Nhà thơ, là
một bức tượng được sản xuất theo đơn đặt hàng của Bảo tàng nghệ thuật
trang trí Paris, để đặt trên một khung cửa lớn, được dựng lên để tái
hiện lại tác phẩm Hài kịch thần thánh của thi sĩ Dante. Bức tượng mang
tên Nhà thơ có mục đích dựng lại hình ảnh của Dante, trước Cánh cửa địa
ngục, đang suy tư về số phận của những kẻ bị kết án đày vào địa ngục,
được mô tả trong trường ca của ông. Tuy nhiên, rốt cuộc, Người suy tư đã
không tới ngồi trên khung cửa địa ngục như dự kiến (**). Bản gốc bức tượng
cỡ 71,5 cm, được hoàn thành vào khoảng năm 1880-1882, được trưng bày lần
đầu tiên tại Copenhagen năm 1888. Năm 1906, một bức tượng Người suy tư
khổ lớn được tặng cho tòa thị chính Paris
để đưa ra khánh thành tại điện Pantheon. Sự xuất hiện của bức tượng
Người suy tư từng gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong công luận Pháp.
Thật giả lẫn lộn.
Năm
1982, tác phẩm của Rodin được chính phủ Pháp quyết định đưa vào lĩnh
vực công. Điều đó có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sản xuất một phiên
bản tượng của nhà điêu khắc, với điều kiện phải gắn vào đó dấu hiệu đây
là « bản sao ». Chính từ thời điểm đó mà các tượng Người suy tư của
Rodin giả bắt đầu tràn ngập. Trong số những người làm tượng Rodin giả
nổi tiếng, phải kể đến « công tước Bourgogne », biệt danh của Guy Hain. Năm
1997, người này đã bị kết án tù 4 năm và 200 000 franc tiền phạt vì tội
làm đồ giả, sau khi cảnh sát phát hiện hai mươi tấn tượng giả, trong đó
có rất nhiều bản sao Người suy tư. Không phải ngẫu nhiên mà Guy Hain có
thể bình yên làm tượng giả trong một thời gian khá dài trước khi bị
cảnh sát thăm hỏi lần đầu tiên vào năm 1988. Nhờ danh hiệu của xưởng đúc
tượng của dòng họ Rudier, mà Guy Hain mua lại, mà người sản xuất tượng
giả này đã có thể cho ra lò hàng loạt bức tượng Người suy tư với chữ ký
giả mạo của Alexi Rudier, nhà đúc tượng quá cố, người đã từng ký hợp đồng đúc tượng cho Rodin.
Kế
thừa xưởng đúc của Rudier, Guy Hain, có thể trong những phút hoang
tưởng đã tự coi mình là nhà điêu khắc thiên tài, và quyết định cho sản
xuất tiếp những tác phẩm của Rodin, một phần dựa trên những chiếc khuôn
đúc xưa kia còn lại. Chính vì thế, giữa tượng giả và tượng thật, rất khó
phân biệt. Kỹ thuật đúc cát đặc biệt khiến cho các bức tượng giả có
chất lượng rất cao, gần giống như nguyên bản.
Le
Figaro nhận định, bức tượng Người suy tư đã trở thành nạn nhân của
chính sự thành công của nó. Một nghệ sĩ thiên tài luôn luôn thu hút
những người giả mạo thiên tài.
Chữ ký của Rodin trên tác phẩm Le Penseur. |
----------------------------------------------------------
(*) Le Figaro là một tờ báo của Pháp được sáng lập năm 1826 dưới triều đại của vua Charles X. Đây là nhật báo lâu đời nhất tại Pháp vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Le Figaro được đặt theo tên của Figaro, một nhân vật trong truyện của Beaumarchais. Tòa soạn báo đặt ở số 14, đại lộ Haussmann, ở quận 9 của Paris.
(**) Pho tượng Le Penseur (Người suy tư, tiếng Anh: The Thinker) thật ra là một phần trong loạt tác phẩm Cổng
địa ngục. Trong tác phẩm đầu mang tựa đề Les Trois Ombres (Ba bóng
người), nhà điêu khắc tạc hình ba tượng người đàn ông xúm quanh lại
thành vòng tròn. Cả ba đều cúi đầu hướng nhìn xuống phía dưới, nơi mà
những con người đang bị xô vào địa ngục. Ở phía trên là bức tượng khổng
lồ của một người đang chìm đắm trong suy tư, tìm câu giải đáp cho thân
phận con người. Tuy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phục hưng, nhưng
lần đầu tiên trong ngành điêu khắc người ta mới thấy được cái tư thế
ngồi chống cằm như vậy. Toàn bộ bức tượng thể hiện sự trầm ngâm suy
ngẫm, từ điệu bộ, cử chỉ cho đến dáng vẻ nét mặt.
![]() |
"Ba bóng người" (Les Trois Ombres) |
Sự nổi tiếng của tác phẩm này có thể giải thích vì sao khi đến thăm
Paris, ngoài bức tranh La Joconde (Mona Lisa) trưng bày ở cung điện
Louvres, du khách còn muốn xem tận mắt bức tượng Người suy tư.
(Tổng hợp từ các bài liên quan- Internet).
------------------------------------------------------------------------ Xem thêm các bài liên quan (Nhắp vào tên bài nếu muốn xem):
1. Bức tượng “Người suy tư”: Viên ngọc quí của Musée Rodin
2. Bức tượng « người suy tư » của Rodin : thật – giả lẫn lộn
3. Auguste Rodin
4. Và xem Người suy tư đang ở khắp nơi trên thế giới..., trong chúng ta:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét