HG: Đêm Hà Nội 10 độ ...
Trở lại với blog. Bắt đầu lại với bài đăng bỏ dở từ nửa tháng trước.
"Này người ơi có thấy phút nào/Từng bạn tôi anh dũng máu trào/Màu cờ loang trên áo. ". Nghe đoạn này, xót xa nhớ đến một đoạn nhà văn Bảo Ninh viết trong tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh": "Anh chỉ có thể sống và chỉ có thể vui lòng chết trong đội ngũ những người lính thường mà một trong những đặc trưng góp phần tạo lên sức mạnh vô địch của họ ở mọi chiến trường là tính chất nghĩa quân nông dân giản dị, dịu hiền, có cách nhìn đời nhân hậu và rõ ràng sẵn sàng chịu đựng mọi tai họa của chiến tranh, tuy nhiên không bao giờ là những người chủ chiến.".
Nhạc và lời: Đỗ Nhuận
Gió bấc tới đây xào xạc rung cây lá lá bay một mùa đông bao người đan áo.
Gió hút theo mây người nào đem manh áo tới đây
cho người lính đêm đông này .
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều
người bạn tôi trong nắng quá chiều
ngồi miền quê đan áo...
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều
người mẹ mong con ngóng những chiều
chờ cầm áo đưa theo.
Ðứng gác đêm qua
nhìn về muôn phương khuất khuất xa
từng người quân ơn người đan áo.
Tấm áo xông pha
mùa lạnh che thân chiến sĩ ta,
đây là áo nơi quê nhà.
Này người ơi có thấy phút nào
Từng bạn tôi anh dũng máu trào
Màu cờ loang trên áo.
Này người ơi có thấy phút nào
Từng đoàn quân khâu áo nhuốm đào
thành cờ cuốn lên cao.
Lính mọi thời chỉ có thế mà thôi...
Trả lờiXóaDVD sang thăm nhà, thưởng thức ca khúc hay, xúc động!
Chúc vui khỏe, an lành HG nhé, dù là 10 độ!
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2016/10/3017278919645931421.jpg
... vạn cốt khô...
Nhất tướng công thành... :(
Trả lờiXóaHG cảm ơn DVD về lời chúc ấm áp :).
Bức tranh trong đường dẫn DVD gửi chắc là mô tả chiến trận lịch sử nổi tiếng, phải không ạ?
HG biết là "Nhất tướng công thành..." có lẽ biết luôn cả bài thơ và tác giả Tào Tùng.
Trả lờiXóaHG xem thêm tại đây:
http://www.thivien.net/T%C3%A0o-T%C3%B9ng/K%E1%BB%B7-H%E1%BB%A3i-tu%E1%BA%BF-Hy-T%C3%B4ng-Qu%E1%BA%A3ng-Minh-ni%C3%AAn-k%E1%BB%B3-1/poem-a9MZ_-mAYty4jQ-iZ2KnDQ
Hay quá! HG chỉ mới từng nghe biết câu cuối, từng tưởng đó là một câu châm ngôn ạ. Cảm ơn DVD!
XóaBài thơ này thật súc tích, ý tứ sâu sắc như vậy, chẳng thời nào là cũ.
Đôi khi chỉ một câu
XóaĐủ lưu danh thiên cổ!
---
HG ráng viết một câu nào đấy đi...
DVD cũng ráng viết xem sao...
Biết đâu...
Hi hi hi...
Chuyện này hay đây! :) Phiếm đàm chút ạ: HG thấy trong lich sử gần, có những câu lưu truyền được cho là của một số lãnh tụ, song đọc thêm các bút ký, hồi ký của một ai đó, lại thấy thông tin là xuất xứ từ một nhà văn nhà thơ nào khác, hoặc là của một danh nhân từ xa xưa... DVD có thể có những câu hay chứ ạ! Nhưng DVD phải nổi tiếng cơ, nếu không khó mà đời sau biết là của DVD. Họ vẫn thích nghĩ tác giả phải là một người có tên tuổi lắm cơ! ^^ (HG xin lỗi DVD nếu như HG sai khi tưởng DVD thường dân giống HG ạ!:))
XóaHi hi hi... =))
XóaDVD đang là thường dân thôi! Còn HG thì sao?
Đã là danh ngôn thì đương nhiên phải phát xuất từ danh nhân, nhưng danh ngôn cũng chỉ đúng một phần, trong một hoàn cảnh nhất định mà thôi!
Cứ nổi danh thì lời nói cũng nổi theo nhưng chưa hẳn thành câu nói lưu danh thiên cổ.
Những câu nói được lên hàng "thiên cổ" luôn có giá trị "thiên cổ" với cả nhân loại.