1. Từ tiểu sử của một nhân vật cao cấp của Đức Quốc xã.
Sinh năm 1904 ở gần thành phố Leipzig, Reinhard Tristan Eugen Heydrich là con trai của một nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ opera hạng hai của Đức. Hồi còn trẻ, Heydrich là một nghệ sĩ violon tài năng đồng thời là một vận động viên điền kinh đã từng tham gia nhiều cuộc thi bơi lội và chạy vượt rào. Năm 1922, Heydrich gia nhập lực lượng hải quân Đức và leo được đến quân hàm thiếu úy trước khi bị đuổi khỏi quân đội do vướng vào một vụ scandal tình ái. Năm 1931, Heinrich Himmler, lúc đó là Trưởng phòng phản gián của lực lượng SS, đã quyết định chiêu nạp Heydrich. Bởi tổ chức SS đang trở nên ngày một quan trọng nên vai trò của Heydrich trong đảng phát xít cũng ngày một tăng. Ông ta trở thành cánh tay phải của Himmler, giúp Himmler và đảng này trong cuộc tranh giành quyền lực. Năm 1934, Heydrich được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Gestapo, lực lượng cảnh sát mật đáng sợ nhất của SS.
Các chức vụ ông ta lần lượt kinh qua:
Các chức vụ ông ta lần lượt kinh qua:
- Giám đốc Gestapo (22/4/1934 đến 27/9/1939).
- Chủ tịch ủy ban chống tội phạm quốc tê ICPC (Tiền thân của Interpol) (24/8/1940 đến 4/6/1942).
- Giám đốc Văn phòng An ninh Đế chế (RSHA) (27/9/1939 đến 4/6/1942).
- Phó toàn quyền Bohemia và Moravia- quyền toàn quyền (24/9/41 đến 4/6/1942).
- Giám đốc Văn phòng An ninh Đế chế (RSHA) (27/9/1939 đến 4/6/1942).
- Phó toàn quyền Bohemia và Moravia- quyền toàn quyền (24/9/41 đến 4/6/1942).
Heydrich đã tổ chức một loạt các cuộc tấn công phối hợp tiêu diệt người Do Thái trên khắp nước Đức Quốc xã và một phần của Áo vào ngày 9 tháng 10 năm 1938; đã chủ trì Hội nghị Wannsee tháng 1 năm 1942, chính thức hóa các kế hoạch cho "Giải pháp cuối cùng cho người Do Thái" , một kế hoạch triển khai diệt chủng tất cả người Do Thái ở Đức và châu Âu.
Nhiều nhà sử học coi Heydrich là nhân vật đen tối nhất trong chế độ Đức quốc xã. Adolf Hitler mô tả ông ta là "người đàn ông có trái tim sắt". Heydrich trực tiếp phụ trách lực lượng đặc nhiệm đi theo sau quân đội Đức và giết hại hơn hai triệu người bằng cách bắn giết hàng loạt, trong đó có 1,3 triệu người Do Thái.
Ông ta là người sáng lập của Sicherheitsdienst, một tổ chức tình báo tìm kiếm và vô hiệu hóa mọi sự kháng cự đối với Đảng Quốc xã thông qua các vụ bắt giữ, trục xuất và giết người.
Khi đến Prague (Tiệp Khắc), Heydrich đã tìm cách loại bỏ mọi sự phản kháng của dân bản địa đối với sự chiếm đóng của Đức Quốc xã bằng cách đàn áp văn hóa Séc, xử tử các thành viên của quân kháng chiến Séc.
Ngày 27/5/1942, Heydrich bị ám sát bởi nhóm binh lính Séc và Slovakia (do đặc nhiệm Anh đào tạo). Một tuần sau đó (4/6/1942) chết vì thương tích nặng.
2. Vụ hủy diệt làng Li-đi-xơ.
Sau trận phục kích của nhóm binh lính Séc và Slovakia, tình báo Đức Quốc xã hướng mục tiêu vào các hoạt động du kích kháng chiến ở làng Lidice (các tài liệu cho thấy đây là một sự nhầm lẫn). Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng. Tất cả 175 nam giới từ 15 tuổi trở lên bị bắn ngay tại rìa làng. Tất cả 203 phụ nữ bị đưa vào tại tập trung ở Đức và nhiều người đã chết tại đó. Ngôi làng sau đó bị san phẳng, nhà thờ, nghĩa trang cũng không còn dấu vết.
Tất cả 105 trẻ em, bé nhất là 1 tuổi, lớn nhất là các em gái 16 tuổi, bị gom lại, tách khỏi mẹ. Chỉ có 23 trẻ được chọn lựa để “cải tạo” trong các gia đình phát xít. Số còn lại - 82 trẻ, bị đưa vào trại tập trung ở Ba Lan và sau đó bị đầu độc bằng hơi ngạt.
Trong cuộc chiến kéo dài từ năm 1939 đến 1945 có 360.000 người dân Tiệp Khắc bị thiệt mạng trong tổng số 60 triệu nạn nhân trên khắp thế giới.
Một trong những ký ức đau thương nhất đối với người dân Séc là việc ngôi làng Lidice bị phátxít Đức hủy diệt mà nạn nhân bao gồm tất cả: đàn ông- đàn bà, người lớn- trẻ em.
Bé Tina đặt cành hoa trắng trước cụm tượng 82 trẻ em Lidice . (Ảnh: Trần Quang Vinh) |
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy .
3. Ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Trên thực tế, ngày 1/6 phần lớn chỉ được kỷ niệm ở vài chục nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây. Việt Nam thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, đã chọn ngày 1/6 làm ngày Quốc tế thiếu nhi. Trung Quốc và Liên Xô cũ cũng chọn ngày này hàng năm để kỷ niệm về trẻ thơ cũng như tổ chức các chương trình bảo vệ quyền trẻ em.
Khu vườn hòa bình ở làng Lidice hiện nay. (Ảnh: Trần Quang Vinh |
Hoa Giấy (ST).
Nguồn tham khảo:
Nhờ HG sưu tầm, giờ DVD mới biết nguồn gốc ngày Quốc tế Thiếu Nhi 01/6.
Trả lờiXóaDVD cảm ơn HG nhé! :)
HG vẫn khỏe?
Dạ, HG cảm ơn DVD ạ! HG vẫn khỏe. ^^
XóaÀ, HG xem phim Nhật "Người đàn bà trong cồn cát" chưa nhỉ?
Trả lờiXóaDạ chưa ạ! Phim có bạo liệt lắm không đấy ạ? :(( HG sẽ tìm hiểu xem, cảm ơn DVD đã giới thiệu!
XóaPhim không bạo liệt, chỉ thiếu... nước!
Xóa:D