Azit Nexin
Hội nghị các nhà phẫu thuật lần này họp ở thành phố Liubơlitxơ. Nghe đâu đấy là một hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt. Hội nghị lần thứ mười này đã thu hút sự chú ý của các nhà phẫu thuật lừng danh nhất thế giới, và có số người tham dự đông chưa từng có. Phóng viên từ khắp các nước đua nhau kéo về dự hội nghị, mặc dù đây chưa phải là một sự kiện có sức hấp dẫn đặc biệt như mặt trận đá bóng hay một cuộc họp báo có các cô đào điện ảnh tóc đen, tóc vàng lên khoe các kiểu quần áo lót. Các nhà phẫu thuật nổi tiếng nhất từ hai mươi ba nước đã đến báo cáo tại hội nghị, trong số đó có cả những bậc danh y có thể tháo lắp các bộ phận của cơ thể người dễ như ta tháo lắp một cái đồng hồ hay một khẩu súng trường tự động vậy! Vì thế các báo chí, sau khi đưa tin về những mẫu quần áo tắm mới nhất và về những vụ giết người rùng rợn, thấy cũng cần phải nói vài dòng về hội nghị các nhà phẫu thuật.
Ngày thứ nhất của hội nghị dành cho lễ khai mạc. Ngày hôm sau toàn thể hội nghị nghe báo cáo. Ngày thứ ba thì bắt đầu tranh luận về các báo cáo. Nhà phẫu thuật nổi tiếng của Mỹ, bác sĩ Cladêman, bước lên diễn đàn cùng với người trợ tá. Các phóng viên báo chí và vô tuyến truyền hình hấp tấp giở sổ tay và bút máy. Các quan khách ngồi kín phòng họp thì đeo ống nghe vào tai để chuẩn bị nghe. Cố nhiên là mỗi người chọn lấy một trong bốn thứ tiếng mà mình nghe thông thạo nhất.
Ngày thứ nhất của hội nghị dành cho lễ khai mạc. Ngày hôm sau toàn thể hội nghị nghe báo cáo. Ngày thứ ba thì bắt đầu tranh luận về các báo cáo. Nhà phẫu thuật nổi tiếng của Mỹ, bác sĩ Cladêman, bước lên diễn đàn cùng với người trợ tá. Các phóng viên báo chí và vô tuyến truyền hình hấp tấp giở sổ tay và bút máy. Các quan khách ngồi kín phòng họp thì đeo ống nghe vào tai để chuẩn bị nghe. Cố nhiên là mỗi người chọn lấy một trong bốn thứ tiếng mà mình nghe thông thạo nhất.
– Kính thưa các bạn đồng nghiệp – Bác sĩ Cladêman bắt đầu nói. – Tôi xin trình bày với các bạn hiện có mặt tại hội nghị thứ mười này về cuộc phẫu thuật lý thú nhất trong cuộc đời 35 năm làm nghề mổ xẻ của tôi. Như các bạn đã biết, cho đến nay, chưa một nhà phẫu thuật nào có thể làm được cái việc thay vân tay trên đầu các ngón tay. Lịch sử y học chưa từng biết đến một trường hợp nào và sách báo cũng chưa từng nói đến một thí nghiệm nào như thế. Người ta chỉ biết rằng, dù lớp da tay có bị thay bao nhiêu lần chăng nữa, thì lớp da mới bao giờ cũng có hoa vân giống hệt lớp da trước. Chính vì thế mà cảnh sát có thể dễ dàng phát hiện ra những tay găngxtơ chuyên nghề nậy tủ sắt và những thủ phạm giết người.
Trong lần phẫu thuật gần đây, tôi đã thí nghiệm thành công việc thay đổi vân tay trên đầu các ngón tay. Trước mắt các bạn đây là ngài Tômatxơ, một kỹ nghệ gia nổi tiếng của Mỹ mệnh danh là “Vua thụ tinh nhân tạo”. Ngài còn có biệt hiệu là “Giếch đấm vỡ quai hàm”. Với biệt hiệu này, ngài đã được Cục điều tra liên bang ghi tên vào sổ đen. Suốt mười năm trời cảnh sát ra công truy nã nhà khoét tủ sắt lão luyện này, nhưng đều vô hiệu. Sở dĩ như vậy là vì, sau mỗi chuyến đi hành nghề về, tôi lại làm phẫu thuật thay vân tay cho ngài Tômatxơ, tức “Giếch đấm vỡ quai hàm”. Tôi xin cam đoan với các bạn rằng, phẫu thuật thay vân tay không phải là công việc phức tạp nhất mà còn là công việc kiếm bẫm nhất, vì cứ mỗi lần như vậy tôi lại được nhà bẻ khóa chia cho hẳn một nửa số của lấy được.
Bây giờ, tôi xin chiếu cho các bạn xem một đoạn phim giới thiệu lại kỹ thuật của công việc mổ xẻ này.
Tất cả các nhà phẫu thuật có mặt trong phòng đều nhất trí công nhận ông bạn đồng nghiệp Mỹ của họ quả là chuyên gia tài ba nhất trong lĩnh vực mổ xẻ. Nhưng bản báo cáo tiếp theo của nhà phẫu thuật Anh đã khiến họ phải thay đổi ý kiến. Ngài B. Lainânxơ bước lên bục cùng với một ngươi nữa.
– Kính thưa các đồng nghiệp? Tôi xin kể cho các bạn nghe một phẫu thuật vốn được coi là phức tạp nhất và đáng chú ý nhất trong lịch sử y học thế giới. Người mà các bạn thấy đang đứng cạnh tôi đây là hạ sĩ Mêchiu. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, một mình ông đã hạ sát được 26 kẻ thù. Nhưng chẳng may một mảnh lựu đạn của quân địch đã cứa đứt đầu ông. Tôi đã chế thành công một thứ keo dán đặc biệt và đã gắn được chiếc đầu vỡ ấy lại cho ông, trông còn đẹp hơn cũ. Bây giờ thì có bom nguyên tử cũng không thể làm chiếc đầu này rời ra được nữa. Và đây, tôi xin trình bày với các bạn bí quyết pha chế thứ keo này…
Nỗi kinh ngạc của những người dự hội nghị thật không sao tả xiết. Ai cũng tin rằng không còn được nghe bản báo cáo nào thú vị hơn thế nữa. Nhưng diễn giả tiếp theo – một nhà bác học Pháp – đã bắt họ phải thay đổi ý kiến. Ông này bước lên diễn đàn với một trang giai nhân tuyệt sắc tóc vàng, mặc quần áo tắm. Trông thấy cô ta, các vị khách có tuổi đang ngồi trên ghế bỗng đều cựa mình nhấp nhổm.
– Thưa các bạn đồng nghiệp kính mến – Nhà bác học Pháp bắt đầu – Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một phẫu thuật chỉnh hình có một không hai. Tôi hi vọng các bạn sẽ đánh giá đúng công trình sáng tạo của tôi, nếu tôi tiết lộ cho các bạn biết rằng, người con gái xinh đẹp tóc vàng mà vừa trông thấy các bạn đã phải trầm trồ xuýt xoa này, chính là bà mẹ vợ tôi năm nay đã 65 tuổi.
Sau đó diễn giả cho biết thêm một vài chỉ tiết: sở dĩ ông làm phẫu thuật ấy chẳng qua là muốn trả thù người vợ phụ bạc. Sau khi biến bà mẹ vợ thành một người đàn bà trẻ đẹp ông lại tìm cách bắt nhân tình với bà ta. Cuối cùng, diễn giả trình bày cơ sở khoa học của phát minh kỳ diệu này.
Các diễn giả khác tiếp tục lên báo cáo. Người nào cũng có phát minh phi thường. Chẳng hạn nhà phẫu thuật Đức tuyên bố:
– Con người khi chết không có nghĩ là tất cả các bộ phận đều ngừng hoạt động… Ở người chết vì bệnh nhồi máu chẳng hạn, tim tất nhiên không làm việc được nữa, nhưng ở các cơ quan khác vẫn hoạt động như thường. Còn ở người chết vì bệnh lao thì chỉ có phổi là ngừng hoạt động thôi. Vì thế theo tôi, khi tim hay phổi ngừng hoạt động, thì vẫn chưa thể coi là con người đã chết. Tôi đã lấy những bộ phận còn tốt của người chết để tạo ra những người mới. Trước mắt các bạn – nói đến đây nhà phẫu thuật Đức chỉ vào một thanh niên có vóc người cường tráng trông như thần Apôlông – là một người mà chân vốn là của nhà lực sĩ chết vì bệnh viêm ruột thừa, thân là của nhà đô vật chết vì chứng hoại thư còn đầu là của một bệnh nhân lao.
Các đại biểu hội nghị cho rằng nếu hôm sau nhà bác học Nhật không đưa ra được một phát minh gì mới lạ hơn nữa, thì phẫu thuật của bác sĩ Guynte người Đức lấy các bộ phận sống của người chết để tạo ra người mới quả thực phải coi là phát minh kỳ diệu nhất trong tất cả các phát minh đã báo cáo tại hội nghị.
Nhưng bản báo cáo của nhà phẫu thuật Nhật Himisiama đã làm cho cử tọa hết sức kinh hoàng. Chỉ vào một người đứng bên cạnh, nhà phẫu thuật nói:
– Đây là một người Nhật, do bị tật cà nhắc nên trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai không được gọi vào lính. Không chịu nổi vết nhục tinh thần như vậy nên ông đã mổ bụng tự sát, moi hết ruột gan ra, rồi chém thành từng khúc…
Ngày cuối cùng của hội nghị đã đến. Các báo cáo viên – người nọ muốn tỏ ra mình giỏi hơn người kia, người sau kể những chuyện ly kỳ hơn người trước. Tất cả mọi người có mặt ở hội nghị đều đã lên phát biểu. Riêng có một vị bác sĩ suốt từ đầu đến cuối vẫn chỉ ngồi im nghe các đồng nghiệp của mình, không nói qua một lời nào. Vị chủ tọa quay sang hỏi ông ta:
– Thưa ngài, chả lẽ ngài không có phẫu thuật gì kể cho hội nghị nghe hay sao ạ?
– Có chứ! Nhưng không biết cái phẫu thuật của tôi có đáng để các vị chú ý hay không?
Có nhiều tiếng nói từ trong phòng:
– Có! Có! Chúng tôi muốn nghe ông phát biểu.
– Ai đến dự hội nghị đều phải báo cáo hết!
Thấy mọi người khẩn khoản yêu cầu. Vị bác sĩ bèn bước lên diễn đàn.
– Thôi được, – ông ta nói. – Nếu các vị muốn, tôi xin kể cho các vị nghe về phẫu thuật cắt amiđan của tôi.
Cả phòng cười rộ lên: sau những phát minh “động trời” như thế mà còn dám nói đến chuyện cắt amiđan.
Tiếng cười làm diễn giả phật ý:
– Thưa các vị! Sở dĩ tôi cố ý hạ thấp giá trị phẫu thuật của tôi chẳng qua vì khiêm tốn mà thôi. Nhưng tôi không thể chịu được cái thái độ giễu cợt của các vị. Vừa nghe nói đến cắt amiđan, chưa gì các vị đã cười rồi!
Mọi người càng cười khỏe.
– Cái trò trẻ ranh ấy mà cũng dám gọi là phẫu thuật?
– Tôi thì những việc ấy tôi chẳng thèm làm!
– Làm nhà phẫu thuật mà nói những chuyện ấy thì thật xấu hổ!
Những tiếng la ó càng làm diễn giả tức giận:
– Nhưng các vị có biết người được tôi cắt amiđan là ai không đã chứ?
– Là ai thì có liên quan gì đến phẫu thuật nhỉ? Có là ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc thì cũng thế thôi!
Diễn giả đỏ bừng cả mặt, nói liền một thôi.
– Nhưng người tôi cắt amiđan là một nhà báo!
Các đại biểu lại phá lên cười rũ rượi.
– Nhà báo, nhà buôn, viên chức hay anh lính thì có khác gì nhau?
Diễn giả giơ tay nói:
– Xin các vị trật tự! Vâng, thưa các vị, không có gì khác nhau. Nhưng vì hồi đó vừa ban hành luật báo chí, các nhà báo không sao mở mồm ra được, nên tôi buộc lòng phải cắt amiđan cho anh ta thông qua đường… hậu môn!
Vẻ giễu cợt trên mặt các quan khách vụt biến mất, nhường chỗ cho vẻ kính phục sâu sắc đối với diễn giả. Những tràng vỗ tay vang lên như sấm. Toàn thể các nhà phẫu thuật dự Hội nghị quốc tế lần thứ mười đều nhất trí thừa nhận phẫu thuật cắt amiđan của các vị bác sĩ ấy là sự kiện lừng lẫy nhất trong lịch sử y học.
Thái Hà dịch
------------------------------------------------------------------------------------
"HOÀNG YẾN DƯỚI HẦM ĐÃ CHẾT THẬT RỒI ! " (internet) |
Siêu châm biếm, hi hi hi!
Trả lờiXóaTrước đây DVD đã tìm đọc hết các tác phẩm của Nhà văn Azit Nexin, thật tuyệt!
Chỉ tìm được những truyện xuất bản ở VN, hi
XóaVâng! HG đọc Azit Nexin qua truyện dịch khá nhiều nhưng cũng chưa tìm đọc hết được. Nhà văn châm biếm tài ba, tìm ra những vấn đề xã hội rất tiêu biểu... HG thấy kỳ lạ là thỉnh thoảng lại liên hệ được thực tại với một tác phẩm nào đó của ông... Sao mà lại nóng hôi hổi. Mà nước Thổ Nhĩ Kỳ thời ông sống nó từ nửa đầu thế kỷ trước cơ mà...
XóaBởi vì:
XóaDù hình thức cuộc sống luôn có thay đổi
Nhưng bản chất loài người vẫn không đổi thay
Hi hi hi...
DVD định nói về bản chất loài người hay bản chất một thể chế ạ? Thực sự HG không chắc ở những nơi, chẳng hạn như Đan Mạch, thì truyện A. N. có được nhớ đến như thế không?
XóaDVD nói vể bản chất loài người.
XóaDù là thể chế nào thì vẫn luôn là bản chất loài người, vì thể chế nào của loài người cũng đều do loài người tạo ra, phải không HG?
HG chưa hiểu mấy ạ! Chắc HG nghĩ còn nông cạn quá! :((((
Xóa