Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Nhạc sĩ Văn Cao: Mùa xuân đầu tiên
HG: Mình thích bài hát này vô cùng! Lần nào hát lên, tự nhiên cảm xúc trong lòng cũng dào dạt...
Bài viết dưới đây của tác giả Dương Minh Đức đã kể câu chuyện có giá trị. Cả những dấu "?", "!" và "(!)", "(?)"rồi "!?", "?!"... trong tâm tư mà nó mang đến cho người đọc, cũng giá trị.
Năm mới, một mùa xuân mới lại về rồi!
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
Thế Lữ, "Giây phút chạnh lòng"
(Trích)
Giao thừa năm nay tôi xin đọc cho quí vị nghe một bài thơ của Thế Lữ, bài Giây Phút Chạnh Lòng. Bài thơ này viết năm 1936 (lúc đó tôi mới 10 tuổi) để tặng cho Nhất Linh, tác giả tiểu thuyết Đoạn Tuyệt. Tôi nhớ là bài thơ này được in vào đầu trang tiểu thuyết Đoạn Tuyệt.
Giao thừa năm nay tôi xin đọc cho quí vị nghe một bài thơ của Thế Lữ, bài Giây Phút Chạnh Lòng. Bài thơ này viết năm 1936 (lúc đó tôi mới 10 tuổi) để tặng cho Nhất Linh, tác giả tiểu thuyết Đoạn Tuyệt. Tôi nhớ là bài thơ này được in vào đầu trang tiểu thuyết Đoạn Tuyệt.
Trong cuộc sống hàng ngày lâu lâu tâm mình có hơi chùng xuống
một chút, hơi yếu xuống một chút, mất đi một ít năng lượng, giây
phút ấy gọi là giây phút chạnh lòng.
Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi.
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi.
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013
Thư gửi anh già Noel
Nguyễn Thị Hậu
Anh Santa Claus thân mến,
Từ hồi nhỏ em đã biết rằng , cứ mỗi mùa Giáng sinh là ông già Noel sẽ mang quà cho từng đứa trẻ ngoan, món quà như ước mong mà chúng đã viết thư gửi cho ông. Bao năm trôi qua, em không còn là một đứa trẻ mà sắp trở thành bà của những đứa trẻ, còn ông già Noel thì vẫn thế, chẳng thấy ai mừng ông thọ thêm tuổi nào, cũng không ai nghĩ ông già yếu đến mức không thể cưỡi tuần lộc đi nhong nhong trong tuyết trắng...Vì vậy, em nghĩ khoảng cách tuổi tác giữa ông và em bây giờ mong manh lắm, dù chắc chắn em còn trẻ hơn ông. Vì vậy, để cả hai chúng ta cùng vui vẻ trẻ trung em xin phép gọi là Anh mà không là Ông già Noel như xưa nay người ta vẫn gọi.
Từ hồi nhỏ em đã biết rằng , cứ mỗi mùa Giáng sinh là ông già Noel sẽ mang quà cho từng đứa trẻ ngoan, món quà như ước mong mà chúng đã viết thư gửi cho ông. Bao năm trôi qua, em không còn là một đứa trẻ mà sắp trở thành bà của những đứa trẻ, còn ông già Noel thì vẫn thế, chẳng thấy ai mừng ông thọ thêm tuổi nào, cũng không ai nghĩ ông già yếu đến mức không thể cưỡi tuần lộc đi nhong nhong trong tuyết trắng...Vì vậy, em nghĩ khoảng cách tuổi tác giữa ông và em bây giờ mong manh lắm, dù chắc chắn em còn trẻ hơn ông. Vì vậy, để cả hai chúng ta cùng vui vẻ trẻ trung em xin phép gọi là Anh mà không là Ông già Noel như xưa nay người ta vẫn gọi.
Bạn ước điều gì vào đêm Giáng sinh?

Bạn ước điều gì vào đêm Giáng sinh?
Nếu bạn có yêu thương, nếu bạn muốn sự yêu thương của mình đổi lấy
hơi ấm cho những người xung quanh. Hãy thử ước vào đêm Giáng sinh đi!
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013
Bức tranh
Truyện ngắn
Tôi là một họa sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự
giới thiệu như vậy ngay từ đầu, không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn
nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói vậy
để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết chuyện này ra đây là viết
cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong. Thứ nữa, tôi viết cho một
người thứ hai. Viết cho tôi hoặc cho một người thứ hai, một người thợ
cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra đây cũng chỉ là những lời tự
thú.
Nguyễn Minh Châu
HG: Mình post truyện ngắn này- một người Bạn gửi- Mình dành tặng cho ngày 22 tháng 12... Nhưng ai đã đọc đến dòng cuối rồi mà còn bảo rằng truyện chỉ dành cho những người lính?!
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
Nồi lẩu
Truyện ngắn
Thiết Ngưng (TQ)
Hai người tay trong tay đứng bên cửa sổ
ngắm tuyết. Tuyết đã rơi từ sáng sớm, cây lựu trước sân giống như được
khoác thêm chiếc áo len trắng vậy, trông vô cùng ấm áp.
Thiết Ngưng (TQ)
Cây lựu đó tuy chỉ cao hơn đầu người tí
chút nhưng không vì thế mà ít quả. Thu rồi đếm sơ sơ cũng có hơn bốn
chục trái, cành nào cành nấy trĩu cong sát đất. Thời tiết khi đó vẫn còn
chưa lạnh. Bà kéo ông ra trước cây lựu, giọng điệu vừa có chút khâm
phục vừa mang vẻ cảm khái: Trông nó mệt mỏi quá!
Cứ như cây lựu đó là một bà bầu trong nhà họ vậy.
Ông bảo: “Tôi không nghĩ cây biết mệt mỏi!”.
Bà cãi: “Tôi bảo nó mệt là nó mệt!”.
Ông cười dòm dòm bà: “Bà này!”.
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013
Những sự thật đáng sợ về thứ 6 ngày 13
Người ta mê tín ngoài vì "truyền thống" gia đình, còn có nguyên do là cần phải có một thứ "thuốc phiện" để ru ngủ tinh thần. Mình sẽ tự ru ngủ bằng bài đăng này. Mong ngày mai tỉnh dậy, những gì hôm qua, hôm nay... biến mất. Mai là thứ Bảy, ngày Mười Bốn.
Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013
Lẵng quả thông và nàng Solveig
Ngọc Anh
Bạn đã từng nghe "Khúc hát của nàng Solveig" (Solveig's song)
nhưng không để ý đến tác giả của bản nhạc ư? Thế thì bạn cũng giống như
Đanhi trong "Lẵng quả thông" vì được làm quen với Grieg mà không hề hay
biết...
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
Vẫn hót bài ca thê thảm
HG: Tối nay mình cũng sẽ đi xem một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ một gia đình Họa Mi...
Truyện ngắn
Trần Thị Trường
Chúng tôi rất thích
xem hát kịch và có lẽ do cùng một đam mê ấy mà chúng tôi đã sống một
thời gian dài với nhau mà vẫn không chia tay như những đôi trai gái khác
sống dưới trời Âu này. Ở đây nhiều người cho rằng mọi thứ trên đời, kể
cả tình người rồi thì cũng đáng vứt đi như những đồ đạc cũ, không gì
chán bằng những thứ mà một thời mình đã quá yêu... Cánh đàn ông cho rằng
hôn nhân là một cái lồng, con hoạ mi tình yêu bị nhốt trong ấy chỉ biết
hót bài ca thê thảm, bài ca bi ai than vãn cho tự do đã mất hoặc khốn
khổ hơn nữa là mất hẳn khả năng hót ca. Vậy mà chúng tôi đã gắn bó với
nhau được bốn năm ròng. Có nhiều lúc cả hai cũng đã nghĩ đến chia tay vì
những va chạm khó chịu nho nhỏ. Song, phần vì sống riêng lẻ ở nơi tha
hương này là một điều đáng sợ, chẳng ai dám "cho một nhát búa là tan",
phần vì nhà hát lại diễn vở mới mà cả hai đều muốn đi
Truyện ngắn
Trần Thị Trường
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
Cần quái gì cái công bằng gớm ghiếc ấy!
Mi An
Một câu chuyện có thật ở Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học
sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng
đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi
trong lớp. Và những đứa trẻ đã khóc...
Nguyên văn câu chuyện được một vị phụ
huynh kể trên trang mạng xã hội thế này: “Nhân kỉ niệm ngày 2.9 trường
mầm non T.M – A (Hà Nội) tổ chức cho các con xem xiếc tại sân trường.
Chi phí phải đóng của mỗi con là 40 ngàn đồng. Phụ huynh các bạn nhỏ hồ
hởi đóng góp cho con. Sáng 30.8, đoàn xiếc về trường, nhạc tưng bừng
phấn khởi.
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
Thư giãn: Chuyện... dao thớt
Phùng Thành Chủng
Một người có cái thớt, dùng lâu, đã lõm giữa. Thái miếng thịt mãi không đứt, người ấy quẳng bỏ dao, ra chợ mua con dao khác. Thấy dao mới không hơn gì dao cũ, người ấy lại ra chợ tìm người bán dao, đòi đổi! Đến bốn năm lần như thế, cuối cùng người ấy đem dao ra trả, đòi lại tiền, không mua nữa. Lại bảo người bán dao:
Một người có cái thớt, dùng lâu, đã lõm giữa. Thái miếng thịt mãi không đứt, người ấy quẳng bỏ dao, ra chợ mua con dao khác. Thấy dao mới không hơn gì dao cũ, người ấy lại ra chợ tìm người bán dao, đòi đổi! Đến bốn năm lần như thế, cuối cùng người ấy đem dao ra trả, đòi lại tiền, không mua nữa. Lại bảo người bán dao:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)