Mình nhớ hồi sinh viên, những buổi liên hoan chúng bạn hay bày trò, trong đó có trò "Tập tỏ tình": chúng nó phân chia bằng gắp thăm để một bạn nam với một bạn nữ "cặp đôi" với nhau. Khi đến lượt, trước những cặp mắt long lanh của toàn thể "văn võ bá quan" đang nín thở theo dõi, cậu con trai sẽ nói với cô bạn những lời tỏ tình... Nếu cậu ta nói mà làm cô bạn không nín được cười thì cô sẽ phải chịu để cậu... hôn một cái vào vào má; còn nếu không tác động được gì, cô bạn cứ thản nhiên như không, thì cậu sẽ bị cô "táng" một quả vào lưng...
Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Truyện: Nói dối như Cuội
HG: Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, mình không ưa truyện "Nói dối như Cuội", vì thấy chú này "cuội" quá, mỗi ngày một thêm xảo trá, ác độc đến đáng ghét, đến nỗi mất cả chút cảm tình của mình với một nhân vật lanh lợi và khôn ngoan hơn người. Mình thấy tác giả dân gian sao mà... ác ác khi cứ để nhân vật Cuội lấn lướt, tung hoành. Kết thúc cũng là đỉnh điểm: Cuội lên làm vua. Thật là một cái kết không có hậu! Dối lừa và độc ác lên ngôi... Giờ đây, mình thấy có lẽ trước mình nghĩ vậy là chưa tới.
Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013
Truyện: Anh béo và anh gầy
"Người ta lớn là bởi ngươi quỳ xuống"- Marat.
ANH BÉO VÀ ANH GẦY
Anton Pavlovich Tchekhov
Truyện ngắn
Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau:
một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng
nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng,
mùi nước hoa cam. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào
vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà
phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài – đó là vợ anh
ta, và một cậu học sinh cao lêu đêu mắt nhíu lại – đó là con trai anh
ta.
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
Rét Nàng Bân, đọc Thương nhớ mười hai
HG: Hà Nội hai hôm nay đang se se trong cái rét Nàng Bân...
THÁNG BA
Rét Nàng Bân
(trích)
Rét Nàng Bân
(trích)
Vũ Bằng
…Nhưng đến tháng ba thì trời đất quả là kỳ ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh
ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có
những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn
ngắt một mầu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người
còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra,
lóng lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa
hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Nhạc cổ điển... Nào, nhắm mắt lại!
Mình không có mấy kiến thức về âm nhạc. Lâu nay chỉ nghe theo cảm tính, có thêm dẫn dắt của một người Bạn am hiểu... Vậy nên không dám lớn giọng bàn, chỉ khe khẽ nói, rằng có những bản nhạc tuyệt lắm! Lúc thư thả và yên tĩnh để lắng nghe, đôi khi mình hình như không còn ở trạng thái thưởng thức âm nhạc nữa, mà như tan biến tất cả: sự mặc cảm về kiến thức âm nhạc, cả tâm trạng cụ thể..., tiếp đến quên cả chính mình, rồi như là quên cả bản nhạc... Chỉ còn "cái gì đó" diễn ra, mơ hồ, rất khó diễn tả... Điều này có lẽ cũng chỉ chợt nhận thức được vào lúc giai điệu tắt. Ví dụ ra đây mấy tuyệt phẩm "ma thuật" kinh điển, rung động sâu thẳm trái tim (lúc nào rảnh có lẽ mình sẽ post thường trực bên lề trang blog này).
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Tượng Balzac
Lê Đạt
Truyện ngắn
Tượng khổng lồ, mộ giấy đá vô danh.
Truyện ngắn
Tượng khổng lồ, mộ giấy đá vô danh.
Có phải đời sống con người quá vất vả, cực nhọc dày vò,
nên ai cũng hy vọng, cũng đinh ninh rằng khi chết mình sẽ được yên nghỉ.
Balzac là một trong số những người đó.
Ông đã phải làm "mọi" cho đám nhà văn thị trường sản xuất đủ các thứ truyện bá láp mà giới văn học thường gọi chung là "tiểu thuyết của người gác cổng" để sinh nhai.
Balzac là một trong số những người đó.
Ông đã phải làm "mọi" cho đám nhà văn thị trường sản xuất đủ các thứ truyện bá láp mà giới văn học thường gọi chung là "tiểu thuyết của người gác cổng" để sinh nhai.
Thiên hạ nghĩ rằng chỉ có làm cu ly ba tê mới cực nhọc.
Viết văn cũng cực nhọc, cũng phu phen chẳng kém gì. Đi khuân vác về, mệt, có thể làm một tợp rượu rồi lăn ra ngủ giấc ngủ của "kẻ công chính," chuẩn bị sức cho ngày hôm sau. Người viết văn không được cái yên ổn ấy... thường sống những đêm ân hận, dằn vặt,... Mình đã bôi bẩn những trang giấy thật trong trắng kia để làm gì? Sao mình lại mài mòn bộ óc, tiêu xài hoang phí những giấc mộng đẹp tuổi trẻ để viết những trang sách mà ngày mai, ngày kia... người ta sẽ vứt vào sọt rác...
Viết văn cũng cực nhọc, cũng phu phen chẳng kém gì. Đi khuân vác về, mệt, có thể làm một tợp rượu rồi lăn ra ngủ giấc ngủ của "kẻ công chính," chuẩn bị sức cho ngày hôm sau. Người viết văn không được cái yên ổn ấy... thường sống những đêm ân hận, dằn vặt,... Mình đã bôi bẩn những trang giấy thật trong trắng kia để làm gì? Sao mình lại mài mòn bộ óc, tiêu xài hoang phí những giấc mộng đẹp tuổi trẻ để viết những trang sách mà ngày mai, ngày kia... người ta sẽ vứt vào sọt rác...
Hai bài thơ Tống biệt hành
Tống biệt hành
Thâm Tâm
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Thâm Tâm
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013
Mâu thuẫn
"Sự tích mâu và thuẫn" có lẽ là bài học vỡ lòng của môn triết
học, chẳng ai từng là sinh viên mà không kinh qua. Chuyện rằng có anh
thợ rèn, sau khi rèn được những cái mâu (cây xà mâu, cây giáo- có
cán dài, mũi nhọn, dùng để đâm) bèn mang đi giao bán khắp nơi rằng: Mâu
này của tôi rất tốt, vật gì đâm cũng thủng. Ít lâu sau anh ta lại rèn thuẫn
(cái khiên, cái mộc, hình tròn hay bầu dục, dùng để chiến binh che đỡ
khi lâm trận) và rao bán rằng: Thuẫn này của tôi rất tốt, không khí giới
nào đâm thủng. Thế nên có người bảo anh ta: Lấy mâu của anh mà đâm vào
thuẫn của anh thì sao?... Anh ta cứng họng, chứ còn biết nói sao nữa...!
Từ đó, "mâu thuẫn" được dùng để ám chỉ những việc trái ngược nhau.
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
Chiến tranh
Truyện ngắn
Luigi PIRANDELLO
Luigi PIRANDELLO
Những người khách rời khỏi Rome trên chuyến xe lửa tốc hành ban đêm,
phải ngừng lại ở một ga nhỏ của tỉnh Fabriano cho đến tảng sáng để tiếp
tục lộ trình bằng một chuyến xe lửa đã cũ, nối liền đường sắt chính với
tỉnh Sulmona.
Lúc bình minh đến, nơi một toa hạng hai đầy những khói
thuốc ngột ngạt với năm người đã trải qua đêm, một người đàn bà phốp
pháp vẻ mặt hết sức phiền muộn đang được dìu lên xe. Trông bà giống như
một cái gói lớn kỳ dị. Đi theo sau là người chồng đang than vãn và thở
hổn hển, một gã đàn ông gầy gò, khuôn mặt trắng như xác chết, đôi mắt
nhỏ và sáng với cái nhìn rụt rè lo ngại. Sau cùng, khi đã tìm được ghế
ngồi, ông ta lễ phép cảm ơn những vị khách đã nhường cho vợ ông ta có
được một chỗ, rồi quay về phía người đàn bà đang cố gắng kéo cái cổ áo
khoác ngoài lên, ông nhẹ nhàng hỏi:
"Em có được thoải mái không?"
Giai thoại nhạc cổ điển
Nghệ sỹ vĩ đại nhất thế giới
Hai danh cầm huyền thoại Jascha Heifetz và Mischa Elman đang ngồi ăn tối cùng
nhau thì bỗng thấy một người hầu bàn mang qua một lá thư có đề là: "Gửi
tới nghệ sỹ vĩ cầm vĩ đại nhất trên thế giới." Heifetz liếc qua bức thư
rồi dúi nó vào tay Elman: "Gửi cho ông đấy, Mischa." Elman luống cuống
đẩy nó lại. "Không, không, nó là của ông, Jascha."
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
Dế em kể chuyện
Ngày 2/1/2010.
Năm nay Dế em đã lên 7 tuổi. Đang nghỉ tết, mẹ được nghe Dế em kể
chuyện hai đêm rồi, trước khi đi ngủ ấy! Chuyện Dế em kể là tự nghĩ ra, bịa đến đâu kể đến đó.
Tối nay, Dế em lại “kể chuyện đêm khuya” cho mẹ nghe, dài lắm chả nhớ hết. Đến đoạn “người tiều phu đi vào
rừng, gặp một ngôi nhà trong đó rất nhiều người. Người tiều phu hỏi: “ở đây có
ai giàu không?””, mẹ nói chen vào :
Hoa giấy

Đăng ký:
Bài đăng (Atom)