Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Con ngựa già của Chúa Trịnh

                                                                                                         Truyện ngắn
Phùng Cung

     Phương-Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn ngoèo men theo dòng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa. Ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựa. Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chợ Đan-Lâm học nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa. 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Một đoạn tơ trời...

HG: Nhắc đến nhà thơ Thanh Tịnh, phải nói rằng mình không biết nhiều về tác phẩm của ông, thậm chí có thể gọi là biết rất ít. Có nhiều lí do, trong đó lí do cốt yếu đã thuộc về lịch sử. Điều đáng nói là tên tuổi ông đã in vào tâm trí mình không phải từ một tác phẩm nào, mà  từ một... giai thoại [1], sau đó mới đến bài thơ dưới đây- đơn giản vì mãi khi hai mươi, mình mới được đọc nó. 

Mòn mỏi

   
               - Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
            Tìm thử chân mây khói tỏa mờ
            Có bóng tình quân muôn dặm ruổi
            Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ...

            - Xa nhìn trong cõi trời mây
            Chị ơi em thấy một cây liễu buồn.

            - Bên rừng em hãy lặng nhìn xem
            Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
            Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi

            Trên mình ngựa hí, lạc vang reo.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Aylan


Aylan ơi!
Cả thế giới lặng câm,
Bao nước mắt tuôn không ngừng,
Cháu nằm như ngủ, trên bờ biển xanh
Chẳng có mẹ và anh cùng cha bên cạnh...

Tôi đi học

Thanh Tịnh
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Trương Chi

HG: Mỗi một từ "Trương Chi"  CCK đặt dưới bài đăng trước. Thế thì bảo làm sao HG không "lên trang" bài này cho đặng...



Truyền thuyết về chàng Trương Chi


Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Vài tâm sự của nhạc sĩ Văn Cao về Tiến quân ca

Nghiêm Bằng (1)

      Không biết bao nhiêu lần, khi đất nước trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, nhất là mỗi khi bài Tiến quân ca vang lên, tôi thoáng nhìn gương mặt cha tôi – nhạc sĩ Văn Cao, niềm vui bỗng hiện lên trong ánh mắt ông. Và trong giây lát, ánh mắt ông lại lặng buồn… 
    Rồi không chỉ một lần, sau những phút tĩnh lặng với những năm tháng đang trở lại, thấy tôi ở bên, khi đã dần vơi ly rượu nhỏ, giọng ông như nghẹn lại. 
    Ông khẽ khàng tâm sự với tôi là ông không khỏi không nghĩ đến người bạn, người anh và cũng là người lãnh đạo đầu tiên, trực tiếp giác ngộ ông vào Việt Minh hồi năm 1944 tại Hà Nội. Người đó, đã không giao bất kỳ khẩu súng nào cho ông hoạt động, lại chính thức giao nhiệm vụ cho ông sáng tác ngay một bài hát để hát trong ngày ra đời sắp tới của một đội quân vũ trang khóa quân chính kháng Nhật trên chiến khu Trần Hưng Đạo tại Việt Bắc.