Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Chữ NHẪN


NHẪN  (*)
                                                                                              
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung?

Sau khi lên cầm quyền, triều đình nhà Nguyễn đã rất tích cực trong việc thủ tiêu các di tích và sách sử về nhà Tây Sơn – kẻ thù không đội trời chung của họ. Chỉ đến thời vua Tự Đức, Đại Nam liệt truyện – một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn mới có những ghi chép về các vị vua Tây Sơn trong một thiên có nhan đề “Ngụy Tây liệt truyện” (có nghĩa là Truyện về sự tiêu vong của ngụy quyền Tây Sơn).
Bộ Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (sơ tập),
Trang 43 trong Quyển XXX: “Ngụy Tây”
Vừa là “ngụy” vừa là anh hùng.
Điều đáng chú ý là dù bị coi là “ngụy”, nhưng hình ảnh của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên trong Ngụy Tây liệt truyện như một con người phi thường, với khí phách và tài năng của một vị anh hùng lịch sử. 
Theo mô tả của Ngụy Tây liệt truyện, ngay từ ngoại hình, Nguyễn Huệ đã một con người phi phàm với “tiếng nói như tiếng chuông to, mắt lập lòe như tia lửa”. Ông là người “đánh giặc rất giỏi, người người đều sợ”. 
Bằng những lời lẽ không giấu giếm sự nể phục, tác phẩm cho biết: “Nguyễn Huệ đã bốn lần đánh phá Gia Định, lâm trận đi đầu các binh sĩ, hiệu lệnh rất nghiêm minh, quân sĩ đều kính phục”.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Hoàng Tử Bé

                                                                                                       Saint-Exupéry 
                                                                                                             (Trích)

I

     Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó. 

     Người ta nói trong sách: "Con trăn nuốt chửng cả con mồi mà không nhai. Sau đó nó không thể nhúc nhích được nữa và nó nằm ngủ sáu tháng liền trong khi chờ tiêu hoá."

     Từ đó tôi hay nghĩ đến các cuộc phiêu lưu trong rừng rậm, và đến lượt tôi, với một cây bút chì màu, tôi đã vẽ được bức phác thảo đầu tiên. Bức phác thảo đầu tiên của tôi. Nó như thế này:

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Dạ khúc cuối trước khi xa xứ

HG: Không chỉ nghe lại bản nhạc ưa thích, mà như tìm trong hồi ức cả trời kỷ niệm...



       Vào thế kỉ 18, nocturne (dạ khúc) là một thể loại soạn cho dàn nhạc thính phòng gồm nhiều chương gần giống với serenade thế kỉ 18, thường được chơi tại các bữa tiệc đêm. Các nocturne, mà tên tiếng Ý là notturno, chủ yếu lấy cảm hứng từ đêm hoặc gợi lên không khí của đêm.  

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Bên đời ta còn có ai đó lạc loài...


                                                                                           Tản văn
Phạm Lữ Ân
     Một người bạn lâu ngày đến nhà tôi, thấy để trong phòng đọc sách một bức tượng nhỏ có ba con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, cứ trầm ngâm nhìn mãi.


     Trước khi ra về, như không kìm lòng được, anh chỉ bức tượng và nói bâng quơ: “Sống vậy cũng hay nhỉ, không cần thấy những điều chướng mắt, không cần nghe những điều chướng tai, chẳng cần ý kiến ý cò chi cho mệt. Mình sống yên phận mình thôi!”...

     Tôi mỉm cười, với tay lấy bức tượng xuống cho anh xem và giải thích rằng đó là quà tặng của một người bạn Nhật, trong dịp ông ghé nhà tôi và nghỉ lại vài hôm.
    Tự tay đặt món quà lên kệ sách, ông kể rằng người Nhật có câu châm ngôn “Mi-zaru, kika-zaru, iwa-zaru” nghĩa là “không thấy, không nghe, không nói”. Vì từ “zaru” gần âm với “saru” nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý này.