Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Ba con cáo

                                 Truyện ngắn                                     
Bình Nguyên Lộc 

Bình Nguyên Lộc (1914- 1987)

   Mặc dầu là tay “bán trời không mời thiên lôi”, Sáu Sửu vẫn nghe rờn rợn khi nhìn ra ngoài. Thánh giá trắng đứng mơ hồ trong ánh sáng lờ mờ của nghĩa địa, sắp thành hàng ngũ đông đúc, nhánh ngang của thánh giá trông mường tượng như những cánh tay người giăng ra để đón bắt ai. Xa xa, một trụ vôi có dáng một người đàn bà đội khăn tang trắng, đứng nhìn đám mồ trước mặt bà ta. Gió đêm, cùng với dế, trùng, họp nhau mà than vãn bên hàng nghìn mồ hoang mả lạnh, và thỉnh thoảng, anh Sáu vẳng nghe như có tiếng người rên rỉ đâu đây.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Sự đãng trí của các nhà toán học

HG: "...giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.". Ôi số phận...!

Toán học thật lý thú, ẩn chứa trong nó biết bao bí ẩn, những con người làm nên toán học cũng không kém phần diệu kì.

1. Newton (Niu-tơn)
Có người hỏi Niu-tơn:
- Thưa ông, muốn hình thành một phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm không?
- Không! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Đen hay trắng


Đen hay trắng      Khi học cấp I, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế tôi không nhớ chúng tôi đã cãi nhau vì cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mãi.
   Khi cãi nhau, tôi khăng khăng cho rằng tao đúng, mày sai , và bạn tôi cũng nhất quyết mày sai, tao đúng!
   Cô giáo tôi bắt gặp, bảo cả hai chúng tôi lên phòng giáo viên. Cô bảo mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, trên bàn có một quả bóng nhựa rất lớn. Quả bóng màu đen xì. Thế mà khi cô giáo hỏi: “Em thấy quả bóng màu gì?” thì cậu bạn tôi đáp: “Thưa cô, màu trắng” .

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Vài suy nghĩ về sứ mệnh nhà trường phổ thông

Nguyễn Thị Kim Quý

      Có một câu hỏi thú vị thế này về chương trình học phổ thông: Tại sao trẻ em miền núi lại phải học tiếng Anh, phải học toán, lý, hóa, văn, sử, địa hay ngôn ngữ – những môn học được coi là phức tạp, thay vì học những kiến thức thực tiễn cần thiết để áp dụng phát triển nông lâm nghiệp nơi các em sống để xóa đói giảm nghèo?
     Câu hỏi này không chỉ áp dụng riêng với học sinh miền núi, nông thôn hay hải đảo xa xôi. Ngay cả những giáo sư như Văn Như Cương hay Nguyễn Lân Dũng ở Hà Nội cũng cho rằng nên cắt bỏ nhiều kiến thức "hàn lâm" như tích phân, đạo hàm mà sau khi học xong người học "quên luôn" hay chẳng dùng tới trong cuộc sống hàng ngày. 

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Dư vị từ những tình bạn nhạt nhòa

                                                                                Tản văn
“Đôi khi, bạn phải quen biết một người thật sâu sắc mới có thể nhận ra đó là một người hoàn toàn xa lạ".
Phạm Lữ Ân
     Tôi có một người bạn rất thân khi học cấp hai. Rồi không hiểu vì sao, do đâu và từ bao giờ, chúng tôi không gặp mặt nhau nữa, không trò chuyện với nhau. Chúng tôi mất hút nhau trong cuộc đời.

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014