Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

 Hoavouu  (sưu tầm)

      Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.
      Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ… Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Mùa thu- Vivaldi

HG: Đến lúc "buồn tàn thu" rồi mình mới nhớ ra... Tự trách rồi lại tự biện bạch rằng tại bây giờ tiết trời Hà Nội mới gọi là hợp  với mùa thu Âu châu(!) ^.^
Bài này đăng theo dự kiến tiếp nối mạch bài cũ ở đây (phần Mùa hạ- trích Tổ khúc bốn mùa của Vivaldi.)


Nghe chương cuối của Concerto Mùa Thu :


 

Concerto Mùa thu của Vivaldi

   Ngọc Anh (trích)
 (...) 
     Cũng giống như 3 concerto khác của Bốn Mùa, trong Concerto Mùa Thu viết ở giọng Fa trưởng, Vivaldi đã sử dụng các kỹ thuật bậc thầy của violon và các hiệu quả sống động từ dàn nhạc để tạo ra hình tượng âm nhạc, minh họa những gì bài sonnet đi kèm miêu tả.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Buồn tàn thu


HG: Còn phải hỏi tác giả là ai...



Ai lướt đi ngoài sương gió,
Không dừng chân đến em bẽ bàng...

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Hoa cỏ mùa thu


HG: Hồi mới tổng hợp bài ảnh này,  một chị đồng nghiệp của mình xem xong bảo: "Xem thấy dịu cả lòng em ạ! Cuộc sống thường nhật đúng là làm mình quên mất...". Lúc đó cảm thấy vui vui, vì đã mang lại cảm xúc tích cực cho chị, dù có lẽ cũng chỉ thoảng qua thôi... 
Hôm biên tập lại, cũng thấy hào hứng thế... Vậy mà bây giờ xem lại trước khi post lên, cứ thấy buồn bã thế nào...



HOA CẢI



"Gió đưa cây cải về trời
  Rau răm ở lại chịu lời đắng cay"
                                                       (Ca dao)

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

“Sự ra đi ấy cũng là một mùa gieo hạt”!

                                                                                                  Tuấn Ngọc thực hiện

        Nhà thơ Trần Việt Phương từng là một thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Trước đó, ông từng làm thư ký cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong quá trình ấy, ông có nhiều cơ hội gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức lớn của dân tộc.
       Ông nhớ lại khoảng thời gian những năm 1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có ý tưởng thành lập Viện hàn lâm khoa học Việt Nam. Ở các nước phương Tây, Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học phải là người có trình độ và đóng góp như tiến sĩ với 20 lĩnh vực khác nhau: 10 ngành khoa học tự nhiên và 10 ngành khoa học xã hội, họ thường được gọi là trung gia chứ không phải chuyên gia.
      Những người tài năng như thế thường được phát hiện và bồi dưỡng từ năm đầu tiên của trung học cơ sở. Thế nhưng khi Đại tướng có ý tưởng thành lập Viện tại Việt Nam, các trí thức lúc bấy giờ đều nhất loạt đồng ý việc Đại tướng sẽ là viện trưởng của họ. Nhà thơ Việt Phương nói rằng, cái tôi của người trí thức rất lớn, họ không chịu phục tài những ai kém mình hoặc chỉ ngang bằng với mình. Thế nhưng, Đại tướng lại làm được điều đó bởi lẽ ở ông, tự thân đã có thứ ánh sáng của trí tuệ được trải nghiệm, được hun đúc từ một cuộc đời không ngừng học tập, chứ không phải từ bất cứ học hàm, học vị nào đó.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt đại tướng Võ Nguyên Giáp!

                                                                                                          Nguyễn Quang Lập


Cụ Võ và cụ Hồ tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
NQL: Mình được bạn bè và người nhà cụ Võ báo tin: cụ đã về trời lúc 18h9 phút ngày 04/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm. Tiếc thương cụ vô hạn, mình không biết làm gì hơn, xin đăng lại bài viết của mình năm cụ tròn 100 tuổi, tưởng là cụ đi lúc đó, cầu cho cụ được bình an nơi cõi Phật.

 Kỉ niệm nhỏ về Võ Đại tướng
       Dân Quảng Bình ở Hà Nội hầu hết đã gặp cụ Võ, dân làm báo viết văn Quảng Bình hầu hết đã đến nhà cụ chơi, thế mà mình thì không.
      Bữa trước ngồi nhậu với Trần Quang Đạo, Bảo Ninh, Nguyễn Hữu Quí, chúng nó hẹn đến chơi nhà cụ, mình không đi.

Chuyện tình Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

                                                                                                      Nguyễn Trọng Tạo
HG: "Món" này là mới tinh so với những gì mình đã biết nha! :)
Phải nói, khi đọc thấy tin mới có xuất bản cuốn sách "Nguyễn Du trên đường gió bụi " của tác giả Hoàng Khôi, trong đó có kể về mối tình quãng ba năm thời trẻ của hai nhà thơ lớn, cũng là mối tình đầu của nữ sĩ... Mình mắt tròn mắt dẹt, nghĩ bụng: Trời ơi, phạm thượng phạm thượng... Dám bịa đến thế kia ư?!... Thế rồi khi vội search thử thì quả... "Ối chao ôi trên trời lắm sao, dưới ao lắm cá, thiên hạ lắm người..." ^.^ !!! Người ta biết chuyện này từ đời nào, mình  chậm cập nhật thông tin quá mất thôi!

      Tôi đọc thơ Hồ Xuân Hương, và giật mình khi gặp bài thơ nôm “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” – đầu đề bằng chữ Hán, có nghĩa là: “Nhớ bạn cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu; và dưới đầu đề còn mở ngoặc (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền Nhân). Sở dĩ tôi giật mình bởi vì Nguyễn Hầu ở đây không ai khác, mà chính là Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Hóa ra Nguyễn Du lại là “bạn cũ” của nữ sĩ họ Hồ. Bài thơ thật tình tứ, và khẳng định rằng “Chữ tình chốc đã ba năm vẹn”. Hẳn là hai nhà thơ lớn này đã từng dan díu với nhau không phải là ngắn, phải đến 3 năm cơ đấy. Bài thơ như sau: 

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Bức tranh "Bữa tiệc ly"


 HG: Mình tìm thấy từ lâu câu chuyện này. Giờ tìm đọc lại vẫn hay như mới... Nhất là trong lúc mình cần một lời động viên, theo một cách bình dị, rằng: "Mọi thứ đôi khi khác biệt chỉ ở một câu nói không hay một cái gật đầu."

       

Bích họa "Bữa tiệc ly" (1498)-Leonardo da Vinci. Di sản văn hóa thế giới (UNESCO công nhận)


 
Leonardo da Vinci vẽ bức tranh "Bữa tiệc ly" (hay " Bữa ăn tối cuối cùng") mất bảy năm liền (1). Đó là bức bích họa trong Nhà thờ lớn ở Milan mô tả một sự kiện tôn giáo trong Kinh Thánh: Judas Iscariot- một môn đệ của Chúa Jésu- đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã, bán đứng thầy của mình chỉ với 30 đồng bạc. Bức tranh ghi lại một khoảnh khắc của Chúa Jésu và 12 vị tông đồ trong bữa ăn chiều cuối cùng trước khi Ngài bị môn đồ Judas phản bội, vào lúc Ngài đang nói với các môn đệ: "Quả thật thầy bảo cho các con biết, một người trong các con sẽ phản thầy...